Trong kinh tế người ta thương hay nhắc tới ” Thâm hụt kép” đây là thuật ngữ thường để chỉ sự thâm hụt về ngân sách của một quốc gia nào đó và nó sẽ kéo theo sự thâm hụt cán cân thương mại và như tình trạng các khoản thu ngân sách nhà nước vượt quá các khoản thu ngân sách nhà nước.. Trên thực tế như chung ta thấy có rất nhiều người bàn tới vấn đề này. Tuy nhiên họ đã thực sự hiểu Thâm hụt kép là gì? Đặc điểm và nội dung về thâm hụt kép như thế nào chưa? Đối với nền kinh tế của mỗi một quốc gia sẽ có các yếu tố khác nhau và cách giải quyết cho vấn đề này cũng sẽ không như nhau.
Mục lục bài viết
1. Thâm hụt kép là gì?
Thâm hụt kép trong tiếng Anh là “Twin deficit”.
Thâm hụt kép là từ ngữ thường được sử dụng để chỉ sự thâm hụt, bên cạnh dó đây cũng là nội dung để chi tài khoản vãng lai và ngân sách của một quốc gia (hay thâm hụt tài khóa).Thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi vào những năm 1980 cho đến những năm 1990 bởi Mỹ đã trải qua sự thiếu hụt “kép” trong suốt khoảng thời gian này. Tuy nhiên, không có sự lí giải thích hợp nào về việc đồng thời có sự thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm hụt tài khóa. Hiện tại, thuật ngữ “thâm hụt kép” chủ yếu được sử dụng để chỉ mối quan hệ giữa thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm hụt tài chính. Đó là một trong những lí do mà thị trường kim loại quí có thể sẽ tăng lên trong những năm tới.
2. Đặc điểm về thâm hụt kép:
Hiện nay có rất nhiều những khái niêm liên quan tới thuyết kinh tế và các mô hình thực nghiệm đã chỉ ra rằng thâm hụt kép đây là một hiện tượng kinh tế phức tạp ở nền kinh tế các quốc gia, từ nhiều nguyên nhân khác nhau lại cùng dẫn đến một kết quả là ngân sách nhà nước và cán cân vãng lai thâm hụt đồng thời. Mỗi một quốc gia, trong từng thời kỳ kinh tế khác nhau lại gặp các loại hình thâm hụt kép khác nhau. Chính vì thế nên chính phủ các nước không nên áp dụng bài học kinh nghiệm của các quốc gia khác mà cần phân tích, nguyên nhân của hiện tượng này, từ đó đề ra các chính sách kinh tế phù hợp.
Tác động một chiều từ thâm hụt cán cân vãng lai đến thâm hụt ngân sách nhà nước
Khi cán cân vãng lai bị thâm hụt, nền kinh tế đang phải hoạt động dựa vào các nguồn lực đi vay mượn từ nước ngoài. Khi một quốc gia nhận sự hỗ trợ từ bên ngoài để phát triển nền kinh tế thì gặp phải nguy cơ thâm hụt ngân sách nhà nước. Hiện tượng diễn ra phổ biến trong thực tế là khi các quốc gia trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chính hoặc khủng hoảng khả năng thanh toán mà nguyên nhân từ thâm hụt cán cân vãng lai vượt ngưỡng chịu đựng, Chính phu các nước̉ sẽ phải sử dụng một phần lớn quỹ ngân sách để phục hồi nền tài chính, cải thiện hệ thống quản trị doanh nghiệp và đẩy lùi cuộc suy thoái. Như vậy, thâm hụt cán cân vãng lai làm cho nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ chậm hơn, dẫn đến gia tăng thâm hụt ngân sách nhà nước.
Tác động một chiều từ thâm hụt ngân sách nhà nước đến thâm hụt cán cân vãng lai
Khi thâm hụt ngân sách nhà nước có nguyên nhân từ việc gia tăng chi tiêu công sẽ dẫn đến tăng thu nhập nội địa, kích thích hoạt động nhập khẩu, góp phần làm cho cán cân vãng lai trở nên thâm hụt. Tư tưởng kinh tế vĩ mô của John Maynard Keynes cho rằng, tổng sản lượng của nền kinh tế (tổng thu nhập) hình thành từ chi tiêu dùng của hộ gia đình, chi tiêu cho đầu tư và mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp, chi tiêu của Chính phủ và chi tiêu ròng của nền kinh tế thế giới đối với các sản phẩm nội địa.
