Lạm phát được đánh giá là một căn bệnh nguy hiểm của nền kinh tế của các quốc gia. Chính bởi vì thế mà kiểm soát lạm phát, duy trì mức tăng thấp dần là một trong những mục tiêu quan trọng trong nhiệm vụ duy trì và phát triển kinh tế. Vậy lạm phát toàn phần là gì? Lạm phát toàn phần và Lạm phát cơ bản?
Mục lục bài viết
1. Lạm phát toàn phần là gì?
Khái niệm lạm phát toàn phần:
Lạm phát toàn phần được hiểu là giá trị lạm phát thô được báo cáo thông qua chỉ số giá tiêu dùng và được Cục Thống kê công bố hàng tháng.
Chỉ số giá tiêu dùng tính toán chi phí để nhằm mục đích mua một giỏ hàng hóa cố định là một công cụ xác định mức độ lạm phát đang xảy ra trong nền kinh tế. CPI sử dụng năm cơ sở và chiết khấu giá năm hiện tại về giá trị năm cơ sở.
Lạm phát toàn phần trong tiếng Anh là gì?
Lạm phát toàn phần hay còn gọi là lạm phát chung trong tiếng Anh là Headline Inflation.
2. Đặc điểm lạm phát toàn phần:
Lạm phát toàn phần bao gồm tất cả các khía cạnh lạm phát của một nền kinh tế và không được điều chỉnh để loại bỏ các số liệu có độ biến động cao.
Giá trị lạm phát toàn phần bao gồm cả những khía cạnh kinh tế biến đổi bất kể điều kiện kinh tế như thế nào. Lạm phát toàn phần thường liên quan trực tiếp đến các thay đổi trong chi phí sinh hoạt, cung cấp nhiều thông tin cho người tiêu dùng trong thị trường.
Lạm phát toàn phần không được điều chỉnh theo tính mùa vụ hay các yếu tố thường biến động trong giá cả lương thực và năng lượng, những yếu tố này đều được loại bỏ trong lạm phát cơ bản hay chỉ số giá tiêu dùng cơ bản.
Lạm phát toàn phần sẽ dựa trên cơ sở theo năm, hay có nghĩa là nếu tỉ lệ lạm phát hàng tháng 4% lặp lại trong 12 tháng thì lạm phát trong năm là 4%. Việc các chủ thể thực hiện việc so sánh lạm phát toàn phần thường được thực hiện trên cơ sở hàng năm.
3. Tác động tiêu cực của gia tăng lạm phát:
Lạm phát hiện nay chính là mối đe dọa đối với các chủ thể là những nhà đầu tư dài hạn vì lạm phát đã làm xói mòn giá trị của đồng tiền trong tương lai và kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế và có thể làm tăng lãi suất hiện hành.
Hiện nay lạm phát toàn phần nhận được nhiều sự quan tâm nhất trên các phương tiện truyền thông, lạm phát cơ bản thường được coi là thước đo có giá trị hơn.
Giá trị lạm phát toàn phần và lạm phát cơ bản cũng được theo dõi bởi các nhà đầu tư và cũng được sử dụng bởi các nhà kinh tế và ngân hàng trung ương để đưa ra các dự báo tăng trưởng kinh tế và chính sách tiền tệ.
4. Lạm phát toàn phần và lạm phát cơ bản:
Lạm phát cơ bản loại bỏ các thành phần chỉ số giá tiêu dùng có biến động lớn theo tháng do chúng có thể gây ra sự biến dạng không mong muốn như trong kết quả của lạm phát toàn phần.
Các yếu tố thông thường bị loại bỏ nhất là những yếu tố liên quan đến chi phí lương thực – thực phẩm và năng lượng.
– Giá lương thực có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác ngoài các yếu tố kinh tế như những thay đổi trong môi trường gây ra các vấn đề về sự tăng trưởng của các cây trồng.
