Tiêu chuẩn năng lực chung của ASEAN về nghiệp vụ du lịch là gì? Tầm quan trọng?
Tiêu chuẩn năng lực chung là những nhiệm vụ, yêu cầu cần đạt phản ánh năng lực. Với nghiệp vụ du lịch là một yêu cầu bắt buộc nếu muốn lao động trong ngành. Các nghiệp vụ này cần được đào tạo, đáp ứng chuyên môn. Do đó, với khối ASEAN, lao động cần đáp ứng các đòi hỏi trình độ, điều kiện chung yêu cầu. Các tiêu chuẩn được thể hiện đa dạng thông qua cả các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Hiện nay, khi các quốc gia trong khu vực muốn phát triển các ngành nghề dịch vụ, cần có nội dung thống nhất và tìm được tiếng nói chung.
Mục lục bài viết
1. Tiêu chuẩn năng lực chung của ASEAN về nghiệp vụ du lịch là gì?
Tiêu chuẩn năng lực chung của ASEAN về nghiệp vụ du lịch trong tiếng Anh gọi là: The ASEAN Common Competency Standards for Tourism Professionals – ACCSTP.
Còn được biết đến là Tiêu chuẩn năng lực chung đối với lao động du lịch ASEAN.
Khái niệm.
Tiêu chuẩn năng lực chung của ASEAN về nghiệp vụ du lịch là những yêu cầu năng lực tối thiểu cho mỗi dịch vụ khách sạn và lữ hành. Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch đối với các lao động trong ngành. Tạo cơ sở cho việc xây dựng thoả thuận thừa nhận lẫn nhau giữa các quốc gia thành viên ASEAN. Giúp ngành du lịch phát triển và thừa nhận lẫn nhau đối với tiêu chuẩn du lịch khi thực hiện trong ASEAN.
Tiêu chuẩn năng lực chung đưa ra các yêu cầu trên các khía cạnh khác nhau. Cả trong kỹ năng cứng về chuyên môn, trình độ,… Cho tới các kỹ năng mềm như cách phục vụ, cách ứng xử và vận dung linh hoạt kỹ năng,… Đặc biệt khi làm một lao động trong ngành dịch vụ. Do đó mà các kỹ năng mềm cũng là yêu cầu bắt buộc. Trong khối liên kết chung, các quốc gia luôn muốn đảm bảo các lợi ích được thực hiện. Cũng như mong muốn sự công nhận từ quốc gia khác. Việc hợp tác toàn diện cần tìm được các nội dung phản ánh chung. Do đó mà khung tiêu chuẩn hướng tới lao động du lịch ASEAN ra đời.
Nghiệp vụ du lịch nhằm mang đến sự chuyên nghiệp và thống nhất cho toàn ngành. Bao gồm nghiệp vụ khi tham gia trong dịch vụ khách sạn và lữ hành. Các trải nghiệm và hài lòng của khách hàng được hướng đến. Và đó là lý do mà nhóm công tác quản lý phát triển nguồn nhân lực căn cứ xây dựng tiêu chuẩn chung. Ở đây, các năng lực sẽ hướng đến trải nghiệm nghỉ ngơi, hay tham quan và khám phá, trải nghiệm cho khách hàng.
Các tiêu chuẩn năng lực tối thiểu cần thiết cho từng chức danh công việc đã được quyết định trên cơ sở sau đây:
– So sánh với thực hành tốt nhất được công nhận ở tầm quốc tế.
Các nghiệp vụ du lịch hay bất cứ ngành nghề phát triển nào trên quốc tế cần được học tập. Đặc biệt khi các năng lực tổ chức đó mang tính chuyên nghiệp, hiệu quả. Tùy vào thực tế đối với ngành du lịch của ASEAN mà các bài học phải được áp dụng có chọn lọc. Bên cạnh đó, các công nhận tầm quốc tế là những nhu cầu cần thiết đáp ứng khách du lịch quốc tế. Do đó, nó phản ánh sự đẳng cấp và chuyên nghiệp ở một tầm cao. Cần cố gắng tạo điều kiện cho các dịch vụ ASEAN đáp ứng các đòi hỏi đó. Bởi nó không chỉ thu hút khách hàng khu vực mà còn là du khách quốc tế.
