Hiện nay trong lĩnh vực kinh doanh có rất nhiều các loại rủi ro khác nhau mà khi thực hiện kinh doanh chúng ta không thể nào lường trước được, tuy nhiên nếu xét theo một góc độ nào đó thì các loại rủi ro vấn có cách để hạn chế một cách hiệu quả các rủi ro có thể xảy ra đó. Bên cạnh đó còn dựa vào yếu tố quan trọng nhất đó là về phía các nhà đầu tư có chuẩn bị tâm lí trước cho những rủi ro đó hay không.
Trên thực tế chúng ta có thể thấy có rất nhiều nhà đầu tư khi tham gia kinh doanh trên lĩnh vực nào đó rất thờ ơ với rủi ro tiềm tàng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp mình có thể gặp phải, trong kinh tế thì vấn đề này cũng được nhắc tới khá nhiều và với những ý kiến bàn luật khác nhau.
Mục lục bài viết
1. Thờ ơ với rủi ro là gì?
Thờ ơ với rủi ro hay còn được gọi là trung lập với rủi ro, bàng quan với rủi ro, trong tiếng Anh là Risk Neutral.
Khi nói tới thờ ơ với rủi ro chúng ta hiểu đơn giản đây là khái niệm được sử dụng trong lí thuyết trò chơi và trong tài chính, chỉ tâm lí không quan tâm đến rủi ro tiềm tàng khi đưa ra một quyết định đầu tư và với lối tư duy này không xuất phát từ tính toán hay suy luận, mà là từ sở thích và cảm xúc hay cảm nhận của nhà đầu tư đối với khoản đầu tư. Một nhà đầu tư thờ ơ với rủi ro được hiểu đơn giản là không tập trung vào rủi ro cho dù đó có phải điều không nên làm hay không và với tâm lí của nhà đầu tư thờ ơ với rủi ro phụ thuộc vào từng tình huống, giá cả hay các yếu tố bên ngoài khác.
2. Thờ ơ với rủi ro và lợi nhuận đầu tư:
Thờ ơ với rủi ro mô tả thái độ bàng quan với rủi ro tiềm năng của một cá nhân khi đánh giá các lựa chọn đầu tư thay thế và nếu nhà đầu tư chỉ tập trung vào lợi nhuận tiềm năng bất kể mức rủi ro, họ được cho là thờ ơ với rủi ro, hành vi này luôn luôn tiềm tàng rủi ro và theo đó giữa hai chiến lược đầu tư, nhà đầu tư e ngại rủi ro sẽ lựa chọn đầu tư 100$ để thu lại 50$ thay vì đầu tư 1.000$ vẫn với khoản lợi nhuận 50$ tương tự. Trên thực tế ta có thể dễ dàng nhận thấy một người thờ ơ với rủi ro sẽ nhìn vào lợi nhuận tiềm năng của mỗi khoản đầu tư để đánh giá hai cơ hội đầu tư trên và đối với họ, hai khoản đầu tư trên là như nhau.
Việc chúng ta định giá và đo lường mức thờ ơ với rủi ro bởi rất nhiều nguyên nhân khiến cho một nhà đầu tư có tâm lí thờ ơ với rủi ro theo đó có thể với một nhà đầu tư có thể thay đổi từ tâm lí e ngại rủi ro sang thờ ơ với rủi ro do thay đổi giá cả và ta thấy hiện tượng này dẫn đến một khái niệm khác là đo lường mức Thờ ơ với rủi ro. Các phép đo lường mức thờ ơ với rủi ro được ứng dụng rộng rãi trong việc định giá các công cụ phái sinh và với mức giá cân bằng giữa cung và cầu trên thị trường được cho là nên bằng với mức giá thể hiện tâm lí Thờ ơ với rủi ro của các nhà đầu tư.
Ví dụ Xem xét trường hợp 100 nhà đầu tư chấp nhận cơ hội kiếm được 100$ nếu họ gửi 10.000$ vào ngân hàng trong thời hạn 6 tháng. Trong kịch bản này hầu như không có rủi ro mất tiền (trừ khi ngân hàng này có khả năng bị phá sản). Sau đó, 100 nhà đầu tư này được giới thiệu với một khoản đầu tư thay thế mang đến cơ hội kiếm được 10.000$ đồng thời có khả năng họ sẽ mất hết 10.000$. Giả sử một công ty nghiên cứu thị trường khảo sát thăm dò ý kiến của các nhà đầu tư về lựa chọn đầu tư của họ với ba câu trả lời như sau:
– (A) Tôi sẽ không bao giờ chấp nhận lựa chọn đầu tư thay thế.
– (B) Tôi cần thêm thông tin về lựa chọn đầu tư thay thế.
– (C) Tôi sẽ đầu tư vào lựa chọn đầu tư thay thế ngay khi có thể.
Trong ví dụ này, những người trả lời A là những nhà đầu tư e ngại rủi ro, những người trả lời C là những nhà đầu tư ưa thích rủi ro những người trả lời B là những nhà đầu tư thờ ơ với rủi ro, họ yêu cầu thêm thông tin do họ nhận ra rằng họ cần thêm thông tin để xác định xem lựa chọn thay thế có đáng để đầu tư hay không.