– Các chi phí năng lượng như trong sản xuất dầu, có thể bị ảnh hưởng bởi các lực lượng bên ngoài lực lượng cung và cầu truyền thống chẳng hạn như các bất đồng về quan điểm chính trị.
5. Tìm hiểu về lạm phát:
Định nghĩa lạm phát:
Lạm phát trong tiếng Anh là Inflation.
Lạm phát đơn giản là sự tăng lên liên tục của mức giá chung.
Điều này xảy ra cũng không nhất thiết có nghĩa giá của mọi hàng hóa và dịch vụ đồng thời phải tăng lên theo cùng một tỉ lệ, mà cũng chỉ cần mức giá trung bình tăng. Lạm phát vẫn có thể xảy ra khi giá cả của một số hàng hóa giảm, nhưng giá cả của các hàng hóa và dịch vụ khác tăng đủ mạnh để đảm bảo cho mức giá chung tăng.
Phân loại lạm phát:
– Dựa vào quy mô của lạm phát, lạm phát bao gồm các loại sau đây:
+ Lạm phát vừa phải: là lạm phát khi tỉ lệ lạm phát dưới 10% một năm.
+ Lạm phát phi mã: là loại lạm phát hai và ba con số trong một năm.
+ Siêu lạm phát: là loại lạm phát ba, bốn con số, nghĩa là tỉ lệ lạm phát hàng trăm, hàng ngàn, hàng triệu… phần trăm một năm.
– Căn cứ vào quy mô lạm phát và độ dài thời gian, lạm phát được chia thành các loại sau đây:
+ Lạm phát kinh niên: thường kéo dài trên ba năm với tỉ lệ lạm phát nhỏ hơn 50% một năm.
+ Lạm phát nghiêm trọng: thường kéo dài trên ba năm với tỉ lệ lạm phát trên 50% một năm.
+ Siêu lạm phát là lạm phát kéo dài trên một năm với tỉ lệ lạm phát trên 200% một năm.
Nguyên nhân dẫn đến lạm phát:
Nguyên nhân dẫn đến lạm phát bởi một số nguyên nhân chính cụ thể sau đây:
– Lạm phát do cầu kéo:
Lạm phát do cầu kéo được hiểu là khi nhu cầu của thị trường về một mặt hàng cụ thể nào đó tăng lên, sẽ kéo theo giá cả cũng tăng. Bên cạnh đó sẽ dẫn đến giá cả của hàng loạt hành hóa khác cũng tăng theo. Do đó giá trị của đồng tiền cũng bị mất giá, do đó, người tiêu dùng phải chi nhiều tiền hơn để mua một hàng hóa hoặc sử dụng một dịch vụ.
– Lạm phát do chi phí đẩy:
Lạm phát do chi phí đẩy đã được liệt kê là giá cả nguyên liệu mua vào, thuế, tiền lương công nhân, chi phí bảo hiểm, tiền máy móc,… của một doanh nghiệp. Một khi những chi phí này tăng lên sẽ buộc doanh nghiệp phải tăng giá sản phẩm để đảm bảo thu được lợi nhuận. Điều này dẫn đến tình trạng mức giá chung của toàn thể kinh tế tăng theo.
– Lạm phát do cơ cấu.
– Lạm phát do cầu thay đổi:
Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng nào đó, nhưng do là mặt hàng được cung cấp độc quyền nên bên cung ứng vẫn không thể giảm giá. Trong khi đó lượng cầu về một mặt hàng khác tăng lên và đồng thời giá cũng tăng.
– Lạm phát do xuất khẩu:
Lạm phát do xuất khẩu được hiểu là hiện tượng lạm phát do tổng cung và tổng cầu mất cân bằng. Tổng cầu từ trong nước lẫn nước ngoài khiến tổng cung không đủ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Khi đó, giá cả của các sản phẩm thiếu hụt sẽ tăng lên.
