Vùng kinh tế được hiểu cơ bản là những bộ phận kinh tế, lãnh thổ đặc thù của nền kinh tế quốc dân, các vùng kinh tế sẽ có chuyên môn hoá sản xuất kết hợp chặt chẽ với phát triển tổng hợp. Vùng kinh tế tổng hợp?
Thuật ngữ vùng kinh tế khá quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Việc quy định cũng như phân cùng kinh tế có ý nghĩa to lớn góp phần để phát triển và có vai trò quyết định đến nền kinh tế mỗi quốc gia. Có nhiều cách để phân vùng kinh tế và cũng có nhiều thuật ngữ được sử dụng xoay quanh vấn đề này. Một trong số đó chúng ta sẽ cần phải kể đến vùng kinh tế tổng hợp.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về vùng kinh tế:
Khái niệm vùng kinh tế:
Vùng kinh tế được hiểu cơ bản là những bộ phận kinh tế, lãnh thổ đặc thù của nền kinh tế quốc dân, các vùng kinh tế sẽ có chuyên môn hoá sản xuất kết hợp chặt chẽ với phát triển tổng hợp.
Khi chúng ta căn cứ vào các tiêu chí kinh tế để nhằm mục đích thực hiện phân chia thì lãnh thổ của một quốc gia được chia thành các vùng kinh tế nhằm thực hiện các chức năng quản lí kinh tế về mặt Nhà nước.
Cũng bởi vì nguyên nhân đó, vùng kinh tế chính là một thực thể khách quan gắn liền với sự phân công lao động theo lãnh thổ. Đó là kết quả tất yếu của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ. Phân công lao động theo lãnh thổ cũng vừa là cơ sở, vừa là động lực của sự hình thành vùng kinh tế.
Phân công lao động theo lãnh thổ sẽ được biểu hiện bằng sự tập trung các loại sản xuất riêng biệt trên một lãnh thổ nhất định, bằng sự chuyên môn hoá sản xuất của dân cư dựa vào những điều kiện và đặc điểm phát triển sản xuất đặc thù, đó là một vùng kinh tế.
Các vùng kinh tế thông qua các mối liên hệ kinh tế, liên kết với nhau trong 1 hệ thống phân công lao động theo lãnh thổ thống nhất. Sự phân công lao động xã hội theo lãnh thổ là yếu tố tạo vùng cơ bản nhất. Phân công lao động theo lãnh thổ lại là một bộ phận của phân công ao động xã hội.
Trình độ của phân công lao động xã hội sẽ cần phải phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Nếu lực lượng sản xuất càng phát triển thì quá trình phân công lao động diễn ra càng sâu sắc, hướng chuyên môn hoá của vùng cũng sẽ càng thể hiện rõ rệt.
Vùng kinh tế trong tiếng Anh là gì?
Vùng kinh tế trong tiếng Anh tạm dịch là: Economic region.
Đặc trưng cơ bản của vùng kinh tế bao gồm:
– Tính hệ thống: các vùng kinh tế của một nước, một vùng sẽ luôn có mối liên hệ bên trong mỗi vùng (liên hệ nội vùng), bên cạnh đó cũng có những mối liên hệ giữa các vùng khác (liên hệ liên vùng). Khi chúng ta tìm hiểu về một vùng kinh tế không nên tách vùng đó ra khỏi hệ thống vùng của cả nước.
– Tính cấp bậc: mỗi vùng kinh tế của một nước, một vùng sẽ đều có quy mô lãnh thổ, dân số, lực lượng sản xuất nhất định và chính bởi vì thế nó có vai trò, vị trí nhất định trong nền kinh tế, trong hệ thống vùng của cả nước, không nên nhằm lẫn hoặc đồng nhất các cấp loại vùng kinh tế.
– Tính đặc thù: mỗi vùng kinh tế đều có ít nhất một ngành chuyên môn hóa nhất định với khối lượng sản phẩm nhiều, giá thành rẻ, vừa đáp ứng thị trường trong vùng vừa bán ra thị trường ngoài vùng, kể cả xuất khẩu.
– Tính tổng hợp: mỗi vùng kinh tế ngoài ngành chuyên môn hóa thì các vùng kinh tế này sẽ đều có các ngành sản xuất, dịch vụ khác ít nhiều có kiên quan đến các ngành chuyên môn hóa tạo thành một tổng thể nền kinh tế lãnh thổ, hình thành cơ cấu vùng kinh tế.
– Tính tổ chức: giữa các ngành kinh tế, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong một vùng mặc dù sản xuất theo cơ chế thị trường, cũng không hoàn toàn tự phát, tùy tiện mà luôn có sự kết hợp chặc chẽ với nhau ở những mức độ nhất định để hợp tác và phát triển cùng có lợi.
Tổ chức lãnh thổ của vùng khi càng hoàn thiện thì nền kinh tế của một nước, một vùng sẽ càng ổn định và bền vững với hiệu quả cao về kinh tế – xã hội, môi trường chung và lợi ích riêng của các doanh nghiệp.
Phân vùng theo trình độ phát triển:
Ngoài cách phân chia lãnh thổ quốc gia thành các vùng theo các nhân tố cấu thành, người ta còn phân chia lãnh thổ quốc gia thành các vùng theo trình độ phát triển. Phân vùng theo trình độ phát triển đuợc hiểu là kiểu phân loại đang thịnh hành trên thế giới, việc phân chia này đã phục vụ cho việc quản lý, điều khiển các quá trình phát triển theo lãnh thổ quốc gia. Theo cách này có các loại phân vùng chủ yếu sau:
– Vùng phát triển: Thông thường đây là những lãnh thổ hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi cho sự phát triển, đã trải qua một thời kỳ lịch sử phát triển, đã tập trung dân cư và các năng lực sản xuất, chúng có vai trò quyết định đối với nền kinh tế – xã hội của đất nước.
