Như chúng ta đã biết quá trình đầu tư là một quá trình rất quan trọng với nền kinh tế hiện nay nó không những phát triển kinh tế xã hội mà còn tạo ra nhiều giá trị khác. Hiện nay đầu tư một trong những việc quan trọng nhất chúng ta cần làm đó chính là phân tích đầu tư. Vậy phân tích đầu tư là gì? Phân tích ưu, nhược điểm các kiểu đầu tư?
Mục lục bài viết
1. Phân tích đầu tư là gì?
Phân tích đầu tư trong tiếng Anh là “Investment Analysis”.
Đầu tư là một quá trình nhằm mục đích sinh lợi nhuận hiện nay rất phổ biến và được sử dụng trên tất cả các lĩnh vực đòi sống xã hội, khi đầu tư cần phải phân tích đầu tư bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau trong việc đánh giá tài sản tài chính, lĩnh vực và xu hướng. Quá trình này có thể bao gồm phân tích lợi nhuận trong quá khứ để dự đoán hiệu suất trong tương lai, lựa chọn công cụ phù hợp nhất với nhu cầu của nhà đầu tư, hoặc đánh giá rủi ro và tiềm năng biến động giá của cổ phiếu và trái phiếu, hoặc một danh mục chứng khoán. Cụ thể theo cách hiểu khác nó có thể là chìa khóa cho mọi chiến lược quản lí danh mục đầu tư đúng đắn. Các yếu tố chính trong phân tích đầu tư bao gồm giá đầu vào, khoảng thời gian nắm giữ khoản đầu tư dự kiến, và vai trò của khoản đầu tư trong danh mục.
Ví dụ cụ thể trong khi tiến hành phân tích đầu tư đối với một quĩ tương hỗ, nhà đầu tư xem xét các yếu tố như hiệu quả hoạt động của nó so với các quĩ tương hỗ khác, bao gồm tỉ suất lợi nhuận, các chỉ số chi phí, sự ổn định của quản lí, tỉ trọng trong ngành, phong cách đầu tư và phân bổ tài sản. Hiện nay quá trình phân tích đầu tư cũng có thể bao gồm việc đánh giá một chiến lược đầu tư tổng thể, như nhu cầu và tình hình tài chính tại thời điểm đó, các quyết định ảnh hưởng đến hiệu suất của danh mục đầu tư như thế nào, và nhu cầu điều chỉnh hoặc thay đổi chiến lược.
2. Phân tích ưu, nhược điểm các kiểu đầu tư:
Thứ nhất, đối với phương pháp đầu tư từ trên xuống và phương pháp đầu tư từ dưới lên cụ thể như sau:
Phương pháp đầu tư từ dưới lên là cách thức đầu tư dựa trên những phân tích về cá nhân mỗi mã cổ phiếu, và không chú trọng đến ảnh hưởng của chu kì kinh tế vĩ mô hay thị trường. Bên cạnh đó phương pháp đầu tư từ trên xuống buộc nhà đầu tư phải quan tâm đến yếu tố vĩ mô. Một ví dụ là nhà đầu tư đánh giá nhiều lĩnh vực khác nhau, và thấy rằng tài chính có tiềm năng tốt hơn so với công nghiệp. Theo đó nên anh ta quyết định sẽ tăng cổ phiếu công ty tài chính, và giảm bớt cổ phiếu công ty công nghiệp trong danh mục đầu tư; sau đó mới quyết định nên chọn mã chứng khoán nào.
Thứ hai, phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật cụ thể như sau:
Phân tích cơ bản nhấn mạnh việc đánh giá sức khỏe tài chính của cá công ty, cũng như triển vọng kinh tế của chúng. Những nhà đầu tư ủng hộ phân tích cơ bản tìm kiếm các cổ phiếu mà họ tin rằng đang được giao dịch trên thị trường với mức giá thấp hơn giá trị nội tại. Các nhà đầu tư này sẽ đánh giá sự vững chắc của tài chính của công ty, triển vọng kinh doanh trong tương lai, tiềm năng về cổ tức và hào kinh tế để xác định xem chúng có thỏa đáng hay không. Quá trình tiến hành phân tích tập trung đánh giá các mô hình giá cổ phiếu và các thông số thống kê, thông qua các biểu đồ và đồ thị do máy tính tính toán. Không giống như các nhà phân tích cơ bản, các nhà phân tích kĩ thuật tập trung vào các mô hình biến động giá, tín hiệu giao dịch và các công cụ biểu đồ phân tích để đánh giá điểm mạnh hay điểm yếu của chứng khoán.
