Bảo trì sản xuất tổng hợp được hiểu là một trong các công cụ và các phương pháp được áp dụng trong quá trình sản xuất tinh gọn. Mục đích và vai trò của bảo trì?
Hoạt động bảo trì có ý nghĩa quan trọng và được sử dụng phổ biến trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Có nhiều thuật ngữ được sử dùng xoay quanh vấn đề này. Một trong số đó chúng ta sẽ cần phải kể đến bảo trì sản xuất tổng hợp. Chắn hẳn thuật ngữ này vẫn còn xa lạ đối với nhiều người.
Mục lục bài viết
1. Bảo trì sản xuất tổng hợp:
Khái niệm bảo trì sản xuất tổng hợp:
Bảo trì sản xuất tổng hợp được hiểu là một trong các công cụ và các phương pháp được áp dụng trong quá trình sản xuất tinh gọn. Sản xuất tinh gọn được hiểu là một phương pháp tập trung vào việc giảm thiểu chất thải trong các hệ thống sản xuất đồng thời tối đa hóa năng suất. Ta nhận thấy, sản xuất tinh gọn là một phương pháp sản xuất có hệ thống được sử dụng nhằm mục đích chính là để loại bỏ chất thải trong hệ thống sản xuất. Nó tính đến chất thải được tạo ra từ khối lượng công việc không đồng đều và quá tải và sau đó giảm chúng để tăng giá trị và giảm chi phí.
Như vậy, sản xuất tinh gọn là một hệ thống các công cụ và phương pháp quản lí sản xuất nhằm loại bỏ những lãng phí, những bất hợp lí trong quá trình sản xuất để giảm chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian sản xuất, tăng sản lượng cho doanh nghiệp. Nguyên tắc chủ đạo của sản xuất tinh gọn là gia tăng giá trị cho khách hàng thông qua việc liên tục loại bỏ lãng phí trong suốt quá trình cung cấp sản phẩm và dịch vụ.
Bảo trì sản xuất tổng hợp hiểu một cách đơn giản đó là phân công công việc bảo dưỡng cơ bản thiết bị bao gồm kiểm tra, vệ sinh, bôi trơn, cân chỉnh do công nhân là người vận hành thiết bị.
Việc phân công trách nhiệm rõ ràng để nhằm giúp các công nhân chủ động trong việc xác định, giám sát và khắc phục nguyên nhân gây ra sự cố của máy móc.
Bảo trì sản xuất tổng hợp trong tiếng Anh được gọi là gì?
Bảo trì sản xuất tổng hợp trong tiếng Anh được gọi là Total Productive Maintenance – TPM.
2. Mục đích và vai trò của bảo trì:
2.1. Tìm hiểu về bảo trì:
Ta hiểu về bảo trì như sau:
Bảo trì được hiểu là hoạt động chăm sóc kĩ thuật, điều chỉnh, sửa chữa hoặc thay thế một hoặc nhiều chi tiết hay cụm chi tiết máy nhằm duy trì hoặc khôi phục các thông số hoạt động, bảo đảm máy móc thiết bị hoạt động với năng suất, tốc độ, tải trọng đã xác định trước.
Khi đề cập đến bảo trì, nhiều doanh nghiệp cho rằng đối tượng bảo trì sẽ bao gồm máy móc thiết bị của nhà xưởng. Nhưng nếu hiểu một cách toàn diện thì hoạt động bảo trì sẽ phải được quan tâm ở tất cả các bộ phận liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.
Hiện nay, các đối tượng của bảo trì bao gồm nhà xưởng, mặt bằng sản xuất, máy móc thiết bị sản xuất, thang máy, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống máy phát điện, thậm chí cả căng tin và nhà vệ sinh công cộng.
2.2. Mục đích của bảo trì:
Mục đích của công tác bảo trì đó là:
– Hạn chế sự gián đoán trong quá trình sản xuất.
– Đảm bảo chất lượng của sản phẩm và dịch vụ, giảm tỷ lệ phế phẩm/sai hỏng.
– Nâng cao độ tin cậy của hệ thống sản xuất.
– Tạo thói quen về ý thức cho người lao động.
– Ngăn ngừa tai nạn lao động, rủi ro trong sản xuất.
– Duy trì và kéo dài chu kỳ sống của máy móc, thiết bị.
– Tránh máy móc có thể hư hỏng, các chi tiết bị hao mòn và nhà xưởng xuống cấp.
– Đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, giảm thời gian chờ đợi của khách hàng….
Trong giai đoạn trước đây bảo trì không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả sản xuất nên ít được quan tâm. Tuy nhiên, trong bảo trì hiện đại, không thể tập trung quá nhiều vào việc sửa chữa thiết bị khi chúng bị hư hỏng. Mỗi lần xảy ra ngừng máy thì sẽ cho thấy rõ ràng chiến lược bảo trì không hiệu quả. Quản lý bảo trì hiện đại được hiểu cơ bản là việc giữ cho thiết bị luôn hoạt động ổn định theo lịch trình mà bộ phận sản xuất đã lên kế hoạch. Thiết bị phải sẵn sàng hoạt động để tạo ra các sản phẩm đạt chất lượng. Các chủ thể là các nhà quản lý bảo trì và sản xuất phải xác định được chỉ số khả năng sẵn sàng để từ đó đề ra chỉ tiêu sản xuất hợp lý nhất.
