Sản xuất tức thời là một hệ thống điều hành sản xuất mà trong đó các luồng nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa và sản phẩm lưu hành trong quá trình sản xuất và phân phối được lập kế hoạch chi tiết nhất trong từng bước, sao cho qui trình tiếp theo có thể thực hiện ngay khi qui trình hiện thời chấm dứt. Hệ thống sản xuất tức thời?
Quá trình sản xuất có ý nghĩa và những vai trò quan trọng. Sản xuất tức thời chính là một khái niệm trong sản xuất hiện đại. Hệ thống sản xuất tức thời được hiểu cơ bản là một chiến lược quản lí sắp xếp các đơn hàng nguyên liệu thô từ các chủ thể là những nhà cung cấp một cách trực tiếp với lịch trình sản xuất. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này.
Mục lục bài viết
1. Sản xuất tức thời:
Định nghĩa sản xuất tức thời:
Sản xuất tức thời trong tiếng Anh là Just in time, viết tắt là JIT. JIT là một khái niệm trong sản xuất hiện đại, sản xuất tức thời được hiểu ngắn gọn nhất “đúng sản phẩm – đúng số lượng – đúng nơi – đúng thời điểm cần thiết”.
Bản chất và ý nghĩa của sản xuất tức thời:
– Sản xuất tức thời là một hệ thống điều hành sản xuất mà trong đó các luồng nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa và sản phẩm lưu hành trong quá trình sản xuất và phân phối được lập kế hoạch chi tiết nhất trong từng bước, sao cho qui trình tiếp theo có thể thực hiện ngay khi qui trình hiện thời chấm dứt.
– Qua đó, không có hạng mục nào trong quá trình sản xuất rơi vào tình trạng để không, chờ xử lí, không có nhân công hay thiết bị nào phải đợi để có thể có đầu vào vận hành. Hệ thống sản xuất tức thời sẽ cho phép hệ thống sản xuất vận hành hiệu quả nhất, tránh lãng phí không cần thiết.
Mục tiêu của sản xuất tức thời:
– Mục đích cơ bản của sản xuất tức thời đó là cân bằng hệ thống, có nghĩa là đảm bảo dòng dịch chuyển đều đặn, liên tục trong suốt hệ thống.
– Làm thời gian thực hiện càng ngắn và sử dụng nguồn lực càng tốt là cách thức đạt được sự cân bằng với ba mục tiêu chính cụ thể sau đây:
+ Mục tiêu loại bỏ sự gián đoạn: sự gián đoạn tác động ngược lại đối với hệ thống trong việc làm đều đặn dòng dịch chuyển sản phẩm và vì thế nó cần được loại bỏ. Nguyên nhân chủ yếu gây gián đoạn đó là do các yếu tố hư hỏng thiết bị, thay đổi tiến độ hay cung ứng chậm trễ.
+ Mục tiêu làm cho hệ thống linh hoạt: tính linh hoạt của hệ thống giúp tăng khả năng sản xuất, đảm bảo sự cân đối của nguồn lực. Hệ thống cần có những khả năng thích ứng với những thay đổi.
+ Mục tiêu loại bỏ sự lãng phí: sự lãng phí thể hiện ở việc sử dụng không hiệu quả các nguồn lực. Theo sản xuất tức thời thì hiện nay có 7 lãng phí sau: Lãng phí do sản xuất dư thừa hoặc quá sớm; Lãng phí do chờ đợi; Lãng phí do vận chuyển; Lãng phí do lưu kho nhiều; Lãng phí vật tư trong quá trình sản xuất; Lãng phí do phế phẩm; Lãng phí do các động tác hoặc hoạt động thừa.
Các nội dung trong sản xuất tức thời:
– Tồn kho thấp.
– Kích thước lô hàng nhỏ.
– Bố trí mặt bằng hợp lí.
– Sửa chữa và bảo trì định kì.
– Sử dụng công nhân đa năng.