– Vùng chậm phát triển: Thông thường đây là những lãnh thổ xa các đô thị, thiếu nhiều điều kiện phát triển (nhất là về mạng lưới giao thông, mạng lưới cung cấp điện); kinh tế chưa phát triển; dân trí thấp, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Đối với những vùng loại này, người ta còn sử dụng khái niệm vùng cần hỗ trợ.
– Vùng trì trệ, suy thoái: Ở các nước công nghiệp phát triển, thường gặp vùng loại này. Đây là hậu quả của quá trình khai thác tài nguyên lâu dài mà không có biện pháp bảo vệ môi trường khiến cho tài nguyên bị cạn kiệt, những ngành kinh tế và vùng lãnh thổ gắn với tài nguyên đó lâm vào tình trạng trì trệ, suy thoái.
2. Vùng kinh tế tổng hợp:
Định nghĩa vùng kinh tế tổng hợp:
Vùng kinh tế tổng hợp được hiểu là một vùng kinh tế đa ngành phát triển một cách nhịp nhàng và cân đối. Vùng kinh tế tổng hợp cũng chính là một phần tử cơ cấu của nền kinh tế quốc gia.
Tìm hiểu về vùng kinh tế tổng hợp:
– Sự chuyên môn hoá của vùng kinh tế tổng hợp được quy định cụ thể bởi các vùng kinh tế ngành tồn tại trong vùng kinh tế ngành tổng hợp mà sự chuyên môn hoá của chúng sẽ có ý nghĩa đối với các ngành kinh tế tổng hợp khác.
Lực lượng sản xuất khi đang càng phát triển, phân công lao động xã hội càng tỉ mỉ và phân công lao động theo lãnh thổ trong ngành ngày càng sâu sắc sẽ góp phần quan trọng làm cho cơ cấu kinh tế của các vùng kinh tế tổng hợp càng thêm phức tạp.
– Trong hoàn cảnh đó thì sự chuyên môn hoá của các vùng kinh tế tổng hợp trở thành sự chuyên môn hoá của nhiều ngành kinh tế trong vùng.
Số ngành chuyên môn hoá của các vùng kinh tế tổng hợp một khi tăng lên thì cũng không có nghĩa là trình độ chuyên môn hoá của các vùng kinh tế tổng hợp bị giảm xuống, bởi vì sự chuyên môn hoá của vùng sẽ phản ánh mối quan hệ của vùng với nền kinh tế của cả nước hoặc với nhiều vùng kinh tế tổng hợp khác.
Các bộ phận hợp thành vùng kinh tế tổng hợp:
Vùng kinh tế tổng hợp bao gồm các vùng sau đây: Vùng kinh tế cơ bản và vùng kinh tế hành chính. Cụ thể như sau:
– Thứ nhất: Vùng kinh tế cơ bản:
+ Vùng kinh tế cơ bản được hiểu là vùng có diện tích rộng hơn, ngành sản xuất chuyên môn hoá nhiều hơn và sự phát triển tổng hợp của vùng cũng phức tạp hơn so với vùng kinh tế hành chính.
+ Vùng kinh tế cơ bản chỉ có ý nghĩa về chức năng kinh tế. Chính bởi vì thế nên tác dụng chủ yếu của vùng kinh tế cơ bản đó chính là vùng kinh tế cơ bản đã giúp cho việc nghiên cứu lập các chương trình, kế hoạch dài hạn về phát triển kinh tế xã hội ở tầm vĩ mô được chính xác, giúp phân bố hợp lí sản xuất và khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong cả nước và giữa các vùng, định hướng chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ ở tầm vĩ mô.
– Thứ hai: Vùng kinh tế hành chính:
+ Vùng kinh tế hành chính được hiểu là vùng không những có chức năng kinh tế mà còn có chức năng hành chính.
+ Vùng kinh tế hành chính cũng chính là kết quả của sự thống nhất giữa quản lí kinh tế với quản lí hành chính. Vùng kinh tế hành chính là những vùng hành chính được xây dựng theo nguyên tắc kinh tế, ranh giới hành chính và kinh tế thống nhất.
+ Vùng kinh tế hành chính cũng có đầy đủ hai nội dung cơ bản của một vùng kinh tế tổng hợp là chuyên môn hoá sản xuất và phát triển kinh tế tổng hợp.
+ Bản thân vùng kinh tế hành chính cũng là một tổng thể kinh tế xã hội.
Mỗi vùng kinh tế hành chính cũng được hiểu cơ bản là một đơn vị kinh tế trong phân cấp quản lí có bộ máy, có ngân sách riêng và có thị trường địa phương. Cơ quan chính quyền của vùng kinh tế hành chính sẽ cần phải thi hành chức năng quản lí hành chính bên cạnh đó thì cơ quan này phải cùng thực hiện chức năng quản lí kinh tế.
Dân số cũng như diện tích của vùng kinh tế hành chính cũng sẽ phải tuỳ thuộc vào khả năng và trình độ quản lí kinh tế và hành chính, chứ nó không chỉ phụ thuộc vào yếu tố kinh tế.