Thuyết hai nhân tố của Herzberg là gì? Áp dụng thuyết hai nhân tố của Herzberg? Cách ứng dụng và ý nghĩa của thuyết hai nhân tố của Herzberg?
Hiện nay trong kinh doanh của doanh nghiệp các nhà đầu tư đã đề ra những yếu tố ảnh hưởng tới kinh doanh, trong đó các yếu tố này có yếu tố tương quan giữa động lực làm việc và thái độ làm việc của nhân viên. Cụ thể hai vấn đề này được nêu rất rõ trong “Thuyết hai nhân tố của Herzberg” Vậy thuyết hai nhân tố của Herzberg là gì? Áp dụng thuyết hai nhân tố của Herzberg và ứng dụng thực tế như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thuyết hai nhân tố của Herzberg là gì?
Thuyết hai nhân tố của Herzberg trong tiếng Anh là Herzberg’s Two-Factor Theory.
Với lí thuyết này cho rằng có các yếu tố ảnh hưởng đến động lực của nhân viên xuất hiện tại nơi làm việc cụ thể đó là các nhân tố duy trì và các nhân tố động viên và với lí thuyết này được đề xuất bởi Frederick Herzberg đây được biết đến là một nhà tâm lí học quan tâm đến mối tương quan giữa thái độ của nhân viên và động lực làm việc vơi nhân tố duy trì là các nhân tố gây ra sự không hài lòng ở nơi làm việc. Chúng là các yếu tố bên ngoài hoặc độc lập với công việc và có liên quan với những thứ như tiền lương, tính ổn định của công việc khả năng nhân viên giữ được việc làm, không bị sa thải, chính sách của doanh nghiệp, điều kiện làm việc, năng lực của lãnh đạo và mối quan hệ giữa người giám sát, cấp dưới và đồng nghiệp và bên cạnh đó theo Herzberg, những nhân tố này không thúc đẩy nhân viên.
Ví dụ cụ thể như khi một nhân viên chắc chắn sẽ không vui vẻ với một công việc trả lương thấp, bị đe dọa mất việc, lãnh đạo không có năng lực, bản thân liên tục bị bàn tán và xung quanh chỉ toàn những đồng nghiệp mà anh ta/ cô ta coi thường.
Như vậy ta thấy khi các yếu tố duy trì không được đáp ứng, nhân viên có cảm giác như thiếu thứ gì đó hoặc mọi thứ không hoàn toàn đúng với nhóm thứ hai là nhân tố động viên và chúng gắn liền với động lực của nhân viên và phát sinh từ các điều kiện nội tại của công việc, phụ thuộc vào chính bản thân công việc. Các yếu tố của sự động viên bao gồm trách nhiệm, sự hài lòng trong công việc, sự công nhận, thành tích, cơ hội phát triển và thăng tiến.
2. Áp dụng thuyết hai nhân tố của Herzberg:
Với lý thuyết này ta thấy ông cho rằng việc khắc phục nhũng nguyên nhân khiến họ không hài lòng để tạo ra sự hài lòng và theo đó việc tăng thêm các yếu tố hài lòng cũng sẽ không loại bỏ sự bất mãn và nghe có vẻ khó hiểu, nhưng ý tưởng của Herzberg có thể được minh họa qua ví dụ sau cụ thể như Jeff làm trong một công ty bị dột khi trời mưa, máy tính hay hỏng hóc, do đó anh ta luôn cảm thấy không thể làm xong việc. Bên cạnh đó thì Jeff được thông báo anh ta sẽ được thưởng vì thành tích kinh doanh tháng trước. Dù cảm thấy hạnh phúc trong một thời gian ngắn, nhưng khi quay lại bàn làm việc, Jeff thấy trần nhà đang dột và máy tính lại hỏng; và ngay lập tức anh ta cảm thấy khó chịu về điều kiện làm việc.
Như vậy nên trách nhiệm của quản lí phải đảm bảo cung cấp đủ các nhân tố duy trì, đồng thời xây dựng sự thỏa mãn hoặc động lực thúc đẩy công việc của nhân viên và nếu nhìn vào bản chất, các nhân tố duy trì là cần thiết để đảm bảo cấp dưới không bất mãn, và động lực là cần thiết để thúc đẩy nhân viên làm việc hướng tới mức hiệu suất cao hơn. Để bắt đầu loại bỏ những thứ gây ra sự không hài lòng của nhân viên, người quản lí cần khắc phục các vấn đề như chính sách không hiệu quả, tiền lương thấp, v.v.. Sau đó, nhà quản lí nên xây dựng văn hóa hợp tác, cung cấp ý nghĩa cho công việc, đưa ra sự lãnh đạo hiệu quả, và thể hiện sự tôn trọng đối với cấp dưới.