– Sử dụng hệ thống “kéo”.
– Cải tiến liên tục.
2. Hệ thống sản xuất tức thời:
Ý tưởng ban đầu của hệ thống sản xuất tức thời:
Từ những năm năm 1930, Hãng ô tô Ford ở Mỹ lần đầu tiên đã áp dụng hệ thống dây chuyền để lắp ráp xe, một dạng sơ khai của mô hình hệ thống sản xuất tức thời.
Cho đến năm 1970, Hãng Toyota ở Nhật bản đã hoàn thiện mô hình trên và phát triển thành lý thuyết hệ thống sản xuất tức thời.
Hãng Toyota của Nhật Bản đã phát triển hệ thống dây chuyền sản xuất của Ford, phát huy được những ưu điểm và khắc phục được nhược điểm của hai hình thái sản xuất trên. Với đội ngũ công nhân có tay nghề cao được trang bị hệ thống máy móc linh hoạt, đa năng, có khả năng sản xuất theo nhiều mức công suất với nhiều loại sản phẩm trên cùng một dây chuyền.
Bình chuẩn hóa là việc lấy số lượng đơn hàng trong một khoảng thời gian dìa, rồi chia đều chúng và sản xuất mỗi ngày một lượng nhất định giống nhau.
Đây là giai đoạn cạnh tranh khá quyết liệt, cung bằng hoặc thậm chí lớn hơn cầu, có nhiều sản phẩm thay thế, khách hàng có nhiều lựa chọn trong quyết định mua hàng của mình.
Hệ thống sản xuất tức thời đã được tiếp nối và phát triển phổ biến tên khắp thế giới nhờ vào sự nghiên cứu thêm của 2 giáo sư Hoa kì là Deming và Juran.
Khái niệm hệ thống sản xuất tức thời:
Hệ thống sản xuất tức thời được hiểu là một chiến lược quản lí sắp xếp các đơn hàng nguyên liệu thô từ các nhà cung cấp một cách trực tiếp với lịch trình sản xuất. Các công ty sử dụng chiến lược sản xuất này nhằm mục đích để gia tăng hiệu quả và giảm sự lãng phí bằng cách chỉ nhận hàng khi họ cần chúng cho quá trình sản xuất, giúp giảm chi phí tồn kho. Phương pháp này cũng đòi hỏi các chủ thể là những người sản xuất phải dự liệu trước được nhu cầu một cách chính xác.
Trong sản xuất, ở mỗi công đoạn của quá trình sản xuất ra một số lượng đúng bằng số lượng mà công đoạn sản xuất tiếp theo cần tới. Các quy trình không tạo ra giá trị gia tăng phải bị hủy bỏ. Điều này cũng đúng với giai đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất, tức là hệ thống chỉ sản xuất ra những sản phẩm mà khách hàng muốn mua.
Hiểu cách khác, hệ thống sản xuất tức thời là hệ thống sản xuất trong đó các nguyên vật liệu, hàng hoá và sản phẩm được truyền trong quá trình sản xuất và phân phối có lập kế hoạch chi tiết từng bước sao cho quy trình tiếp theo có thể thực hiện ngay sau khi quy trình hiện thời chấm dứt. Cho nên, không có hạng mục nào rơi vào tình trạng để không, chờ xử lý, không có nhân công hay thiết bị nào phải đợi để có đầu vào vận hành.
Hệ thống sản xuất tức thời trong tiếng Anh là gì?
Hệ thống sản xuất tức thời trong tiếng Anh là Just-in-time inventory system; viết tắt là JIT.
Ví dụ, lợi ích và hạn chế của hệ thống sản xuất tức thời:
Ví dụ về hệ thống sản xuất tức thời:
Một ví dụ về hệ thống sản xuất tức thời là như sau: một chủ thể là nhà sản xuất ô tô hoạt động với mức sản xuất thấp nhưng chủ yếu dựa vào dây chuyền cung ứng của mình để cung cấp các bộ phận cần thiết cho chế tạo ô tô, trên cơ sở khi cần thiết. Chính bởi vì thế mà chủ thể là nhà sản xuất đặt hàng các bộ phận cần thiết để lắp ráp xe, chỉ sau khi nhận được đơn đặt hàng.
