Dân số được hiểu cơ bản là tổng số dân sống của một nước. Lý thuyết dân số học lạc quan?
Hiện nay, mối liên hệ dân số và tăng trưởng kinh tế luôn có những tác động và đi liền với nhau. Chắc hẳn ba luận điểm về mối liên hệ dân số và tăng trưởng kinh tế không còn xa lạ đối với những ai nghiên cứu về vấn đề dân số. Lí thuyết dân số học lạc quan chính là một trong ba luận điểm về mối liên hệ dân số và tăng trưởng kinh tế. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về dân số:
Ta hiểu về dân số như sau:
Dân số được hiểu cơ bản là tổng số dân sống của một nước. Quy mô dân số bị quy định bởi tỷ suất sinh (tính bằng phần nghìn), tỷ suất chết và sự di cư trong quá khứ và hiện tại.
Trong các nền kinh tế cổ truyền, dân số ổn định mặc dù tỷ lệ sinh cao, tỷ lệ tử cũng cao và không có các luồng di cư lớn. Khi các nước bước vào giai đoạn phát triển mạnh, mức sống tăng nhanh, điều kiện sinh hoạt, y tế tốt hơn, dẫn tới tỷ suất chết giảm và dân số tăng nhanh. Hiện tượng này được gọi là bùng nổ dân số.
Các chiến lược dân số:
Sự bùng nổ dân số trong giai đoạn hiện nay có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng và mức sống. Tuy nhiên, những chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn có thể làm giảm, thậm chí loại trừ tác động tiêu cực này. Khi chiến lược phát triển phù hợp giúp cho đất nước hoàn thành quá trình công nghiệp hóa, cả tỷ suất sinh và tỷ suất chết đều giảm, do đó dân số ổn định trở lại. Thực tế ở các nước tiên tiến như Mỹ, Đức, Nhật đã minh chứng cho nhận định này.
Các chiến lược dân số được hiểu là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước. Đây là một trong những vấn đề hàng đầu tác động trực tiếp đến nền kinh tế – xã hội và cũng là yếu tố cơ bản để nhằm mục đích có thể nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Chính vì vậy, dân số vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển.
Ý nghĩa của dân số:
Yếu tố cơ bản của tăng trưởng và phát triển kinh tế – xã hội đó chính là nguồn nhân lực, mà nguồn nhân lực luôn luôn gắn liền sự biến đổi dân số cả về số lượng và chất lượng. Mục tiêu của sự phát triển suy cho cùng là nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Mục tiêu đó chỉ có thể đạt được khi quy mô dân số, tốc độ tăng trưởng dân số, sự phân bố dân cư và nguồn nhân lực thật sự phù hợp và tác động tích cực đến sự phát triển.
Ðể nhằm mục đích có sự phát triển bền vững, việc đáp ứng tăng nhu cầu và nâng cao chất lượng cuộc sống của các thế hệ hiện tại không được ảnh hưởng các thế hệ tương lai trên cơ sở sử dụng tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái và chất lượng của sự phát triển. Trong thực tế, các yếu tố dân số có ảnh hưởng rất lớn đến tài nguyên thiên nhiên và trạng thái môi trường. Dân số phù hợp sự phát triển đòi hỏi sự điều chỉnh các xu hướng dân số phù hợp sự phát triển nền kinh tế – xã hội của đất nước.
Sự phù hợp đó cũng là yếu tố quan trọng kích thích sự phát triển nhanh và bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nâng cao tiềm lực của lực lượng sản xuất. Đây cũng chính là yếu tố cơ bản nhằm mục đích để có thể xóa đói, giảm nghèo, giảm tình trạng thất nghiệp, giảm tỷ lệ mù chữ, tỷ lệ suy dinh dưỡng, cũng như nâng cao trình độ học vấn, nâng cao vị thế của người phụ nữ, giảm rủi ro về môi trường, mở rộng dịch vụ y tế, xã hội và huy động nguồn lực đầu tư cho phát triển sản xuất, kinh doanh, khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó đã góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chiến lược dân số cũng là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước và nó cũng là một trong những vấn đề hàng đầu tác động trực tiếp đến nền kinh tế – xã hội và chiến lược dân số là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Chính vì vậy, dân số vừa là mục tiêu và cũng vừa là động lực của sự phát triển.
2. Lý thuyết dân số học lạc quan:
Khái niệm lí thuyết dân số học lạc quan:
Lí thuyết dân số học lạc quan chính là một trong ba luận điểm về mối liên hệ dân số và tăng trưởng kinh tế.
Vào đầu những năm 1980, hàng loạt nghiên cứu thực chứng đã chỉ ra những lập luận không thuyết phục của lí thuyết dân số học bi quan, trong đó quan trọng nhất là lí thuyết này không tính đến tầm quan trọng của công nghệ và mức tích tụ nhân lực trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Các nghiên cứu này thuộc nhóm lí thuyết dân số học lạc quan. Và các nghiên cứu này cho rằng tăng dân số có thể tạo ra một nguồn lực kinh tế quan trọng.