2.3. Lợi ích của bảo trì:
Để nói chung lại về những lợi ích của bảo trì trong thực tiễn, chúng ta có thể tóm gọn lại lợi ích của bảo trì cho doanh nghiệp đó là:
– Hoạt động bảo trì giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp:
Nếu như các công ty chờ đợi một bảo trì khắc phục sau khi máy móc, tài sản gặp sự cố thì số tiền cần để bỏ ra cho công tác sửa chữa máy móc, tài sản luôn luôn là một khoản khá lớn và chưa chắc việc sửa chữa đã giúp cho máy móc, tài sản trở về trạng thái ban đầu của nó. Chưa kể đến những khoản chi phí thiệt hại khi tài sản gặp sự cố, ngưng hoạt động như: thời gian làm việc của nhân công, hiệu suất công việc, kế hoạch sản xuất, số tiền đền bù thiệt hại, tiền thuê đội ngũ sửa chữa bên ngoài….
Chính bởi vì lẽ đó, một công việc bảo trì đúng cách, đúng thời điểm có ý nghĩa quan trọng để giúp các doanh nghiệp giảm thiểu khoản chi phí khổng lồ từ đó có thể tối ưu được nguồn lực tổng thể. Những kế hoạch bảo trì, đặc biệt là bảo trì phòng ngừa có khả năng tiết kiệm ngân sách cho doanh nghiệp bởi vì các nỗ lực sẽ tập trung vào việc ngăn ngừa sự cố thiết bị thay vì ứng phó với các trường hợp khẩn cấp.
– Hoạt động bảo trì giúp cải thiện an toàn trong môi trường làm việc:
Khi các loại tài sản, thiết bị không được hoạt động trong một điều kiện tối ưu, chúng sẽ tạo ra khá nhiều mối nguy hiểm. Đặc biệt điều kiện làm việc không an toàn thậm chí là các tình huống khẩn khi công nhân bị tai nạn. Bảo trì phòng ngừa được sử dụng sẽ góp vai trò quan trọng cải thiện sự an toàn của máy móc, chính bởi vì thế mà sự an toàn của nhân viên nói riêng và môi trường làm việc nói chung sẽ hạn chế được tai nạn ngoài ý muốn.
– Hoạt động bảo trì giúp chăm sóc và điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp:
Bảo trì trong doanh nghiệp góp phần cực kỳ quan trọng trong việc chăm sóc và điều chỉnh những vấn đề kỹ thuật, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, góp phần đảm bảo các máy móc hoạt động tốt nhất, đạt tiêu chuẩn về kỹ thuật, chất lượng cũng như hiệu suất làm việc.
Có rất nhiều doanh nghiệp đã hiểu một cách hạn hẹp về ý nghĩa của sự bảo trì, khi mà cho rằng nhắc tới bảo trì thì chỉ mang ý nghĩa trong việc chăm sóc, bảo dưỡng, sửa chữa những thiết bị máy móc trong nhà máy, phân xưởng để chúng hoạt động tốt và nâng cao tuổi thọ hơn. Thế nhưng, công tác bảo trì trong thực tiễn còn mang nhiều ý nghĩa hơn thế, khi chúng chính là hoạt động có mặt trong tất cả các công việc kinh doanh và sản xuất hay ở bất kỳ khâu nào.
Đối tượng chính của hoạt động bảo trì là những nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh, thiết bị máy móc, hệ thống điều hoà thang máy,…
– Hoạt động bảo trì giúp tăng hiệu quả thiết bị:
Qua các kế hoạch bảo trì định kỳ, những hoạt động nhỏ cụ thể như kiểm tra, thay thế linh kiện, vệ sinh,…đều được thực hiện một cách đồng đều, có kế hoạch chủ động, từ đó cũng đã giúp những thiết bị vận hành hiệu quả hơn. Chính bởi vì thế, doanh nghiệp cũng sẽ nhận được lợi ích từ việc tiết kiệm năng lượng và nhiên liệu bởi vì thiết bị sẽ hoạt động với hiệu năng cao nhất.
– Hoạt động bảo trì giúp doanh nghiệp cải thiện độ tin cậy:
Một công việc bảo trì nếu được thực hiện một cách hiệu quả sẽ có ý nghĩa giúp doanh nghiệp trở thành đối tác kinh doanh đáng tin cậy hơn. Bởi vì thông thường khách hàng sẽ có xu hướng tin tưởng vào một đơn vị cung cấp sản phẩm, vật liệu hoặc dịch vụ đúng hạn mà không có sự chậm trễ ngoài ý muốn như máy móc hỏng, gặp sự cố trong khâu sản xuất,…
Một nhà hàng với điều hòa bị hỏng sẽ không bao giờ thu hút được khách hàng về mặt lâu dài. Bằng cách doanh nghiệp luôn cung cấp những sản phẩm, dịch vụ đáng tin cậy thì ta nhận thấy rằng doanh nghiệp đó có thể nâng cao dịch vụ khách hàng và cải thiện hình ảnh thương hiệu của mình.
– Hoạt động bảo trì giúp bảo quản tài sản:
Tài sản máy móc dùng trong doanh nghiệp thường sẽ có giá trị tương đối lớn. Một doanh nghiệp trong quá trình hoạt động khi luôn quan tâm đến chất lượng tài sản của mình thì doanh nghiệp đó sẽ càng có khả năng tồn tại bền vững. Bảo trì giúp phòng ngừa rủi ro và sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của các tài sản trong doanh nghiệp. Để nhằm mục đích giúp những tài sản đó có thể đồng hành lâu hơn cùng với doanh nghiệp. Việc này cũng có thể thúc đẩy việc tăng lợi nhuận và giảm nhiều chi phí. Cũng chính bởi vì sự quan trọng của bảo trì nên doanh nghiệp ngày càng có xu hướng đầu tư nhiều hơn và lĩnh vực này, từ nguồn lực cho đến công nghệ.