Để nhằm mục đích việc sản xuất hệ thống sản xuất tức thời được thành công, các công ty phải có sản xuất ổn định, tay nghề chất lượng cao, máy móc nhà máy không trục trặc và nhà cung ứng đáng tin cậy.
Lợi ích về hệ thống sản xuất tức thời:
Hệ thống sản xuất JIT có một số lợi thế so với các mô hình truyền thống. Quá trình sản xuất ngắn, có nghĩa là các nhà sản xuất có thể nhanh chóng chuyển từ sản phẩm này sang sản phẩm khác. Hơn nữa, phương pháp này giảm chi phí bằng cách giảm thiểu nhu cầu kho. Các công ty cũng chi ít tiền hơn cho nguyên liệu thô vì họ mua chỉ đủ tài nguyên để tạo ra các sản phẩm được đặt hàng, ngoài ra thì chẳng gì cả.
Hạn chế về hệ thống sản xuất tức thời:
Những hạn chế của hệ thống sản xuất tức thời liên quan đến sự gián đoạn tiềm ẩn trong dây chuyền cung ứng. Nếu một nhà cung cấp nguyên liệu thô có sự cố và không thể giao hàng kịp thời, điều này có thể hình dung làm ngưng toàn bộ quá trình sản xuất. Nếu có một sự cố bất ngờ đối với đơn đặt hàng nó có thể làm trì hoãn việc giao thành phẩm cho khách hàng cuối cùng.
Tư duy luồng một sản phẩm:
– Sản phẩm có chất lượng:
Mỗi công nhân tại từng công đoạn chính sẽ phải kiểm tra bán sản phẩm từ công đoạn trước chuyển qua. Phải đạt theo đúng yêu cầu thì họ mới được thực hiện công đoạn của mình. Nếu sản phẩm có lỗi, họ sẽ loại ra khỏi dây chuyền và ấn nút báo cho toàn hệ thống để kiểm tra, điều chỉnh lại kế hoạch.
– Linh hoạt:
Mọi nhu cầu thay đổi nào của khách hàng về sản phẩm đều có thể đáp ứng được ngay
– Tạo năng suất cao:
Khi thực hiện luồng một sản phẩm sẽ có rất ít có loại công việc không tạo ra giá trị gia tăng.
Ví dụ cụ thể tình trạng nguyên vật liệu bị chuyển đi chuyển lại giữa các bộ phận (như cách truyền thống). Đây là năng suất thực tạo nên giá trị gia tăng cho sản phẩm.
Số lượng sản phẩm thực hiện theo bộ phận (tư duy truyền thống) có thể rất cao, nhưng nếu sản phẩm được sản xuất quá nhiều, số lượng dư thừa lớn, tồn kho dẫn đến tốn thời gian tìm sản phẩm hỏng để sửa chữa. Đây chính là một sự lãng phí rất lớn.
– Tăng diện tích hữu ích:
Vật phẩm. vật tư, bán thành phẩm được chuyển theo quy trình sản xuất từng công đoạn sẽ giúp cho không tốn diện tích kho bãi.
– An toàn lao động cao:
Việc sử dụng từng lô hàng nhỏ một nên không cần một quy trình an toàn đặc biệt nào.
– Nâng cao hiệu quả cho người lao động:
Người lao động nhận thấy ngay kết quả lao động của mình là tốt và sẽ cảm thấy hài lòng và giúp làm việc hiệu quả hơn.
– Giảm chi phí lưu kho:
Giảm chi phí vốn đầu tư kho bãi, chi phí xử lí hàng cũ tồn kho.