– Chỉ nên bao gồm các năng lực hiện tại, phù hợp và có thể áp dụng đối với nhiều quốc gia thành viên.
Để có thể thúc đẩy nhanh chóng kích cầu du lịch. Các khung năng lực phải đi nên từ những tiêu chuẩn có sẵn. Tức là dựa trên năng lực thực tế của lao động trong ngành để phát triển lên. Nó làm nên tính khả thi, thay đổi dần và thích ứng. Các năng lực được chọn lọc trong khung năng lực chung phải phù hợp với thực tế khu vực. Dù muốn tìm kiếm tính chất chuyên nghiệp quốc tế. Tuy nhiên lao động, nhu cầu của khách hàng, các kinh phí,.. cho du lịch chưa đủ sẽ không thể thúc đẩy du lịch phát triển.
– Quốc gia lựa chọn năng lực bổ sung.
Mỗi quốc gia thành viên hoặc phân ngành lao động có thể lựa chọn thêm các năng lực bổ sung nếu thấy cần thiết để phù hợp với yêu cầu của nước mình. Nó vừa tạo nên các đặc điểm riêng biệt, vừa mang đến các lợi ích nhiều hơn cho trải nghiệm khách hàng. Bởi muốn du lịch phát triển, tìm kiếm và giữ chân khách hàng là yếu tố vô cùng quan trọng. Đặc biệt là các lợi thế của quốc gia sẽ được khai thác triệt để trong khách sạn và lữ hành. Bởi các yếu tố riêng biệt cũng góp phần vô cùng quan trọng trong phát triển du lịch.
– Là mẫu số chung tốt nhất hoặc ngôn ngữ chung để thúc đẩy lợi ích của cộng đồng ASEAN.
Rõ ràng các tiêu chuẩn chung đưa ra dưới sự phù hợp cho tất cả các quốc gia. Các điểm chung này giúp khả năng đáp ứng của cả khu vực được đẩy mạnh. Các quốc gia cùng tiến hành tốt các nghiệp vụ, mang đến trải nghiệm và hài lòng của du khách. Sẽ tạo bước đệm cho phát triển lợi ích chung cho toàn khu vực.
Nhóm công tác ASEAN về Phát triển Nhân lực Du lịch đã xây dựng Khung các tiêu chuẩn năng lực tối thiểu cần thiết đối với người lao động du lịch. Các tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên các năng lực cần thiết để thực hiện các chức danh công việc đã được thống nhất. Thuộc phân ngành lao động đại lí lữ hành, điều hành tour, buồng phòng, lễ tân, dịch vụ ăn uống, chế biến món ăn. Tất cả các hoạt động diễn ra xung quanh thời gian du lịch đều mang đến trải nghiệm cho khách hàng. Dù nó có diễn ra dưới sự chủ động của phía cung cấp dịch vụ du lịch hay không. Do đó việc điều chỉnh các thời gian, địa điểm hay gặp gỡ của khách phải được thực hiện.
2. Tầm quan trọng:
Để quy định tiêu chuẩn năng lực chung, khung năng lực được xây dựng. Trong đó, phản ánh các nội dung triển khai tiêu chuẩn, yêu cầu cần có. Tầm quan trọng của Khung năng lực ACCSTP được xây dựng dựa trên khái niệm năng lực. Bao gồm kiến thức, các kĩ năng, thái độ (KSA) mà cá nhân phải có, hoặc phải đạt được. Để thực hiện công việc một cách hiệu quả, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn.