Tác động hai chiều giữa thâm hụt cán cân vãng lai và thâm hụt ngân sách nhà nước
Khi các tình huống trong 2 loại thâm hụt kép trên xảy ra đồng thời thì xuất hiện tác động hai chiều giữa thâm hụt cán cân vãng lai và thâm hụt ngân sách nhà nước. ngân sách nhà nước bị thâm hụt với mức độ biến động lớn hơn sự thay đổi của chênh lệch tiết kiệm tư nhân và đầu tư, nó sẽ tác động trực tiếp đến cán cân vãng lai, làm tài khoản này bị thâm hụt. Một cách khác, thâm hụt ngân sách nhà nước gián tiếp thông qua lãi suất và tỷ giá sẽ tác động tiêu cực đến cán cân vãng lai. Chính phủ cần có các biện pháp hạn chế sự ra tăng thâm hụt của cán cân vãng lai, khi đó Chính phủ tăng chi tiêu công, làm cho ngân sách nhà nước xấu đi. Quá trình này sẽ liên tục diễn ra, tạo thành một vòng tròn tác động giữa hai cán cân.
Không có mối quan hệ tác động giữa thâm hụt cán cân vãng lai và thâm hụt ngân sách nhà nước
Trong trường hợp chi tiêu Chính phủ ổn định trong một thời gian dài với nguồn tài trợ là thuế, với những năm nguồn thu từ thuế vượt quá mức chi tiêu, Chính phủ sẽ cho vay; ngược lại khi số thu từ thuế thấp hơn mức chi tiêu, Chính phủ phải đi vay. Nhờ có đường chi tiêu ổn định qua các năm, nên Chính phủ dự báo được mức thu thuế hợp lý cho tương lai. Khi Chính phủ quyết định cắt giảm thuế thì buộc phải sử dụng nguồn tiền từ đi vay vào bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước. Khi Chính phủ quyết định tăng thuế, số tiền tăng thêm sẽ được sử dụng để chi trả cho các khoản lợi tức trái phiếu của các khoản vay Chính phủ. Bên cạnh đó, ở khu vực tư nhân, mức thu nhập khả dụng trong hiện tại và tương lai đều tác động đến quyết định tiêu dùng hiện tại.
Trong điều kiện hoàn hảo với các giả thuyết như trên, nếu Chính phủ cắt giảm thuế sẽ làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước, làm giảm tiết kiệm công do chi ổn định, ngân sách nhà nước bị thâm hụt. Tuy nhiên, việc giảm thuế lại giúp gia tăng tiết kiệm tư nhân do người dân quyết định dựa vào tình hình hiện tại và kỳ vọng tương lai, họ cho rằng việc cắt giảm thuế trong hiện tại sẽ cần được bù đắp trong tương lai bằng cách tăng thuế, vì vậy họ gia tăng tiết kiệm để chuẩn bị trả cho khoản thuế tăng lên trong lương lai. Khi xét tổng của hai chiều tác động giảm tiết kiệm công, tăng tiết kiệm tư nhân thì tiết kiệm quốc gia không bị ảnh hưởng. Như vậy, ngân sách nhà nướcbị thâm hụt không ảnh hưởng đến tiết kiệm quốc gia, từ đó không tác động đến cán cân vãng lai.
3. Nội dung về thâm hụt kép:
Giả thuyết về thâm hụt kép:
Đối với giả thuyết này, về thâm hụt kép, các nhà kinh tế liền gắn thâm hụt tài khóa lớn với thâm hụt tài khoản vãng lai lớn. Logic đằng sau đó là việc cắt giảm thuế làm tăng thâm hụt và giảm doanh thu dẫn đến tăng tiêu dùng. Việc chi tiêu này làm giảm tỉ lệ tiết kiệm quốc gia làm tăng số tiền mà một quốc gia phải vay từ các quốc gia khác. Tuy nhiên, thâm hụt tài khóa và thâm hụt tài khoản vãng lai vẫn chỉ là hai phần của câu đố. Có nhiều yếu tố đầu vào khác quyết định tình hình tài chính của một quốc gia.
Thiếu hụt kép và kim loại vàng:
Sự thâm hụt kép có thể làm giảm niềm tin vào nền kinh tế và là nguyên nhân dẫn tới việc gia tăng nhu cầu lưu giữ giá trị đồng tiền an toàn bằng vàng. Đây chính xác là những gì đã xảy ra trong những năm 2000. Tổng thống Bush đã trở thành người chi tiêu lớn nhất trong nhiều thập kỉ và tạo ra thâm hụt kép ở Mỹ. Tình hình tài chính xấu đi của Mỹ đã xóa tan niềm tin của các nhà đầu tư vào nền kinh tế Mỹ.Khi đầu tư vào Mỹ trở nên rủi ro hơn (hoặc phí bảo hiểm rủi ro quốc gia giảm, vì Mỹ là một quốc gia được làm chuẩn) và giấy bạc Mỹ lao dốc, vàng bắt đầu đợt tăng giá khổng lồ. Do đó, vàng có thể là nơi trú ẩn an toàn tuyệt vời để đối phó lại với sự thiếu trách nhiệm tài khóa, tăng rủi ro quốc gia và thâm hụt kép ở Mỹ.