Tín dụng là một thuật ngữ khá quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Khi nhắc đến tín dụng thì bản thân mỗi cá nhân cũng cần trang bị kiến thức cơ bản nhằm mục đích để không bị hiểu sai từ đó dẫn đến làm sai mà ảnh hưởng đến quyền lợi cũng như trách nhiệm của mình. Cùng tìm hiểu về tín dụng cộng dồn là gì? Nền tảng giao dịch hối đoái cho Tín dụng cộng dồn?
Mục lục bài viết
1. Tín dụng cộng dồn là gì?
Khái niệm tín dụng cộng dồn:
Tín dụng cộng dồn được hiểu là khoản thanh toán lãi cho các chủ thể là nhà giao dịch hối đoái nắm giữ vị thế mua một cặp tiền tệ qua đêm.
Vị thế qua đêm là vị thế không được đóng trong ngày giao dịch và vẫn mở vào lúc 5 giờ chiều theo EST.
Tín dụng cộng dồn trong tiếng Anh là gì?
Tín dụng cộng dồn trong tiếng Anh là Rollover Credit.
2. Đặc điểm của tín dụng cộng dồn:
Các chủ thể là các nhà giao dịch hối đoái nhận được tín dụng cộng dồn khi họ giữ một vị thế mở giao dịch tiền tệ do mức chênh lệch lãi suất của hai loại tiền tệ.
Nếu lãi suất của cặp tiền tệ được giữ ở bên mua cao hơn lãi suất của bên bán, nhà giao dịch sẽ nhận được tín dụng cộng dồn dựa trên chênh lệch lãi suất của cặp tiền tệ đó.
Trong giao dịch hối đoái, tín dụng cộng dồn có nghĩa là một vị thế mua không được giải quyết vào cuối ngày giao dịch.
Vị thế qua đêm có thể được hiểu là khoản tín dụng cộng dồn hoặc khoản ghi nợ vào tài khoản của các chủ thể là các nhà giao dịch tùy thuộc vào bên giao dịch nào họ đang giữ qua đêm.
Nền tảng giao dịch hối đoái cho tín dụng cộng dồn:
Giao dịch hối đoái được hiểu là quá trình vay một loại tiền tệ của một quốc gia để mua một loại tiền tệ của một quốc gia khác, thường theo lãi suất được đặt ra bởi các ngân hàng trung ương phát hành tiền.
Đối với các giao dịch được qua đêm, các chủ thể là người bán một loại tiền sẽ nợ lãi cho người mua loại tiền đó khi thanh toán giao dịch. Đối với các nhà giao dịch, hầu hết các vị thế được kéo dài kì hạn hàng ngày cho đến khi họ đóng vị thế.
Thị trường hối đoái giao dịch 24 giờ một ngày, năm ngày mỗi tuần, ngày giao dịch kết thúc vào 5 giờ chiều. Chính bởi vì vậy mà tất cả các giao dịch nào còn mở sau 5 giờ chiều thì sẽ cần phải tuân theo tín dụng cộng dồn hoặc ghi nợ cộng dồn.
3. Cách thức hoạt động tín dụng cộng dồn:
Các giao dịch hai loại tiền tệ có lãi suất khác nhau và tỷ giá hối đoái tương đối ổn định được gọi là giao dịch chênh lệch lãi suất tiền tệ với hi vọng sẽ thu được tín dụng cộng dồn cao hơn tổn thất tiềm tàng từ biến động tỷ giá hối đoái.
Nếu lãi suất cả hai loại tiền tệ là như nhau thì sẽ không có tín dụng cộng dồn ở cả hai phía của hoạt động giao dịch. Tuy nhiên, nếu tỉ lệ giữa chúng khác nhau, nhà giao dịch sẽ kiếm được tín dụng cộng dồn hoặc ghi nợ cộng dồn trên cặp tiền tệ.
– Các chủ thể là nhà giao dịch bán hoặc sở hữu vị thế bán loại tiền tệ có lãi suất thấp hơn thì sẽ cần phải trả cho các chủ thể là các nhà giao dịch nắm giữ vị thế mua tiền tệ đó nếu tỷ giá của nó cao hơn.
– Nếu lãi suất của vị thế mua tiền tệ giảm thấp hơn so với vị thế bán tiền tệ, các chủ thể là những nhà giao dịch sở hữu vị thế mua sẽ nợ những người giữ vị thế bán một khoản bằng mức chênh lệch lãi suất.
Các chủ thể là những nhà môi giới tự động áp dụng tín dụng cộng dồn hoặc ghi nợ cộng dồn vào tài khoản của các nhà giao dịch.
Ví dụ cụ thể về tín dụng cộng dồn:
Một chủ thể là nhà đầu tư đang muốn kiếm lợi nhuận thông qua tín dụng cộng dồn sẽ tìm kiếm các cặp tiền tệ có lãi suất loại tiền tệ nhà giao dịch nắm giữ cao hơn lãi suất tiền tệ kia.
Giả sử một nhà giao dịch mua cặp USD/JPY sẽ mua đô la Mỹ (USD) và bán đồng yên Nhật (JPY).
Nếu lãi suất USD là 2% và lãi suất JPY là 0,5%, thì các chủ thể là nhà giao dịch sẽ nhận được mức lãi hằng ngày bằng với tỉ lệ 1,5%.
