Tranche là gì? Bản chất và ví dụ về Tranche? Tranche là công cụ phân tán rủi ro trên các loại rủi ro nào?
Hiện nay, trên thị trường chứng khoán có rất nhiều công cụ tài chính khác nhau để phân tán rủi ro lãi xuất trên các chứng khoán xếp hạng tín dụng. Trong đó chúng ta phải kể đến công cụ tài chính Tranche, đây là một phần trong chứng khoán gộp. Vậy để biết thêm về công cụ tài chính Tranche là gì? Bản chất và ví dụ về Tranche.
Mục lục bài viết
1. Tranche là gì?
Tranche” là một từ tiếng Pháp, tạm dịch ra tiếng Việt có nghĩa “lát” hay “phần”.
Tranche là một phần của chứng khoán gộp, thường là các công cụ nợ, được phân tách bởi rủi ro sau đó bán cho các nhà đầu tư khác nhau. Các tranche trong công cụ tài chính được cung cấp cùng một lúc nhưng với rủi ro, phần thưởng và kì hạn khác nhau để thu hút nhiều nhà đầu tư khác nhau. Nói cách khác, chứng khoán thường được phát hành theo các phần (tranche) nhỏ, để đáp ứng các mục tiêu của nhà đầu tư khác nhau về đa dạng danh mục đầu tư. Trong tài chính, tranche còn là tỉ lệ phần trăm của một sản phẩm nợ có cấu trúc. Tranche là công cụ phân tán rủi ro lãi suất trên các chứng khoán xếp hạng tín dụng khác nhau.
Hay chúng ta cũng có thể hiểu đây là một trong những lớp chứng khoán nợ được phát hành như một phần của trái phiếu hoặc công cụ riêng lẻ, đây là từ gốc Pháp, có nghĩa là một phần. Chứng khoán thường được phát hành theo các phần nhỏ, để đáp ứng các mục tiêu của nhà đầu tư khác nhau về đa dạng danh mục đầu tư. Ví dụ: Nợ cầm cố bảo đảm là chứng khoán được bảo lãnh bằng cầm cố phát hành với những phần trái phiếu khác nhau, được phát hành theo một khế ước trái phiếu duy nhất, phân loại từ trái phiếu trả nhanh đến trái phiếu trả chậm dài hạn (gọi là trái phiếu dồn tích hoặc trái phiếu Z). Mỗi loại trái phiếu sẽ được thanh toán tuần tự; khi một trái phiếu đáo hạn, trái phiếu kế tiếp được thanh toán theo tiến trình từng bước (stepping stone). Mỗi phần có một phiếu lãi và ngày đáo hạn khác nhau và có thể xác định bằng số CUSIP khác nhau.
2. Bản chất và ví dụ về Tranche:
Bản chất của tranche thì chúng ta thấy nó thường được sử dụng trong các nghĩa vụ nợ được thế chấp (CDO), chứng khoán bảo đảm bằng tài sản (ABS), chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp (MBS) và hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS). Tất cả các sản phẩm giao dịch chứng khoán liên quan đến xếp hạng tín dụng và kì hạn khác nhau, tìm cách phân bổ rủi ro đầu tư trong các tranche khác nhau. Chẳng hạn như, danh mục chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp (MBS) có thể bao gồm các khoản thế chấp khác nhau với các kì hạn khác nhau và rủi ro khác nhau. Chia một sản phẩm tài chính thành các tranche chắc chắn có thể làm tăng khả năng tiêu thụ cụ thể là để tăng tính thanh khoản của sản phẩm.
Tranche cũng có rất nhiều ưu điểm trong đó ưu điểm nổi trội nhất đó là chúng có thể bao gồm cả các công cụ nợ rác và chất lượng, từ đó thưởng cho các nhà đầu tư có xếp hạng tín dụng cao hơn. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư không đủ khả năng chi trả các khoản nợ cao cấp và đầu tư vào các tranche thấp hơn chỉ được thanh toán trong trường hợp dư tiền sau khi thanh toán cho các tranche cao hơn. Trong trường hợp mất khả năng thanh toán hay phá sản, các tranche thấp hơn thậm chí có thể không được bồi thường.
Ví dụ cụ thể như với một nghĩa vụ nợ cầm cố thế chấp tiếng anh là Collateralized Mortgage Obligation – CMO và hiện có mệnh giá 200 triệu USD được chia làm ba tranche khác nhau (A, B, C) với mệnh giá từng loại tương ứng là 90 triệu USD, 70 triệu USD và 40 triệu USD. Nhà đầu tư sở hữu tranche A sẽ được thanh toán phần lãi phát sinh trên mệnh giá của A và phần gốc đều đặn. Sau khi tranche A được thanh toán xong phần gốc 90 triệu USD thì phần gốc phát sinh trên tranche B (70 triệu USD) mới được thanh toán, trả xong hết tranche B mới đến phần gốc của C. Tuy nhiên, phần lãi tính trên dư nợ của B và C vẫn được thanh toán đều đặn hàng kì. Trong trường hợp trên tranche A có thời hạn ngắn nhất và tranche C có thời hạn dài nhất.
