Liên kết kinh tế quốc tế tư nhân là gì? Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế?
Hiện nay, song song với liên kết kinh tế quốc tế Nhà nước bên cạnh đó còn có liên kết kinh tế quốc tế tư nhân. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, ở mỗi hình thức liên kết lại có những ý nghĩa và có những hình thức liên kết khác nhau.
Mục lục bài viết
1. Liên kết kinh tế quốc tế tư nhân là gì?
Liên kết kinh tế quốc tế tư nhân là sự hợp tác, liên kết giữa các công ty hoặc các tập đoàn kinh tế ở các quốc gia với nhau nhằm hướng đến mục tiêu hợp tác cùng phát triển. Bên cạnh đó, liên kết kinh tế quốc tế tư nhân còn nhằm thiết lập, mở rộng các mối quan hệ quốc tế thông qua việc ký kết hợp đồng giữa các bên tham gia.
– Cùng với đó, quan hệ kinh tế quốc tế là khái niệm dùng để cởi mối quan hệ về lĩnh tế giữa từ hai quốc gia trên thế giới với nhau. Không một quốc gia nào trên thế giới tồn tại, phát triển có hiệu quả mà không có mối quan hệ nào với các quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế . Quan hệ kinh tế quốc tế là yếu tố cơ bản giúp hình thành và phát triển nền kinh tế thế giới. Quan hệ kinh tế quốc tế phản ánh yêu cầu khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất trong nền kinh tế thế giới. Quan hệ kinh tế quốc tế là những mối quan hệ tất yếu phát sinh trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa các chủ thể của quan hệ kinh tế quốc tế.
– Dấu hiệu để nhận biết và phân biệt quan hệ kinh tế quốc tế với nhiều loại quan hệ khác giữa các quốc gia: Quan hệ kinh tế quốc tế là quan hệ chứa đựng đồng thời cả quan hệ kinh tế và quan hệ quốc tế. Theo đó:
– Quan hệ kinh tế được hiểu là quan hệ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, tổ chức – quản lý sản xuất kinh doanh, sử dụng lao động, phân phối sản phẩm, dịch vụ trong xã hội và các quan hệ khác phát sinh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Các quan hệ kinh tế chịu sự chi phối và tác động của các quy luật kinh tế khách quan như quy luật cung cầu, quy luật giá trị quy luật cạnh tranh, quy luật lợi ích cận biên giảm dần, quy luật lu thông tiền tệ …
– Mỗi quốc gia trên thế giới, để tồn tại và phát triển đều cần có các mối quan hệ với các quốc gia khác, như quan hệ liên quan đến an ninh quốc gia, biên giới lãnh thổ, văn hóa – xã hội, kinh tế, chính trị, quân sự, môi trường. Trong khuôn khổ môn học này, chúng ta không nghiên cứu các mối quan hệ giữa các quốc gia, mà chỉ tập trung nghiên cứu về quan hệ kinh tế giữa các quốc gia.
– Quan hệ quốc tế được hiểu là quan hệ có yêu tố nước ngoài, hoặc chúng có phạm vi vượt qua biên giới một quốc gia. Trong thực tiễn hoạt động kinh tế có các quan hệ kinh tế chỉ diễn ra trong phạm vi một quốc gia, tuy nhiên cũng có rất nhiều hoạt động kinh tế diễn ra trên phạm vi vượt qua biên giới.
2. Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế:
– Việc liên kết kinh tế tư nhân đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hợp tác, thương mại quốc tế, theo đó, đối với doanh nghiệp: Nhờ tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế, các doanh nghiệp có thể tăng hiệu quả sản xuất – kinh doanh, mở rộng quy mô và đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh nhân tạo lợi nhuận tốt hơn cho doanh nghiệp.
– Thương mại quốc tế có thể giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế, tạo thế và lực cho doanh nghiệp không chỉ ở thị trường trong nước mà còn tại thị trường quốc tế, giúp doanh nghiệp phát triển và mở rộng quan hệ bạn hàng, đối tác, học hỏi kinh nghiệm quản lý, tiếp thu công nghệ hiện đại, giúp doanh nghiệp mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất và nhập khẩu hàng hóa, hạn chế rủi ro khi kinh doanh trên một thị trường duy nhất.
– Đối với các quốc gia: Thương mại quốc tế giúp cho các nguồn lực quốc gia được sử dụng có hiệu quả hơn nhờ tham gia vào quá trình chuyên môn hóa và phân công lao động quốc tế. – Thương mại quốc tế làm tăng năng lực sản xuất, tăng mức sống của các quốc gia nói riêng cũng như của toàn thể giới nói chung. Thương mại quốc tế kích thích tiêu dùng, mở rộng sản xuất, chuyển giao công nghệ và đầu tư giữa các quốc gia, nhờ đo tạo tiền đề cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của các quốc gia.
Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi thương mại quốc tế là yếu tố quan trọng bậc nhất trong chính sách và chiến lược phát triển kinh tế của mình. Tuy nhiên, thương mại quốc tế không phải lúc nào cũng là giải pháp màu nhiệm mang lại sự thịnh vượng cho một quốc gia. Thương mại quốc tế cảng phát triển, đồng nghĩa với quá trình tự clo hóa thương mại phát triển theo (lúc này rảo cản thuế quan và rào cản nhi thuc tong thương mại giữa các nước giảm). Do vậy, trong điều kiện còn có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế và năng suất lao động, thương mại quốc tế có xu hướng khiến cho nhập khẩu của các nước đang va kém phát triển tăng lên, nhiều hàng hóa nước ngoài trở nên cạnh tranh với hàng hóa nội địa, làm giảm quy mô sản xuất nội địa, kéo theo đó là hiện hạng thất nghiệp của các nước có thể gia tăng.
Nhìn chung, có thể thấy rằng thương mại quốc tế nói chung và liên kết kinh tế quốc tế tư nhân nói riêng mang lại lợi ích rõ rệt cho các nước phát triển có trình độ công nghệ và tổ chức sản xuất cao, có khả năng cạnh tranh cao ở cả bốn binh diện doanh nghiệp sản phẩm, ngành và quốc gia. Đối với các nước đang và kém phát triển, thương mại quốc tế chỉ mang lại lợi ích thực sự khi các nước đó có chiến lược hội nhập kinh tế đúng đắn, phù hợp, biết chủ động và tận dụng lợi ích, biết hạn chế tác động bất lợi từ thương mại quốc tế đưa lại.
– Hình thức liên kết kinh tế quốc tế tư nhân bao gồm: liên kết để giải quyết các mối quan hệ kinh tế có liên quan đến các bên để đảm bảo lợi ích cho từng thành viên.
Hình thức liên kết này không cho phép hình thành các pháp nhân mới mà chỉ nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế có liên quan bao gồm các vấn đề về thị trường tiêu thụ, vận tải quốc tế, giá bán… Tinh hình kinh tế – thương mại toàn cầu: Trong báo cáo cập nhật và triển vọng kinh tế toàn cầu do Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) công bố vào ngày 03/10/2013, các chuyên gia đánh giá khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2007 – 2008 đã gây thiệt hại lâu dài đến tăng trưởng kinh tế – thương mại toàn cầu Sau 10 năm, dư âm khủng hoảng đã dẫn đến hậu quả tỉ lệ nợ công trung bình trên toàn cầu đứng ở mức 52% GDP.
– Các doanh nghiệp bao gồm các công ti nội địa, các công tỉ đa quốc gia. Vai trò của các công ti này ngày càng tăng lên mạnh mẽ trên thị trường ngoại hỏi. Nguyên nhân là do các công ti nảy thi hành chính sách mở rộng các nguồn dự trữ ngoại tệ, giảm bớt rủi ro do sự mất giá của các đồng tiền. Các doanh nghiệp tham gia vào thị trường ngoại hỏi chủ yếu là các doanh nghiệp có chức năng xuất nhập khẩu Các doanh nghiệp nay va là chủ thể cung ứng, vừa là chủ thể mua ngoại tệ và chiếm giữ một khối lượng mua bán, trao đổi ngoại tệ rất lớn | trên thị trường ngoại hối.
– Các cá nhân: Đó là các công dân trong và ngoài nước có nhu cầu mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hỏi nhằm phục vụ cho mục đích của chính mình khi đầu tư, cho vay, đi du lịch ở nước ngoài…
– Trên cơ sở các hiệp định đã ký kết, các chương trình phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật, văn hóa, xã hội được phải hợp thực hiện giữa các nước thành viên, từng quốc gia thành viên có cơ hội và điều kiện thuận lợi để khai thác tối ưu lợi thế quốc gia trong phân công lao động quốc tế, từng bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất và cơ cấu xuất nhập khẩu theo hướng hiệu quả hơn, tạo điều kiện và tăng cường phát triển các quan hệ thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường xuất khẩu và nhập khẩu.
– Hình thức liên kết kinh tế quốc tế thứ hai là liên kết để hình thành các công ty quốc tế: Liên kết để hình thành các công ty quốc tế được hiểu là sự sáp nhập các công ty nhỏ thành một công ty lớn nhằm tạo ra sức mạnh tập thể để mở rộng thị trường hoạt động và tăng năng lực cạnh tranh.
– Tạo nên sự ổn định tương đối để cùng phát triển và sự phản ứng linh hoạt trong việc phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia thành viên, thúc đẩy việc tạo dựng cơ sở lâu dài cho việc thiết lập và phát triển các quan hệ song phương, khu vực, và đa phương. Hình thành cơ cấu kinh tế quốc tế mới với những trụ thể về quy mô, nguồn lực phát triển, tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho dân cư và gia tăng phúc lợi xã hội.
– Tạo động lực cạnh tranh, kích thích ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, đổi mới cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lí kinh tế, học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các nước tiên tiến
– Tạo điều kiện cho mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp trong trật tự thế giới mới, giúp tăng uy tín và vị thế, tăng khả năng duy trì an ninh, hoà bình, ổn định và phát triển ở phạm vi khu vực và thế giới. . – Giúp hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật quốc gia về kinh tế phù hợp với luật pháp thông lệ quốc tế, từ đó tăng tỉnh chủ động, tích cực trong hội nhập kinh tế quốc tế.