Để một lao động có thể thực hiện công việc cung cấp dịch vụ du lịch, phải có nghiệp vụ. Được hiểu là các hoạt động nghề nghiệp với chức vụ nhiệm vụ trong ngành. Do đó, không phải ai muốn thực hiện hoạt động này đều có thể trở thành lao động theo tiêu chuẩn của ASEAN. Các năng lực cần có bao gồm: Kiến thức, kỹ năng, cách ứng xử/Thái độ. Khung năng lực này được xây dựng bởi Nhóm công tác ASEAN về Phát triển Nhân lực Du lịch.
Năng lực phản ánh qua kiến thức.
Theo đó, người lao động du lịch có năng lực được thể hiện thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ trong lao động đạt tiêu chuẩn. Ở đó, bao gồm các năng lực khác nhau được phản ánh cho một lao động. Kiến thức là một trong ba yêu cầu năng lực cần phải có. Nó phù hợp vào lĩnh vực hoạt động của họ đối với ngành du lịch. Hay nói cách khác là nghề nghiệp mà họ lựa chọn trong đa dạng các nghề. Có thể là làm trong khách sạn, cũng có thể dẫn tour,… Với mỗi nghề nghiệp khác nhau lại cần các kiến thức khác nhau. Thông qua các tìm hiểu trên thực tế, hoặc học tập trong các ngôi trường đào tạo về nghiệp vụ du lịch.
Thể hiện tính chất có đào tạo, có chứng chỉ chứng nhận nghề nghiệp và đủ tiêu chuẩn tham gia lao động trong ngành. Các kiến thức mang đến hiểu biết. Từ đó giúp lao động có thể lĩnh hội nhiều nguồn thông tin. Đa dạng vốn hiểu biết là cách họ có thể tương tác với khách hàng. Hay chia sẻ với khách hàng những thông tin trải nghiệm liên quan đến chuyến du lịch. Bởi càng khám phá nhiều, con người càng có hứng thú trong tìm hiểu. Cũng như trang bị và trau dồi kiến thức.
Đây được xem là các kỹ năng cứng của một ngành nghề lao động. Người lao động trang bị cho mình thông qua đào tạo, truyền đạt kinh nghiệm và phục vụ cho nhu cầu công việc.
Năng lực phản ánh qua kỹ năng.
Với kỹ năng đòi hỏi yếu tố kiến thức làm nền tảng. Khi có kiến thức, được xem là những gì tích lũy được từ vốn kinh nghiệp được truyền đạt. Hay nói cách khác kiến thức có thể được xem là kỹ năng của người khác. Muốn nó trở thành của mình, cần có quá trình vận dụng kiến thức có được. Quá trình đó được xem là phản ánh kiến thức thông qua kỹ năng. Kỹ năng nghề nghiệp được thực hiện dựa trên kỹ năng mềm là chủ yếu. Với cơ sở nền tảng của mình. Người lao động có thể thực hiện các hoạt động trên thực tế một cách linh hoạt, hợp lý hay hiệu quả. Một lao động có kỹ năng tốt sẽ mang đến các trải nghiệm hiệu quả cho trải nghiệm của khách hàng.
Khi đó, người lao động phải đặt ra các câu hỏi khách hàng cần gì, ở mức độ như thế nào. Từ đó áp dụng kỹ năng thực hiện hiệu quả tương ứng.
Năng lực phản ánh qua thái độ, cách ứng xử.
Đây là các yêu cầu cần thiết của ngành dịch vụ nói chung. Nó cũng thể hiện các thương hiệu cá nhân hay thương hiệu cho doanh nghiệp. Là yếu tố quyết định nhu cầu, sự mong muốn trải nghiệm trong những thời gian kế tiếp của khách. Các thái độ, cách ứng xử mang đến sự hài lòng hay không của người tận hưởng. Họ bỏ tiền ra và mong muốn nhận được các trải nghiệm tương xứng. Tính chuyên nghiệp hay chất riêng cũng được phản ánh trong nhóm năng lực này. Nó làm nên sự phát triển bền vững hay không trong việc làm của một lao động. Đặc biệt phản ánh phát triển đối với du lịch của các quốc gia trong khu vực ASEAN.