Lý thuyết về người lãnh đạo vĩ đại? Tầm quan trọng và các yếu tố của người lãnh đạo?
Trong một tập thể, để làm việc có hiệu quả thì yếu tố và con người có vai trò then chốt và đóng góp quan trọng, đặc biệt phải kể đến những chủ thể là người lãnh đạo. Người lãnh đạo là gì, ai có thể trở thành người lãnh đạo có thể là thắc mắc của rất nhiều người trong công việc lẫn cuộc sống. Để có thêm những hiểu biết về vấn đề này thì lí thuyết về người lãnh đạo vĩ đại đã ra đời.
Mục lục bài viết
1. Lý thuyết về người lãnh đạo vĩ đại:
1.1. Tìm hiểu về lý thuyết về người lãnh đạo vĩ đại:
Khái niệm lý thuyết về người lãnh đạo vĩ đại:
Lãnh đạo được hiểu cơ bản là quá trình tạo ảnh hưởng đối với những người cùng làm việc và thông qua họ đạt được các các mục tiêu đã đặt ra trong một môi trường làm việc tốt.
Có nhiều người cho rằng lãnh đạo là việc chỉ dẫn một nhóm người hoặc một tổ chức. Nhưng lãnh đao lại không đơn giản như vậy. Các nhà lãnh đạo xuyên suốt mọi vấn đề của một tổ chức và là người không thể thiếu đối với sự thành công chung của các tổ chức đó.
Lãnh đạo có nghĩa là tạo ra và lập kế hoạch, đảm bào các nguồn lực cũng như tìm ra và cải thiện các sai sót. Lãnh đạo còn có nghĩa là thúc đẩy mọi người làm việc cùng nhau và hợp tác cùng nhau để có thể cùng đạt được một mục tiêu nhất định.
Cũng cần chỉ ra rằng lãnh đạo khác với quản lý. Mặc dù quản lý cũng là một phần không thể thiếu trong sự thành công của một tổ chức, nhưng về cơ bản nó khác với lãnh đạo. Người quản lý quản lý mọi thứ. Họ xem xét hậu cần, cân đối ngân sách… Mặc dù các nhà quản lý giỏi cũng có thể có các kỹ năng lãnh đạo hiệu quả nhưng cả hai không nhất thiết phải luôn đi cùng nhau.
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về lãnh đạo, mỗi cách tiếp cận của mỗi người cũng sẽ đưa ra một quan điểm khác nhau. Có người cho rằng Lãnh đạo là tập trung mọi sự chú ý cho công việc, có ý kiến lại cho rằng Lãnh đạo là phải chú ý đến mọi người trong nhóm.
Có quan điểm lại cho rằng lãnh đạo là phải biết quyết đoán và ra quyết định, còn có quan điểm lại cho rằng lãnh đạo là phải hoà đồng với tập thể và biết lắng nghe và khuyến khích mọi người cho ý kiến.
Tuy nhiên, tất cả các quan điểm khác nhau được nêu cụ thể bên trên sẽ đều xuất phát từ 3 cách tiếp cận cơ bản, trong đó có cách tiếp cận theo Lí thuyết về người lãnh đạo vĩ đại, đây có thể là lí thuyết sớm nhất trong các lí thuyết về người lãnh đạo.
Lí thuyết về người lãnh đạo vĩ đại ra đời và đã cho rằng khả năng lãnh đạo có được là do bẩm sinh chứ không phải do rèn luyện mà có.
Các chủ thể là người lãnh đạo là người khi sinh ra đã được trời phú cho các tố chất lãnh đạo, đó là các tố chất quan trọng khiến người ấy luôn có sự lôi cuốn người khác, có khả năng cống hiến và sự sáng suốt nổi bật lên và dù thế nào đi nữa, đối tượng đó sẽ gánh vác trách nhiệm lãnh đạo.
Lí thuyết về người lãnh đạo vĩ đại trong tiếng Anh được gọi là gì?
Lí thuyết về người lãnh đạo vĩ đại trong tiếng Anh được gọi là The Great Man Theory of Leadership.
1.2. Đặc điểm và hạn chế của lý thuyết về người lãnh đạo vĩ đại:
Theo lí thuyết về người lãnh đạo vĩ đại, các chủ thể là người lãnh đạo là các vĩ nhân hay chính là các nhân vật xuất chúng với những đặc tính bẩm sinh nổi trội hơn hẳn các cá nhân khác trong xã hội đương thời. Lí thuyết về người lãnh đạo vĩ đại tập trung mọi sự chú ý vào cá nhân của người lãnh đạo, mà không quan tâm đến hoàn cảnh bên ngoài.
