Lí thuyết quản trị hệ thống là gì? Ý nghĩa và các kiểu hệ thống cơ bản? Đặc trưng của hệ thống?
Khái niệm và lí thuyết hệ thống đã ra đời từ rất lâu, và nó được ứng dụng trong các ngành khoa học, trong đó có ngành khoa học công nghệ thông tin, hiện nay với sự phát triển như vũ bảo của công nghệ thông tin thì vân đề được đặt ra ở đây là làm sao để quản trị hệ thống công nghệ thông tin một cách tốt nhât, trước tiên chúng ta cần có những hiểu biết cơ bản về Lí thuyết quản trị hệ thống là gì? Ý nghĩa và các kiểu hệ thống cơ bản hiện nay như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Lí thuyết quản trị hệ thống là gì?
Lí thuyết quản trị hệ thống trong tiếng Anh là “Systems Management Theory”
Đầu tiên chúng ta muốn hiểu về quản trị hệ thống cần biết hệ thống được hiểu là tập hợp các phần tử tương tác với nhau theo một cấu trúc nhất định và tạo nên một chỉnh thể tương đối độc lập.
Khi nhắc tới lí thuyết quản trị hệ thống tin rằng một hệ thống là một tập hợp các bộ phận được kết hợp lại với nhau để hoàn thành một số mục tiêu cuối cùng và chúng ta nếu nhìn từ góc độ đó, nếu một phần của hệ thống bị lỗi hoặc bị loại ra, thì bản thân hệ thống không thể hoạt động được và đối với lí thuyết này, mọi thứ là một phần của hệ thống. Tất cả các bộ phận có mối quan hệ với nhau, dù hệ thống vẫn có thể hoạt động được nếu một phần bị hư hỏng, nhưng nó sẽ không hoạt động được như bình thường và nói cách khác, hệ thống đã bị thay đổi.
Quản trị hệ thống là việc con người trực tiếp cài đặt hệ điều hành, phần mềm cho máy tính để đảm bảo hệ thống được vận hành một cách tốt nhất, lưu trữ các bản backup dự phòng khi gặp các tình huống cấp bách hoặc thực hiện các biện pháp bảo mật, sửa lỗi khi có vấn đề xảy ra.
Quản trị hệ thống đặc biệt chú trọng đến vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản trị, sản xuất và kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp và trong Quản trị hệ thống, người dùng trên hệ thống được phân quyền để dễ dàng trong công tác quản lý dữ liệu cũng như đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp và theo đó nhờ có thế mạnh này mà Quản trị hệ thống đang nhận được nhiều sự quan tâm từ các doanh nghiệp lớn nhỏ bởi việc có thể dễ dàng quản lý từ dữ liệu đến người dùng.
Hệ thống máy tính xuất hiện, kéo theo đó là sự xuất hiện của các quản trị viên hệ thống và với công việc chính của các quản trị viên là nhằm liên kết các trung tâm dữ liệu, cung ứng và quản lý các hệ thống cụ thể kết hợp các thành phần phần cứng, hệ thống lưu trữ, hệ điều hành, phần mềm trung gian và phần mềm ứng dụng. Các quản trị hệ thống giỏi nhất được trang bị tất cả các kỹ năng cần thiết nhằm làm cho hệ thống hoạt động trôi chảy. Ở một khía cạnh nào đó, quản trị hệ thống giống như một “bác sĩ trị liệu” với kỹ năng chẩn đoán chính xác và xử lý tốt vấn đề để giữ cho hệ thống hoạt động một cách hiệu quả.
2. Ý nghĩa và các kiểu hệ thống cơ bản:
2.1. Ý nghĩa của quản trị hệ thống:
Theo khái niệm căn bản của lí thuyết này, nếu một hệ thống hoạt động tốt, thì nó có thể được nhân rộng và sử dụng trên khắp toàn cầu cụ thể cùng với một vài điều chỉnh.
Ví dụ cụ thể trường hợp của McDonald’s mặc dù những món ăn được bày bán ở các nước là khác nhau McDonald’s ở Ấn Độ thậm chí còn không bán bánh hamburger, nhưng qui trình mua hàng là giống hệt nhau như khách hàng vào trong cửa hàng, nhìn vào menu, chọn combo ưa thích và trả tiền.
Theo đó ta thấy với hệ thống này được sao chép và áp dụng trong mọi cửa hàng McDonald’s trên toàn thế giới, và nó hoạt động tốt Bên cạnh đó chúng vẫn cần một số sửa đổi, vì một hệ thống không hẳn là hoạt động giống hệt nhau ở mọi nơi nhưng dù có chỉnh sửa, hệ thống giúp doanh nghiệp dễ dàng tạo ra trải nghiệm khách hàng tương tự nhau trên toàn thế giới.