3. Hình thức đầu tư tại Việt Nam hiện nay:
Căn cứ theo quy định tại điều 21 Luật đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 quy định có các hình thức đầu tư như sau:
“Điều 21. Hình thức đầu tư
1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
2. Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
3. Thực hiện dự án đầu tư.
4. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
5. Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.”
Căn cứ dựa trên quy định này có thể thấy điểm khác biệt giữa Luật đầu tư 2020 và năm 2014 là Luật đầu tư năm 2020 đã không liệt kê và quy định chi tiết về đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP (đầu tư theo hình thức đối tác công tư) như trước. Lý giải cho sự thay đổi này là sự ra đời của Luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư cũng sẽ có hiệu lực vào ngày 01/01/2021. Theo đó thì Quốc hội đã quyết định ban hành một luật riêng, xây dựng khung pháp lý có hiệu lực cao hơn, ổn định hơn so với việc chỉ dừng ở mức quy định trong Nghị định như trước đây để bảo đảm tính đặc thù của đầu tư PPP tạo môi trường pháp lý ổn định hơn cho doanh nghiệp, tránh tình trạng cho vay mượn quy định của các pháp luật khác.
Như vậy với những quy định của pháp luật về đầu tư và Luật PPP với sự kế thừa những quy định tốt đã và đang thực hiện, đồng thời bổ sung các nội dung mới, quan trọng bảo đảm tính đặc thù của đầu tư PPP, tạo môi trường pháp lý ổn định hơn cho các dự án PPP trong thời gian tới.
4. Vai trò của đầu tư hiện nay:
Như chúng ta thấy hiện nay kinh tế rất phát triển và còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa, hiện nay các nhà đầu tư xuất hiện trên tất cả các lĩnh vưc đời sống xã hội như lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đầu tư giúp nhà đầu tư gia tăng được nguồn lực, mở rộng sản xuất kinh doanh, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ cao để tạo nền tảng cho sản xuất kinh doanh. Theo đó chúng ta dễ dàng nhận thấy quá trình này đem lại những kết quả của hoạt động đầu tư là sự gia tăng thêm được tài sản, gia tăng thêm được lợi ích trong sản xuất kinh doanh từ đó mở rộng được quy mô sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường. Việc thực hiện hoạt động đầu tư trong nghiên cứu, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như giúp nhà đầu tư tạo ra được các sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thương trường.
Vai trò của hoạt động này còn thể hiện ở việc nó hoạt động chủ yếu, quyết định sự phát triển và khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Trong hoạt động đầu tư, doanh nghiệp bỏ vốn dài hạn nhằm hình thành và bổ sung những tài sản cần thiết để thực hiện những mục tiêu kinh doanh. Hoạt động này được thực hiện tập trung thông qua việc thực hiện các dự án đầu tư. Bên cạnh đó trong pháp luật Việt Nam căn cứ theo Khoản 4 Điều 3 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 quy định
“4. Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.”
Theo quy định này và cả những gì chúng tôi đã phân tích hoàn toàn có thể nói hoạt động đầu tư là một trong những quyết định có ý nghĩa chiến lược đối với doanh nghiệp. Hoạt động đầu tư là quyết định tài trợ dài hạn, có tác động lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những sai lầm trong việc dự toán vốn đầu tư có thể dẫn đến tình trạng lãng phí vốn lớn, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng đối với doanh nghiệp. Hoạt động đầu tư có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp đòi hỏi các quyết định đầu tư phải được tính toán và cân nhắc kỹ lưỡng.
Không những thế, hiện nay hoạt động đầu tư cũng góp phần nâng cao trình độ khoa học công nghệ của đất nước. Những hoạt động đầu tư từ nước ngoài vào, đặc biệt là từ những nước có nền kinh tế phát triển, sẽ giúp quốc gia tiếp cận đầu tư có cơ hội tiếp cận được các công nghệ hiện đại, dây chuyền sản xuất tiên tiến, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học. Chính vì vậy, các quốc gia chậm phát triển hoặc đang phát triển thường có các chính sách thu hút hoạt động đầu tư nước ngoài từ các quốc gia phát triển để tận dụng được những lợi thế khoa học công nghệ. Những thành tựu khoa học công nghệ từ các nước phát triển sẽ giúp cho nền kinh tế của các quốc gia này tăng trưởng. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của các quốc gia này phụ thuộc nhiều vào việc đầu tư cho khoa học công nghệ.