Đây chính là đặc điểm quan trọng những cũng chính là điểm mà bị nhiều người phê phán nhất. Bởi vì trên thực tế muốn lãnh đạo thành công còn phải hiểu rõ hoàn cảnh môi trường bên ngoài, hiểu rõ đối tượng lãnh đạo và điều kiện thực hiện quá trình lãnh đạo của mình.
2. Tầm quan trọng và các yếu tố của người lãnh đạo:
Người lãnh đạo có vai trò quan trọng. Chúng ta có thể nêu ra một số vai trò cụ thể sau đây:
– Người lãnh đạo tốt sẽ tạo động lực và phát triển cho các thành viên của một tập thể:
Một trong những điều khiến một nhà lãnh đạo vĩ đại trở nên tuyệt vời và có hiệu quả đó chính là những nhà lãnh đạo luôn muốn để các thành viên của mình phát triển thành những người tốt hơn. Các nhà lãnh đạo sẽ trở nên tuyệt vời khi khuyến khích các thành viên gửi ý tưởng mới và học hỏi các kỹ năng mới. Các nhà lãnh đạo vĩ đại luôn khuyến khích các hoạt động xây dựng nhóm vui nhộn để làm cho nhóm mạnh hơn và thống nhất hơn, đồng thời đảm bảo tất cả thành viên đều làm việc tốt với nhau.
– Người lãnh đạo tốt sẽ đưa tập thể tiến về phía trước:
Các nhà lãnh đạo vĩ đại có tầm nhìn rõ ràng và cực kỳ tập trung vào việc hiện thực hóa tầm nhìn đó. Có nhiều nhà lãnh đạo có thói quen thay đổi tầm nhìn quá nhiều lần. Điều này khiến nhân viên mất tập trung và không thực sự có cảm giác có mục đích.
Các nhà lãnh đạo vĩ đại biết khi nào thì nên nói có, khi nào thì nói không và làm thế nào để tiến tới mục tiêu. Những nhà lãnh đạo kém sẽ thường rất tập trung vào ngắn hạn, trong khi những nhà lãnh đạo vĩ đại thường là những người đặt mục tiêu dài hạn và góp phần quan trọng giúp cho tập thể phát triển.
– Người lãnh đạo tốt sẽ truyền cảm hứng để các nhà lãnh đạo khác trở nên vĩ đại:
Các nhà lãnh đạo vĩ đại truyền cảm hứng để các thành viên khác trong tập thể của chính mình cũng trở nên tuyệt vời, cả bên trong và bên ngoài. Mọi người đều muốn trở thành một nhà lãnh đạo tài ba vì họ biết rằng đó là một đặc điểm thực sự quan trọng đối với chính tập thể của họ.
Để có thể trở thành một nhà lãnh đạo giỏi không phải ai cũng làm được. Một nhà lãnh đạo vĩ đại cần có đủ các yếu tố cơ bản sau đây:
– Người lãnh đạo giỏi là người quyết đoán:
Lãnh đạo hiệu quả là không lãng phí thời gian. Điều đó bao gồm thời gian cần thiết để đưa ra quyết định. Thông thường, lãng phí quá nhiều thời gian trong quá trình ra quyết định của những nhà lãnh đạo sẽ khiến nhiều cơ hội bị bỏ lỡ, sản xuất thậm chí phải dừng lại.
Các nhà lãnh đạo giỏi đều hướng tới việc đưa ra quyết định sáng suốt, nhưng luôn lưu tâm đến khung thời gian liên quan. Và một khi quyết định được đưa ra, họ cam kết thực hiện và nhìn thấu đáo mọi thứ. Các nhà lãnh đạo nhận ra rằng việc bỏ qua các quyết định quan trọng có thể có tác động đáng kể đến năng suất và sự phát triển của một tập thể.
