Cơ cấu vốn phức hợp là gì? phân tích ưu nhược điểm của tình thế bắt buộc? Tác động của cơ cấu vốn đến hiệu quả của hoạt động của các công ty như thế nào?
Như chúng ta đã biết thì vốn chính là vấn đề được tất cả các doanh nghiệp quan tâm khi tiến hnahf thành lập và phát triển doanh nghiệp của mình bởi nếu không có vốn các hoạt động kinh doanh trên thực tế và các thủ tục theo quy định cũng không được tiến hành. Chính vì thế nên các doanh nghiệp rất quan tâm về cơ cấu vốn của công ty. Hiện nay có các kiểu à hình thức cơ cấu vốn khác nhau, một trong các hình thức đang được quan tâm đó là cơ cấu vốn phức hợp.
Mục lục bài viết
1. Cơ cấu vốn phức hợp là gì?
Cơ cấu vốn phức hợp trong tiếng Anh là Complex Capital Structure.
Khi nhắc tới cơ cấu vốn phức hợp chúng ta có thể hiểu đây là cơ cấu vốn trong đó có một số loại trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi hoặc chứng khoán có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông.
Đối với các doanh nghiệp có cơ cấu vốn phức hợp có thể sử dụng nhiều loại chứng khoán khác nhau, thay vì chỉ phát hành cổ phiếu phổ thông. Theo đó nếu các doanh nghiệp phát hành nhiều loại cổ phiếu phổ thông khác nhau, mỗi loại có quyền biểu quyết và tỉ lệ cổ tức riêng biệt cũng được coi là có cơ cấu vốn phức hợp. Ví dụ cụ thể trong trường hợp với một công ty có cơ cấu vốn phức hợp có thể sử dụng cả cổ phiếu phổ thông loại A, loại B và cổ phiếu ưu đãi, cũng như cả trái phiếu có thể mua lại và trái phiếu không thể mua lại.
Nhiều doanh nghiệp phát hành các loại chứng khoán khác nhau, coi đó là biện pháp để thu hút nhiều nhà đầu tư hơn, để có thể phù hợp với nhu cầu và tính khí của nhiều nhà đầu tư khác nhau. Hơn nữa, việc đa dạng hóa nhiều loại cổ phiếu cho phép doanh nghiệp tiếp cận các thị trường có tính linh hoạt cao hơn so với những thị trường chỉ giao dịch cổ phiếu và quyền chọn cổ phiếu.
Hiện nay với các loại chứng khoán với cơ cấu vốn phức hợp cung cấp đi đối với điều kiện kinh tế và quyền kiểm soát riêng biệt và một cách rõ ràng rằng với những nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu ưu đãi thường có quyền biểu quyết lớn hơn so với người nắm giữ cổ phiếu phổ thông. Trong mọi trường hợp, các loại chứng khoán hỗn hợp do cơ cấu vốn phức hợp cung cấp thường được gọi là chứng khoán pha loãng, vì việc phân phối chúng thường góp phần làm giảm EPS của công ty và với mức giảm phụ thuộc nhiều vào tỉ lệ pha loãng, tùy theo từng trường hợp.
2. Phân tích ưu nhược điểm của chứng khoán phức hợp:
Chứng khoán phức hợp như chúng ta thấy thì nó không chỉ dành cho các nhà đầu tư bên ngoài. Trên thực tế, ví dụ điển hình nhất về chứng khoán pha loãng là quyền chọn cổ phiếu được trả cho các giám đốc điều hành. Các công ty thường trả công cho các giám đốc điều hành bằng tiền lương thưởng kết hợp với quyền chọn cổ phiếu và theo đó nên họ có quyền mua cổ phiếu phổ thông mới phát hành với mức giá được qui định sẵn trong một khoảng thời gian nhất định.
Một giám đốc điều hành có thể thực hiện lựa chọn của mình bất cứ khi nào anh ta hoặc cô ta muốn trong khoảng thời gian cho phép, hoặc chúng ta có thể từ chối thực hiện quyền chọn. Hội đồng quản trị và các cổ đông phổ thông hiện tại không có quyền quyết định khi nào họ thực hiện quyền chọn. Cuối cùng, doanh nghiệp được coi là cơ cấu vốn phức hợp có quyền tăng tổng số cổ phần phổ thông của họ vào bất cứ lúc nào tùy ý, mà không cần sự chấp thuận hoặc chỉ đạo của hội đồng quản trị. Điều này khác với doanh nghiệp có cấu trúc vốn đơn giản, chỉ có thể tăng số lượng cổ phiếu phổ thông theo nghị định của hội đồng quản trị.