Thờ ơ với rủi ro và Lợi nhuận đầu tư:
Trường hợp các nhà đầu tư thờ ơ với rủi ro không e ngại rủi ro cũng không ưa thích rủi ro, thay vào đó, họ quan tâm đến giá trị của lợi nhuận dự kiến để biết liệu họ có nên mạo hiểm hay không và theo đó trong ví dụ trên khi họ chọn muốn biết thêm thông tin, họ được coi là Thờ ơ với rủi ro. Những nhà đầu tư này thường muốn biết xác suất nhân đôi tiền của họ có thể là bao nhiêu để so với khả năng mất tất cả vốn và nếu xác suất nhân đôi chỉ là 50% thì giá trị kì vọng của khoản đầu tư đó là 0 vì khả năng mất tất cả mọi thứ và nhân đôi tiền là 50:50. Nếu xác suất nhân đôi lớn hơn 50% thì những nhà đầu tư sẵn sàng xem xét lựa chọn thay thế vào thời điểm đó là những nhà đầu tư Thờ ơ với rủi ro, do tại lúc này họ chỉ tập trung vào xác suất sẽ thu được lợi nhuận và bỏ qua rủi ro.
Theo đó với mức giá của các nhà đầu tư thờ ơ với rủi ro có thể xem xét đây là một thông số quan trọng của trạng thái cân bằng giá trên thị trường do nó biểu hiện hành vi đánh giá các lựa chọn đầu tư thay thế mà không màng đến rủi ro tiềm tàng và đây là mức giá có số lượng người mua và người bán lớn nhất có thể có sẵn trên thị trường.
3. Các loại rủi ro thường gặp:
Có bốn loại rủi ro tài chính chủ yếu: tín dụng, lãi suất, thị trường và thanh khoản và với những rủi ro này ảnh hưởng đến tất cả khía cạnh tài chính như việc đầu tư cổ phiếu và trái phiếu, tài chính doanh nghiệp, tài chính tiêu dùng và thương mại quốc tế, theo đó các rủi ro này thường biến động với nền kinh tế. Trong một cuộc suy thoái, rủi ro tín dụng và thị trường là rất cao và khi một quốc gia thao túng lãi suất để làm chậm một nền kinh tế quá tải hoặc phục hồi một nền kinh tế từ sự suy thoái thì rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện với các rủi ro thanh khoản liên quan đến nhận thức về rủi ro trong tương lai của thị trường và khả năng thanh toán một khoản đầu tư nếu cần thiết.
1. Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng xuất hiện khi một khoản đầu tư mất đi giá trị do sự suy giảm tiềm lực tài chính của công ty với các loại rủi ro vỡ nợ liên quan đến sự suy yếu tài chính và khả năng thanh toán lãi suất cho cổ đông, cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của công ty, rủi ro tín dụng cao liên quan đến đầu tư chứng khoán hoặc cho vay tiêu dùng và doanh nghiệp sẽ làm cho mức lãi suất tăng cao nhằm bù đắp cho việc thanh toán trễ.
2. Rủi ro lãi suất
Điều kiện kinh tế gây ra rủi ro lãi suất đó là khi chính phủ xác định nền kinh tế gần chạm mức lạm phát, họ sẽ thiết lập chính sách tiền tệ chặt chẽ và điều này bao gồm việc loại bỏ đồng tiền ra khỏi hệ thống và tăng lãi suất với mức lãi suất cao làm cho giá trị thị trường của trái phiếu giảm. Khi nền kinh tế đang suy thoái, chính phủ sẽ lập chính sách tiền tệ mở rộng, bổ sung thêm tiền vào hệ thống và hạ lãi suất với hình thức rủi ro lãi suất này chủ yếu ảnh hưởng đến các ngân hàng bởi vì họ nhận được số tiền họ cho vay thông qua giấy chứng nhận tài khoản tiền gửi và tiết kiệm.
3. Rủi ro thị trường
Ta thấy rủi ro thị trường xảy ra khi một sự kiện tiêu cực gây ra hàng loạt phản ứng trên thị trường với những thay đổi trong nền kinh tế, báo cáo thu nhập từ các công ty lớn ảnh hưởng đến giá trị của các khoản đầu tư và tùy thuộc vào việc bạn sở hữu cổ phiếu ngắn hạn hay dài hạn, bạn sẽ được trải nghiệm rủi ro thị trường.
4. Rủi ro thanh khoản
Một số khoản đầu tư không có tính thanh khoản chẳng hạn như việc mua bán các cổ phiếu không giao dịch giữa các cá nhân, những khoản đầu tư khác như việc phát hành cổ phiếu giao dịch công khai, chúng không dễ dàng thực hiện việc buôn bán vì không được giao dịch hàng ngày và nhiều người không quan tâm đến chúng và với các trường hợp dẫn đến rủi ro thanh khoản khác như một công ty bị đồn đang trên bờ vực phá sản cũng như các yếu tố tiêu cực khác. Rủi ro thanh khoản ảnh hưởng đến giá trị cổ phiếu và khả năng giao dịch cổ phiếu.