Mỗi hoạt động trên đều sẽ giúp người quản lí giảm bớt sự bất mãn trong công việc và thực hiện bước đầu để hướng tới động viên và sự hài lòng để tạo ra sự hài lòng, người quản lí cần cung cấp chương trình làm phong phú nội dung công việc cho nhân viên. Điều này được thực hiện bằng cách thiết kế sao cho công việc trở nên bổ ích và mang tính thử thách và cơ bản nhân viên nên được trao cơ hội để trở nên xuất sắc trong lĩnh vực họ làm tốt nhất. Theo đó đã chia các yếu tố tạo nên sự thỏa mãn và không thỏa mãn thành hai nhóm:
Nhóm 1:
Là nhóm yếu tố tạo sự động lực và sự thỏa mãn cho người thực hiện công việc. Đây là nhóm yếu tố thuộc vào lĩnh vực công việc và các nhu cầu cá nhân người lao động. Yếu tố này bao gồm những then chốt để tạo động lực và thỏa mãn trong công việc như sau:
+,Sự thành đạt
+ Sự tôn vinh, các công nhận thành tích của tổ chức, lãnh đạo và các đồng nghiệp.
+ Đặc điểm và bản chất bên trong của công việc.
+ Những trách nhiệm trong công việc.
+ Các cơ hội thăng tiến trong công việc.
Nhóm 2:
Chính là nhóm yếu tố thuộc về môi trường tổ chức và với nhóm này mang tính tích cực, giúp ngăn ngừa sự không thỏa mãn của người lao động đối với công việc, nhưng nếu chỉ có nhóm này thì sẽ không đủ tạo ra các động lực và nó không thỏa mãn trong công việc của người lao động, nhóm này bao gồm các yếu tố sau:
+ Điều kiện làm việc của người lao động.
+ Sự giám sát và quản lý trong công việc.
+ Chính sách và các chế độ quản trị trong các doanh nghiệp.
+ Các chính sách về lương và thưởng.
+ Các mối quan hệ giữa người – người trong doanh nghiệp đó.
Như vậy ta thấy với học thuyết của Herzberg đã đề ra được các yếu tố ảnh hưởng đến động lực của người lao động và sự thỏa mãn của những người lao động thì chúng có tác động đến việc thiết kế và thiết kế lại các công việc ở các doanh nghiệp nhưng học thuyết này không đem lại tính khả thi vì thực tế đối với những người lao động với những yếu tố này không tách rời với nhau mà chúng hoạt động, tồn tại song song cùng nhau.
3. Cách ứng dụng và ý nghĩa của thuyết hai nhân tố của Herzberg:
3.1. Ý nghĩa của thuyết hai nhân tố của Herzberg có ý nghĩa với các nhà quản trị ở các mặt sau:
+ Những nhân tố làm thỏa mãn cho người lao động khác với các nhân tố tạo ra những sự bất mãn. Cho nên bạn không thể mong đợi sự thỏa mãn bằng cách đơn giản là sự xóa bỏ các nguyên nhân gây ra sự bất mãn.
+ Việc động viên các nhân viên phải được giải quyết một cách thỏa đáng đồng thời cả hai nhóm nhân tố được duy trì và động viên, không thể chú trọng một nhóm nào riêng biệt cả nhưng cũng có những yếu tố không đồng tình với quan điểm của Herzbeg. Những phê phán này liên quan đến việc Herzbeg cho rằng các cách để tạo ra những yếu tố động lực trong các công việc vơi con người sẽ cảm thấy rất hài lòng với công việc của mình và có một vấn đề đặt ra chính là: việc hài lòng có mang lại hiệu quả làm việc cao hơn không.
3.2. Các ứng dụng của học thuyết:
Ý nghĩa của học thuyết này đem tới là giúp cho các nhà quản trị có thể biết được các yếu tố cụ thể để gây ra sự không đồng lòng cho các nhân viên và từ đó tìm ra được các cách loại bỏ những yếu tố này.
Ví dụ 1: về thuyết học như một nhân viên có thể bất mãn với các công việc của mình vì mức lương quá thấp và phải chịu sự giám sát quá khắt khe của cấp trên và không có những sự quan hệ tốt vậy thì các nhà quản trị sẽ phải tìm cách cải thiện về mức lương và sau đó hạn chế sự giám sát cặn kẽ và thay đổi cách nhìn của đồng nghiệp của nhân viên đó tốt hơn nữa nhưng bên cạnh đó các nhân tố gây bất mãn sẽ được loại bỏ thì điều này không có nghĩa là nhân viên sẽ hài lòng với sự thay đổi đó và theo đó khi muốn cho các nhân viên hài lòng thì người quản trị cần có sự chú trọng đến những yếu tố như sự thành công, thừa nhận và sự phân công công việc.
Ví dụ 2:
Người nhân viên sẽ rất hài lòng khi họ được giao đúng với chức năng công việc và tính cách của họ và người nhân viên đó có các cơ hội học tập, thể hiện bản thân có năng lực và cơ hội thăng tiến rất cao.
Từ những phân tích đưa ra như trên chúng ta thấy chúng tôi đã cung cấp những kiến thức về thuyết 2 nhân tố của Herzberg. Đều quan trong của thuyết này là bạn phải nắm rõ được ý nghĩa của nó và sau đó áp dụng vào thực tế của doanh nghiệp mình và vì điểm chính vẫn là bạn có làm thỏa mãn cũng như hiểu được tính cách từng nhân viên hay không, những kiến thức có thể bị thiếu hoặc có sai sót và các bạn có thể bình luận để đưa ra ý kiến của riêng mình nha.