3. Tranche là công cụ phân tán rủi ro trên các loại rủi ro nào?
Thứ nhất, đối với rủi ro hệ thống hay được biết đén là rủi ro thị trường, bao gồm những rủi ro ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường chứng khoán mà bất kỳ nhà đầu tư nào tham gia chứng khoán đều gặp phải. Những rủi ro trong đầu tư chứng khoán của rủi ro hệ thống như: rủi ro biến động lãi suất, rủi ro biến động giá hàng hóa, rủi ro tiền tệ, rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản.
Thứ hai, đối với rủi ro giá hàng hóa thì các nhà đầu tư khi tham gia đầu tư chứng khoán tức là đầu tư vào các công ty cổ phần phát hành chứng khoán, hay nói một cách cụ thể hơn chính là đầu tư vào hàng hóa và sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đó. Có thể thấy giá hàng hóa tác động trực tiếp tới thị trường chứng khoán. Nhất là những hàng hóa liên quan tới chính sách tài khóa của nhà nước như: nhiên liệu xăng, dầu; giá điện, ga,…. Do đó, khi giá hàng hóa thay đổi, rủi ro giá chứng khoán xảy ra lớn hơn.
Thứ ba, đối với rủi ro mô hình, thì trong chứng khoán, nhà đầu tư tư thường chọn cho mình một mô hình đầu tư, có thể là một mô hình định giá tài sản và vốn,… Bên canhjd doc húng ta thấy, việc xây dựng mô hình không tránh khỏi những yếu tố kỹ thuật cũng như thị trường bởi thị trường chứng khoán luôn biến động không theo một nguyên tắc nào. Vì vậy, rủi ro mô hình là không thể tránh khỏi. Phân tích kỹ thuật là phương pháp đầu tư được nhiều người áp dụng tuy nhiên vẫn cần để ý tới các yếu tố tác động tới thị trường.
Thứ tư về rủi ro thanh khoản tức là tính thanh khoản của chứng khoán là khả năng chuyển đổi dễ dàng từ tiền sang chứng khoán và ngược lại. Rủi ro thanh khoản được hiểu đó là sự bất ổn của chứng khoán khi điều kiện giao dịch thay đổi. Nếu số lượng chứng khoán lớn, giao dịch xảy ra với khối lượng lớn có thể thấy thanh khoản ở mức cao, nhà đầu tư dễ dàng trao đổi cổ phiếu. Nếu khối lượng giao dịch thấp, thậm chí có phiên không có giao dịch xảy ra có thể thấy thanh khoản ở cổ phiếu này là thấp.
Thứ năm, về rủi ro lạm phát và rủi ro lãi suất được gây ra bởi sự lên xuống của lãi suất trái phiếu chính phủ, khi đó sẽ có sự dao động trong mức sinh lời kỳ vọng của các chứng khoán. Giá chứng khoán luôn biến động tỷ lệ nghịch với lãi suất thị trường, lãi suất thị trường tăng sẽ làm cho giá trị thị trường của chứng khoán bị sụt giảm và ngược lại. Lạm phát sẽ khiến giá trị của đồng tiền thay đổi, gây dao động tới lợi nhuận của nhà đầu tư trong tương lai.
Các rủi ro phi hệ thống như những rủi ro đặc trưng trong từng ngành hoặc từng công ty. Ví dụ các rủi ro khi đầu tư chứng khoán: tai nạn máy bay tới từ ngành hàng không, thông tin xấu từ một công ty chứng khoán… không phải toàn thị trường đều bị ảnh hưởng. có thể là
+ Rủi ro xếp hạng trong một ngành công nghiệp, dịch vụ nào đều có các đánh giá, xếp hàng hằng năm, chủ yếu là vào dịp cuối năm hoặc đầu năm sau. Rủi ro về mặt xếp hạng như doanh nghiệp giảm hạng so với năm trước, khiến giá trị của doanh nghiệp giảm, cổ phiếu xuống giá.
+ Rủi ro kiểm toán, có thể hiểu về loại rủi ro này có thể đến với nhiều doanh nghiệp bởi sự kiểm soát chi phí và nguồn vốn kém, gây tổn hại tới giá trị doanh nghiệp, hoạt động sản xuất không hiệu quả gây thiệt hại tới doanh nghiệp cũng như giảm giá cổ phiếu.
+ Rủi ro truyền thông, đây là các rủi ro truyền thông thường xảy ra khi doanh nghiệp phát hành chứng khoán phải đối mặt với sự kiện xấu, truyền thông xấu từ nhiều phía hoặc truyền thông sai sự thật gây ảnh hưởng xấu tới thương hiệu cũng như khiến giá cổ phiếu của công ty giảm nhanh. Đây có thể coi là rủi ro của đầu tư chứng khoán có sức ảnh hưởng lớn nhất đối với các doanh nghiệp.
+ Rủi ro pháp lý, đây là loại rủi ro pháp lý điều mà hầu hết các nhà đầu tư đều có thể mắc phải khi đầu tư chứng khoán và rủi ro nếu không nắm vững pháp luật chứng khoán, nhà đầu tư có thể đối mặt với nguy cơ rủi ro cao. Thêm nữa đó là đối với các doanh nghiệp phát hành chứng khoán, những thay đổi của pháp luật để có thể thắt chặt chính sách thuế, quy định vốn,….cũng có thể gây rủi ro cho các doanh nghiệp.