– Lạm phát do nhập khẩu:
Khi hàng hóa nhập khẩu tăng do thuế hoặc do giá cả khiến giá bán ra trong nước cũng tăng theo. Nếu mức giá chung bị giá cả của hàng hóa nhập khẩu đội lên sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát.
– Lạm phát do tiền tệ:
Lạm phát do tiền tệ chính là nguyên nhân từ các ngân hàng khiến lượng tiền trong nước tăng, phát sinh lạm phát. Khi ngân hàng tiến hành mua ngoại tệ vào để giữ đồng tiền trong nước không mất giá. Hoặc, có thể do ngân hàng mua trái theo yêu cầu nhà nước, khiến cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên nhiều.
Tác động của lạm phát với nền kinh tế:
Lạm phát là một căn bệnh của bất kỳ nên kinh tế nào, lạm phát xuất hiện vừa thúc đẩy, vừa kìm hãm sự phát triển kinh tế thông qua các tác động của mình.
– Tác động tiêu cực của lạm phát:
+ Lạm phát tác động trực tiếp lên lãi suất:
Việc tác động trực tiếp lên lãi suất sẽ dân đến việc ảnh hưởng đến các yếu tố khác của nền kinh tế. Nhằm duy trì hoạt động ổn định, ngân hàng cần ổn định lãi suất thực. Trong khi đó, lãi suất thực bằng hiệu của lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát. Do đó khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, nếu muốn cho lãi suất thật ổn định và thực dương thì lãi suất danh nghĩa phải tăng lên theo tỷ lệ lạm phát. Việc tăng lãi suất danh nghĩa sẽ dẫn đến hậu quả mà nền kinh tế phải gánh chịu là suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng.
+ Lạm phát ảnh hưởng đến thu nhập thực tế:
Khi lạm phát tăng lên mà thu nhập danh nghĩa không thay đổi thì nó sẽ làm cho thu nhập thực tế của các chủ thể là người lao động giảm xuống. Lạm phát làm giảm thu nhập thực từ các khoản lãi, các khoản lợi tức. Từ đó, thu nhập ròng (thực) của người cho vay bằng thu nhập danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát bị giảm xuống sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế xã hội.
+ Lạm phát làm cho phân phối thu nhập không bình đẳng:
Khi lạm phát tăng lên, giá trị của đồng tiền giảm xuống, người đi vay sẽ có lợi trong việc vay vốn. Từ đó làm tăng thêm nhu cầu tiền vay trong nền kinh tế, đẩy lãi suất lên cao.
Bên cạnh đó, lạm phát tăng cao cũng dễ dẫn đến tình trạng đầu cơ làm mất cân đối quan hệ cung – cầu hàng hoá trên thị trường. Tình trạng lạm phát như vậy sẽ có thể gây ra những rối loạn trong nền kinh tế và tạo ra khoảng cách lớn về thu nhập, về mức sống giữa người giàu và người nghèo.
+ Lạm phát ảnh hưởng đến các khoản nợ quốc gia:
Lạm phát đã làm tỷ giá giá tăng và đồng tiền trong nước trở nên mất giá nhanh hơn so với đồng tiền nước ngoài tính trên các khoản nợ. Điều đó dẫn đến tình trạng các khoản nợ quốc gia trở nên trầm trọng hơn.
– Tác động tích cực của lạm phát:
Trên thực tế, lạm phát cũng có một số tác động tích cực nhất định. Khi tốc độ lạm phát vừa phải đó là từ 2-5% ở các nước phát triển và dưới 10% ở các nước đang phát triển sẽ mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế cụ thể như sau:
+ Lạm phát đã kích thích tiêu dùng, vay nợ, đầu tư giảm bớt thất nghiệp trong xã hội.
+ Lạm phát đã cho phép chính phủ có thêm khả năng lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư vào những lĩnh vực kém ưu tiên thông qua mở rộng tín dụng, giúp phân phối lại thu nhập và các nguồn lực trong xã hội theo các định hướng mục tiêu và trong khoảng thời gian nhất định có chọn lọc.