4. Khái quát về tín dụng:
Ta hiểu về tín dụng như sau:
Tín dụng được hiểu đơn giản là việc thực hiện chuyển giao vốn dựa trên cơ sở tín nhiệm và theo nguyên tắc hoàn trả, theo đó, người cho vay chuyển giao quyền sử dụng một lượng tài sản cho người vay trong một thời hạn nhất định.
Tín dụng xuất hiện cùng với sự xuất hiện của tiền tệ và quan hệ trao đổi hàng hóa nhằm mục đích chính là để có thể đáp ứng nhu cầu điều hòa vốn trong xã hội. Vốn là đối tượng chuyển giao trong quan hệ tín dụng có thể là tiền mặt hay tài sản trị giá thành tiền. Trong quan hệ tín dụng, các chủ thể là những người nhận chuyển giao vốn sau một thời gian sử dụng vốn theo thỏa thuận phải hoàn trả lại cho người đã chuyển giao cho mình.
Về bản chất pháp lí, quan hệ tín dụng là một dạng quan hệ vay tài sản nhưng khác với các quan hệ vay tài sản thông thường ở chỗ, đối tượng hoàn trả không phải là vật cùng loại mà là tiền. Trong quan hệ kinh tế – thương mại, thông thường đối tượng của nghĩa vụ hoàn trả được xác định là một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị được chuyển giao gồm giá trị được chuyển giao và lãi tín dụng.
Lãi tín dụng sẽ được các chủ thể thực hiện tính theo lãi suất, là giá cả của tín dụng. Căn cứ vào chủ thể tiến hành hoạt động tín dụng mà tín dụng được phân chia ra các loại cụ thể như: tín dụng Nhà nước, tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng hợp tác xã…
Căn cứ vào thời hạn sử dụng vốn, tín dụng được phân chia làm các loại cụ thể như sau: tín dụng ngắn hạn (thời hạn sử dụng vốn tối đa đến 12 tháng), tín dụng trung hạn (thời hạn sử dụng vốn từ trên 12 tháng đến 60 tháng), tín dụng dài hạn (thời hạn sử dụng vốn từ trên 60 tháng).
Hiểu một cách đơn giản thì tín dụng là quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người cho vay va người đi vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả.
Bản chất của tín dụng:
Định nghĩa tín dụng thể hiện ở ba nội dung cơ bản:
– Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng vốn từ người này sang người khác.
– Sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng vốn từ người này sang người khác mang tính chất tạm thời, đó là thời gian sử dụng vốn. Sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng vốn từ người này sang người khác cũng là kết quả của sự thỏa thuận giữa các đối tác tham gia quá trình chuyển nhượng để đảm bảo sự phù hợp giữa thời gian nhàn rỗi và thời gian cần sử dụng lượng vốn đó.
– Các chủ thể là người đi vay phải hoàn trả đúng hạn cho người cho vay cả gốc và lãi.
5. Vai trò của tín dụng:
Tín dụng có những ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với các cá nhân, ngân hàng cũng như đối với nền kinh tế quốc gia. Cụ thể như sau:
– Vai trò của tín dụng đối với các cá nhân:
Như chúng ta đã biết, một người muốn mua nhà hay xe hơi… thì sẽ cần phải có một khoản tiền lớn. Thế nhưng, những chủ thể khi mới đi làm hoặc những người lao động có thu nhập thấp lại không có đủ vốn tích lũy để mua sắm những thứ ấy. Những đối tượng này cũng không thể chờ đến khi già, có đủ tiền tích lũy rồi mới bắt đầu mua nhà, mua ô tô.
Chính vì vậy mà tín dụng ra đời. Những khó khăn ấy của các đối tượng sẽ hoàn toàn có thể giải quyết được nhờ vào tín dụng. Họ có thể mua trả góp đối với nhà, xe hay những tài sản giá trị khác rồi tích cóp tiền để trả dần cho ngân hàng cho đến khi trả hết nợ.
– Vai trò của tín dụng đối với bản thân các ngân hàng/tổ chức tài chính:
Cho vay được đánh giá là một trong những mục đích tồn tại chính của các ngân hàng/tổ chức tài chính. Việc thực hiện cho vay và tính lãi suất sẽ đem về nguồn lợi nhuận lớn cho các tổ chức tín dụng này. Nhờ đó mà các chủ thể sẽ có thêm vốn để mở rộng quy mô, nâng cấp về mặt công nghệ… Nói chung, phát triển tốt mảng tín dụng sẽ mang về cho các ngân hàng những lợi ích không thể chối cãi.
– Vai trò của tín dụng đối với nền kinh tế chung:
Trong thời đại hội nhập như hiện nay, việc các chủ thể thực hiện vay nợ từ các ngân hàng, tổ chức tài chính quốc tế đã trở thành một nhu cầu bức thiết đối với tất cả các quốc gia đang phát triển trên thế giới và Việt Nam chúng ta cũng không phải là ngoại lệ. Việc vay vốn này sẽ giúp các nước đang phát triển tăng trưởng kinh tế, đời sống của người dân cũng nhờ thế mà được nâng cao và cải thiện hơn.
Việc cho vay tiêu dùng trong nước cũng cần được đẩy mạnh để nhằm mục đích giúp giảm bớt tình trạng giảm phát và xử lý phần nào những khó khăn mà khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây ra cho lĩnh vực xuất khẩu của nước ta.