Các chủ thể là những nhà nghiên cứu lập luận rằng dân số tăng lên cũng có thể làm tăng mức tích tụ nhân lực và quốc gia có dân số lớn có thể tận dụng tính qui mô để hấp thụ các tri thức, công nghệ cần thiết cho tăng trưởng.
Nghiên cứu của Simon (1981) (theo trích dẫn của Bloom và cộng sự, 2003) cũng đã chỉ ra rằng tăng dân số nhanh có thể có những tác động tích cực đến phát triển kinh tế vì dân số tăng có thể tạo sức ép phải cải tiến công nghệ sản xuất. Đây là một nhân tố quan trọng của tăng trưởng dài hạn.
Một ví dụ khác cụ thể đó chính đó chính là cách mạng xanh từ những năm 1950 đã xuất hiện và làm tăng sản lượng nông nghiệp thế giới lên gần bốn lần dù chỉ sử dụng thêm 1% đất đai, và nó đã giải quyết được nhu cầu cho một lượng lớn dân số.
Trong những năm gần đây, yêu cầu tìm hiểu và đánh giá cụ thể hơn mối quan hệ giữa biến động dân số với tăng trưởng kinh tế ngày càng cấp thiết hơn.
Đặc biệt là đối với các nước đang phát triển đang trải nghiệm những biến động dân số mạnh mẽ bởi do tác động của các chính sách dân số thì nhu cầu này cũng lại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Lí thuyết dân số học lạc quan trong tiếng Anh được gọi là gì?
Lí thuyết dân số học lạc quan trong tiếng Anh được gọi là Optimistic hay Anti-Malthusian.
Ba quan điểm về mối quan hệ giữa dân số và tăng trưởng kinh tế:
Cho đến nay, lịch sử dân số học đã trải qua ba quan điểm về mối quan hệ giữa dân số và tăng trưởng kinh tế với những lí luận và bằng chứng khác nhau:
– Lí thuyết dân số học bi quan với lập luận chủ yếu là tăng dân số tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.
Lí thuyết dân số học bi quan chính là một trong ba luận điểm về mối liên hệ dân số và tăng trưởng kinh tế.
Người khởi xướng lí thuyết này là Thomas Malthus thông qua cuốn sách Thực chứng về qui luật dân số của ông viết năm 1789.
Lí thuyết dân số học bi quan của Ông cho rằng, trong bối cảnh nguồn lực bị giới hạn, nhu cầu lương thực ngày càng tăng và tiến bộ công nghệ chậm chạp sẽ làm trầm trọng hơn sức ép từ việc tăng dân số.
Vì thế, nhu cầu lương thực sẽ luôn thấp hơn mức cần thiết và điều này sẽ chỉ dừng lại khi mức tăng dân số bị chậm lại do tỉ lệ chết cao hơn.
Đặc biệt từ cuối thập niên 1940 cho đến những năm 1970, hàng loạt nghiên cứu với luận điểm “bi quan” cho rằng dân số ảnh hưởng hết sức tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế vì dân số tăng nhanh sẽ đe dọa đến nguồn cung lương thực và tài nguyên tự nhiên.
Các chủ thể là những nhà hoạch định chính sách ủng hộ luận điểm này đã tiến hành thực hiện hàng loạt chính sách dân số nghiêm ngặt nhằm giảm tỉ lệ sinh.
Các chủ thể cho rằng tốc độ tăng dân số chậm sẽ cải thiện tăng trưởng kinh tế vì nguồn lực sẽ được tiết kiệm và sử dụng cho mục đích thúc đẩy tăng trưởng thay vì được sử dụng cho mục đích sinh sản, cũng như góp phần giảm tải cho cơ sở hạ tầng và môi trường.
– Lí thuyết dân số học lạc quan thì lại cho rằng tăng dân số có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế;
– Lí thuyết dân số học trung tính cho rằng dân số tác động đến tăng trưởng kinh tế theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực còn tùy thuộc vào nhiều điều kiện khác.
Lí thuyết dân số học trung tính trong tiếng Anh được gọi là Balanced views.
Lí thuyết dân số học trung tính cũng chính là một trong ba luận điểm về mối liên hệ dân số và tăng trưởng kinh tế.
Vào đầu những năm 1990, một nhóm các nhà dân số học khác đánh giá tác động của tăng dân số đến tăng trưởng kinh tế ở một góc độ rộng hơn và thận trọng hơn.
Các chủ thể là những đại diện cho những người theo lí thuyết dân số học trung tính với quan điểm cho rằng tăng dân số tác động đến tăng trưởng kinh tế qua nhiều kênh khác nhau mà những kênh này có thể lại tác động tích cực hoặc tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.