Nhờ có Quản trị hệ thống, các chủ doanh nghiệp có thể dễ dàng quản trị dữ liệu tới mỗi người dùng trong doanh nghiệp và từ đó có thể hoạch định được các chiến lược, chính sách đúng đắn cho sự phát triển của doanh nghiệp để có thể tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.
Đầu tư vào quản trị trong doanh nghiệp là một khoản đầu tư thông minh bởi trong thời đại công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển như hiện nay, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là vấn đề mang tính chất sống còn và việc quản trị hệ thống cho thấy việc hiệu quả trong quản lý dữ liệu cũng như người dùng trong doanh nghiệp của bạn, tối ưu hóa quá trình quản trị hệ thống thông tin.
Bên cạnh đó, Quản trị hệ thống còn giúp doanh nghiệp dự báo chính xác hơn nhờ các thông tin, dữ liệu được sắp xếp và quản lý một cách khoa học, từ đó có thể đưa ra những ước đoán trên thực tế và dự báo hiệu quả hơn và ngoài ra, Quản trị hệ thống còn giúp tương tác giữa các bộ phận trở nên dễ dàng hơn và không chỉ giúp cho việc quản lý thuận lợi, các bộ phận, nhân viên và người dùng dữ liệu trong doanh nghiệp có thể dễ dàng trao đổi và làm việc cùng nhau, nâng cao hiệu quả làm việc.
2.2. Các kiểu hệ thống cơ bản:
Ta thấy các hệ thống có thể được sao chép và sử dụng trên toàn thế giới, nhưng có những loại hệ thống khác nhau bên cạnh đó trong lí thuyết quản trị hệ thống, có ba loại hệ thống cơ bản như sau:
Hệ thống mở đó là hệ thống liên tục tương tác với môi trường xung quanh nó. Ví dụ, một nhà sản xuất có thể sử dụng nhiều cung cấp bột khác nhau để sản xuất bánh mì, hoặc một tổ chức có thể phải đổi địa điểm hoặc thay đổi khi nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi.
Khác với hệ thống mở tại hệ thống khép kín đó là kiểu hệ thống hoặc công ty độc lập với môi trường xung quanh nó. Thông thường hệ thống khép kín được sử dụng bởi những công ty sử dụng công nghệ rất tiên tiến, có nguồn đầu vào hạn chế, số lượng và sản phẩm sản xuất hầu như không biến đổi, ví dụ như như vệ tinh vũ trụ. Trên thực tế, các vệ tinh được sản xuất trong một môi trường được bảo vệ, giống như phòng thí nghiệm, để đảm bảo không bị nhiễm bẩn.
3. Đặc trưng của hệ thống:
Đặc trưng là thuộc tính căn bản, ổn định vốn có bên trong sự vật và trong hệ thống các phần tử liên kết và tương tác với nhau theo quan hệ nhân quả, nghĩa là mỗi sự thay đổi của một hay một số phần tử đều kéo theo sự thay đổi của các phần tử còn lại, tác động này có thể là trực tiếp hay gián tiếp tuỳ theo sự quan trọng, vai trò và chức năng của phần tử đó. Một hệ thống bất kỳ có những tính chất cơ bản sau đây:
– Đặc trưng tiếp theo là tính trồi ta thấy đây là tính xuất hiện khi sắp xếp các phần tử của hệ thống theo một cách thức nào đó sẽ tạo nên tính trồi và ta thấy đó là khả năng nổi trội, mới mẻ của hệ thống mà khi các phần tử đứng riêng rẽ thì không thể tạo ra được và với tính này là đặc tính quan trọng nhất của hệ thống và tính trồi chỉ có ở một cấp hệ thống mà không có ở các hệ thống cấp thấp hơn nó hoặc các thành tố tạo ra hệ thống.
Bên cạnh đó còn có tính nhất thể thông qua hai khía cạnh là sự thống nhất của các yếu tố tạo nên hệ thống và nó có mối quan hệ mật thiết của hệ thống với những yếu tố thuộc về môi trường và tnh nhất thể thể hiện như sau:
+ Quan hệ giữa hệ thống và môi trường: Một hệ thống luôn tồn tại trong môi trường, chịu sự tác động của môi trường.
+ Tính nhất thể và quản lý: Tính nhất thể của hệ thống có được là nhờ quản lý. Nếu biết tổ chức, phối hợp, liên kết các bộ phận, các phần tử một cách tốt nhất và thiết lập được mối quan hệ hợp lý với môi trường thì sẽ tạo ra sự phát triển cao.
Như vậy ta có thể thấy bên cạnh đó còn có hệ thống phụ đây được xem là một phần của một hệ thống lớn hơn và giống như hệ thống xe trên sân bay giúp hành khách đi từ ga này sang ga khác cụ thể và đây là một phần của hệ thống, như vậy dựa trên các đặc trưng cơ bản của hệ thống chúng ta có thể nắm băt nó để có thể vận dụng tốt hơn vào thực tế cuộc sống con người hiện nay cụ thể.