3. Tác động của cơ cấu vốn đến hiệu quả của hoạt động của các công ty như thế nào?
Như chúng ta đã biết nếu nhắc tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp chúng ta hiểu nó dùng để mô tả nguồn gốc và phương pháp hình thành nên nguồn vốn để doanh nghiệp có thể sử dụng để tài trợ mua sắm tài sản và tiến hành hoạt động kinh doanh. Nếu chúng ta xét nó theo theo tiêu thức quan hệ sở hữu vốn và theo các thành phần trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp sở kinh doanh dịch vụ đô thị hay các cơ sở sản xuất nhỏ thực hiện một công đoạn trong chuỗi sản xuất, nên hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa có nguồn vốn ban đầu hạn chế. Bên cạnh đó ở một khía cạnh nào đó việc huy động vốn bổ sung làm tăng vốn chủ sở hữu từ các nhà đầu tư đối với đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa thường không dễ dàng. Việc huy động thêm vốn từ các nhà đầu tư thông qua phát hành thêm cổ phiếu bị ràng buộc bởi những yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về thị trường chứng khoán mà các doanh nghiệ này khó đáp ứng.
Theo đó chúng ta thấy bên cạnh ưu thế là dễ dàng khởi sự, tình trạng hạn chế vốn chủ sở hữu tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đặt các doanh nghiệp này vào thế bị động trong quá trình phát triển khi thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh hay đầu tư mở rộng sản xuất và về vốn nợ, các khoản nợ bao gồm số tiền doanh nghiệp đi vay nhằm bổ sung phần thiếu hụt vốn và các khoản nợ phải trả khác phát sinh trong các quan hệ thanh toán. Hay các khoản nợ là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình. Các khoản nợ của doanh nghiệp gồm các khoản nợ phải trả nhà cung cấp và các loại vốn vay từ ngân hàng thương mại; Huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu; Một số khoản nợ khác.
Như vậy, hoạt động trong điều kiện môi trường đã có các nguồn vốn tiềm năng cho kinh doanh, việc lựa chọn hình thức huy động vốn, số lượng vốn huy động, cấu trúc vốn tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp, trong từng thời kỳ. Mỗi hình thức huy động có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần cân nhắc trước khi quyết định hình thức huy động vốn cho phù hợp và hiệu quả nhất trong quá trình kinh doanh.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Chúng ta thấy đây là một phạm trù kinh tế, biểu hiện sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác và sử dụng các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất và nó nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh, với chi phí bỏ ra ít nhất mà đạt hiệu quả cao nhất. Bản chất của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Theo đó ta thấy việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là cần thiết đối với daonh nghiêp, vì đó là công cụ quản trị kinh doanh, hiệu quả kinh doanh không những cho biết trình độ sản xuất mà còn giúp tìm ra các biện pháp tăng kết quả và giảm chi phí kinh doanh, nhằm nâng cao hiệu quả.
Như chúng ta thấy với cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể hiểu với cấu trúc vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm cơ cấu các nguồn tài trợ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp được sử dụng cho hoạt động kinh doanh. Theo đó nhìn chung với các quan điểm dựa trên nguồn lực về vốn tài chính cho rằng nếu các doanh nghiệp bị hạn chế tín dụng sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất đầu ra cũng như không đảm bảo sự liên tục cho hoạt động kinh doanh. Khi doanh nghiệp vay mượn đòi hỏi doanh nghiệp phải trả đúng hạn và nếu các nghĩa vụ này không được thực hiện các chủ nợ có thể yêu cầu doanh nghiệp phá sản. Do đó, một yếu tố được cân nhắc có ảnh hưởng đến khả năng phát triển của doanh nghiệp là mức độ sử dụng đòn bẩy, cũng như cách thức doanh nghiệp có thể lựa chọn cấu trúc nợ hoặc cấu trúc vốn chủ trong cơ cấu vốn kinh doanh.
Theo như những thông tin đã cung cấp và phân tích thì với các loại cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh được đề xuất, bởi đây là chỉ tiêu có thể cung cấp thông tin về vị thế tài chính nội tại của doanh nghiệp và với một doanh nghiệp có tỷ lệ nợ không thích hợp sẽ thiếu sự linh hoạt tài chính và sẽ rất nhạy cảm với các cú sốc kinh tế, nếu doanh nghiệp rơi vào tình trạng nợ nhiều cũng rất khó để vay thêm tiền để trang trải các khoản chi phí. Các doanh nghiệp muốn phát triển cần có sự cân bằng giữa nguồn tài trợ nội bộ và nợ bên ngoài với tỷ lệ tài trợ bằng vốn chủ sở hữu cao hơn, nhằm tránh những rủi ro trong kinh doanh bởi các doanh nghiệp nhỏ và vừa được đánh giá là nhạy cảm với những biến động kinh tế.