– Các nhà lãnh đạo cần là tấm gương tốt:
Về bản chất, lãnh đạo hiệu quả cũng liên quan đến việc lãnh đạo bằng cách làm gương. Thật khó để tôn trọng một người yêu cầu mọi người đến đúng giờ, hoặc làm việc hướng tới một mục tiêu nhất định nhưng lại không sẵn sàng đến đúng giờ hoặc tự mình thực hiện công việc. Các nhà lãnh đạo giỏi sẽ đặt ra tiêu chuẩn và thảo luận thay vì chỉ giao việc. Một nhà lãnh đạo khi cùng tham gia làm việc với các thành viên sẽ tạo được lòng trung thành của các thành viên và đạt được những mục tiêu vượt xa những gì mong đợi.
– Các nhà lãnh đạo không đánh mất mục tiêu:
Các nhà lãnh đạo không thế thiếu khả năng giải quyết vấn đề. Hoặc ít nhất, các chủ thể này không tập trung vào các vấn đề và thay vào đó tập trung vào việc hướng tới một giải pháp. Các nhà lãnh đạo sẽ không phàn nàn và thay vào đó luôn tiến về phía trước, luôn ghi nhớ mục tiêu mà họ đã đặt ra ngay từ đầu và luôn nhìn vào bức tranh toàn cảnh. Để đạt được điều này, họ ưu tiên và đặt ra những công việc cần phải làm trước.
– Các nhà lãnh đạo cần đam mê những gì họ làm:
Lãnh đạo hiệu quả là tin vào những gì họ đang làm. Những nhà lãnh đạo giỏi sẽ quan tâm đến những gì họ làm, họ quan tâm đến tổ chức, và họ quan tâm đến những người mà họ lãnh đạo và làm việc cùng.
– Các nhà lãnh đạo giỏi khiêm tốn và có trách nhiệm:
Điều này giúp nhà lãnh đạo có được sự tôn trọng của các thành viên, thay vì dựa vào vị trí hoặc chức danh của họ trong tổ chức. Họ cũng sẵn sàng chịu trách nhiệm về hành động của mình và không đổ lỗi cho những người mà họ làm việc cùng khi mọi việc gặp trục trặc.
– Các nhà lãnh đạo sẽ đánh giá cao người khác:
Các nhà lãnh đạo giỏi chia sẻ vinh quang và nhanh chóng ghi nhận một thành viên trong nhóm hoặc đồng nghiệp vì một ý tưởng tốt. Họ biết rằng thành công là nhờ làm việc theo nhóm, và họ tôn trọng sự đóng góp và công việc của người khác.
– Các nhà lãnh đạo sẽ giúp mọi người phát triển:
Các nhà lãnh đạo tuyệt vời giúp mọi người phát triển. Họ sẵn sàng chia sẻ những gì họ biết và tìm kiếm cơ hội học tập cho những người họ làm việc cùng. Các nhà lãnh đạo sẽ xây dựng đội và thúc đẩy các mối quan hệ bền chặt và hợp tác trong đội nhóm. Họ biết các mắt xích yếu nhất và hướng tới việc cải thiện.
– Các nhà lãnh đạo cần giao tiếp hiệu quả:
Một phần không thể thiếu của lãnh đạo hiệu quả là giao tiếp mạnh mẽ. Giao tiếp phù hợp cho phép truyền đạt thông tin tốt hơn, cũng như khả năng làm việc tốt với những người khác.
– Các nhà lãnh đạo phải tự tin và không sợ hãi trước những điều chưa biết:
Các nhà lãnh đạo vĩ đại là những người có tầm nhìn xa trông rộng thực sự, họ không ngại bước ra ngoài vùng an toàn của mình. Các nhà lãnh đạo đều sẵn sàng chấp nhận rủi ro và thử những điều mới. Tất cả đều mong muốn tổ chức tiếp tục phát triển, thay vì chỉ tập trung vào một thói quen thoải mái và tự mãn. Họ sẵn sàng giải quyết những thách thức khi chúng đến vì mục tiêu và tầm nhìn của họ. Một nhà lãnh đạo giỏi có thể chứng minh rằng họ có năng lực và kỹ năng để trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả và dẫn dắt nhóm đến mục tiêu chung.
– Các nhà lãnh đạo cần đáng tin cậy:
Các nhà lãnh đạo giỏi không bao giờ vi phạm sự tin tưởng được trao cho họ bởi những người ở cấp cao hơn trong tổ chức, hoặc bởi những người làm việc cùng và với họ. Sự đáng tin cậy này khiến các nhà lãnh đạo có thể dễ gần hơn và khiến người khác cảm thấy thoải mái hơn khi cung cấp phản hồi trung thực.