Nguồn cung có sẵn hiểu cơ bản là số lượng hàng hóa hóa hiện đang được lưu trữ hoặc vận chuyển có sẵn để mua hoặc bán. Một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cung?
Trong kinh tế học, nguồn cung là một khái niệm cơ bản được sử dụng nhằm mục đích để mô tả tổng số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định có sẵn cho người tiêu dùng. Các chủ thể là người tiêu dùng thể hiện nhu cầu đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó sau đó làm cạn kiệt nguồn cung sẵn có, điều này thường sẽ dẫn đến sự gia tăng trong nhu cầu.
Mục lục bài viết
1. Nguồn cung có sẵn:
1.1. Tìm hiểu về nguồn cung có sẵn:
Khái niệm nguồn cung có sẵn:
Nguồn cung có sẵn được hiểu cơ bản là số lượng hàng hóa hóa hiện đang được lưu trữ hoặc vận chuyển có sẵn để mua hoặc bán.
Nguồn cung có sẵn này rất quan trọng vì nguồn cung này sẽ xác định lượng hàng hóa nhất định có sẵn để mua hoặc giao hàng theo kí kết của hợp đồng tương lai.
Nguồn cung có sẵn sẽ trái ngược với nguồn cung không có sẵn và nguồn cung có sẵn có liên quan đến lượng dự trữ không xác định hoặc không đủ điều kiện, không có sẵn để giao khi thanh toán hợp đồng tương lai.
Không giống như nguồn cung có sẵn, nguồn cung không có sẵn này nằm trong hợp đồng tương lai, nhưng chưa được tích lũy, dự trữ hoặc tách riêng ra cho việc giao hàng; trong những hàng hóa khác đã lưu trữ và được tính là có sẵn.
Trong thị trường trái phiếu đô thị ở Mỹ, nguồn cung có sẵn trong 30 ngày đề cập đến tổng mệnh giá của tất cả các trái phiếu đô thị phát hành mới dự kiến sẽ được tung ra thị trường trong 30 ngày tới.
Nguồn cung có sẵn trong tiếng Anh là gì?
Nguồn cung có sẵn trong tiếng Anh là Visible Supply.
Tìm hiểu về đặc điểm và vai trò của nguồn cung có sẵn:
Giá cả trên thị trường được cho là được xác định bởi quy luật cung cầu. Khi nguồn cung có sẵn của hàng hóa càng nhiều thì càng ảnh hưởng đến nguồn cầu, và ngược lại.
Chính bởi vì thế mà việc tính đến nguồn cung hàng hóa có sẵn rất quan trọng đối với các thị trường này và thị trường tương lai liên quan.
Nhìn chung lại, ta nhận thấy, sự gia tăng nguồn cung có sẵn được coi là tín hiệu giảm giá, trong khi mức giảm nguồn cung được coi là tăng giá.
Tuy nhiên, giá của hàng hóa không hoàn toàn bị ảnh hưởng bởi nguồn cung có sẵn. Bởi vì hàng hóa, chẳng hạn như lúa mì hoặc dầu, thường được mua thông qua hợp đồng tương lai, quyền chọn hoặc hợp đồng kì hạn trước ngày giao hàng thực tế. Lúc đó, giá có nhiều khả năng bị ảnh hưởng bởi nguồn cung trong tương lai hơn là nguồn cung có sẵn tại thời điểm đó.
Nguồn cung trong tương lai, hay nguồn cung hiện đang trong quá trình chế biến hoặc chuẩn bị, được cho là một phần của nguồn cung không có sẵn, vì nó không thể (chưa) được tính tới.
1.2. Nguồn cung có sẵn 30 ngày trong thị trường trái phiếu đô thị:
Trước tiên chúng ta cần hiểu về trái phiếu đô thị, cụ thể như sau:
– Định nghĩa trái phiếu đô thị:
Trái phiếu đô thị trong tiếng Anh là Municipal Bond.
Trái phiếu đô thị được hiểu là một chứng khoán nợ được phát hành bởi một Chính phủ, chính quyền địa phương để tài trợ cho chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng như xây dựng đường sá, cầu cống, trường học…
– Bản chất của trái phiếu đô thị:
+ Trái phiếu đô thị có thể được coi là các khoản vay mà các nhà đầu tư thực hiện cho Chính quyền địa phương.
+ Trái phiếu đô thị được miễn thuế liên bang và hầu hết các loại thuế của tiểu bang và địa phương, khiến chúng trở nên đặc biệt hấp dẫn đối với những người trong khung thuế thu nhập cao.
+ Trong năm 2018, thị trường trái phiếu đô thị chiếm khoảng 3,8 nghìn tỉ đô la tài sản. Trái phiếu đô thị được hiểu là một loại chứng khoán đô thị chứng nhận quyền và các nghĩa vụ liên quan.
+ Trái phiếu đô thị là nghĩa vụ nợ được phát hành bởi một tổ chức phi lợi nhuận, một công ty tư nhân hoặc một tổ chức công cộng sử dụng khoản vay cho các dự án công như xây dựng trường học, bệnh viện và đường cao tốc.
+ Trái phiếu đô thị được xem là một chứng khoán có thu nhập cố định, giá thị trường của trái phiếu đô thị biến động theo sự thay đổi của lãi suất: Khi lãi suất tăng, giá trái phiếu giảm; khi lãi suất giảm, giá trái phiếu tăng.
+ Bên cạnh đó, trái phiếu cũng có thời gian đáo hạn dài dễ bị thay đổi lãi suất hơn trái phiếu có thời gian đáo hạn ngắn hơn, gây ra những thay đổi lớn trong thu nhập của các chủ thể là các nhà đầu tư trái phiếu đô thị.
– Hơn nữa, phần lớn trái phiếu đô thị có tính thanh khoản thấp; một nhà đầu tư cần tiền mặt ngay lập tức phải bán chứng khoán khác thay thế.
Nguồn cung có sẵn 30 ngày trong thị trường trái phiếu đô thị:
Trong thị trường trái phiếu đô thị ở Mỹ, nguồn cung có sẵn trong 30 ngày được sử dụng để dự đoán sức khỏe của thị trường cho những đợt phát hành mới. Đây được xem là một dấu hiệu cho thấy có bao nhiêu khoản nợ mới dự kiến sẽ được tung ra thị trường.
Sự gia tăng nguồn cung trái phiếu có sẵn sẽ làm giảm giá, bởi vì số lượng trái phiếu nhiều lên sẽ làm tăng nguồn cung nợ mới. Tương tự như vậy, sự sụt giảm nguồn cung trái phiếu có sẵn làm tăng giá trái phiếu.
2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cung:
Nguồn cung có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố quyết định nguồn cung. Nhìn chung, việc cung cấp một sản phẩm phụ thuộc vào giá của nó và các biến khác như chi phí sản xuất.
– Thứ nhất: Giá bán là yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cung:
Giá có thể được hiểu là những gì người tiêu dùng sẵn sàng trả để nhận được hàng hóa hoặc dịch vụ. Giá bán được đánh giá là yếu tố chính ảnh hưởng đến nguồn cung cấp sản phẩm. Trong nguyên lý cung cầu, khi giá của sản phẩm tăng lên, nguồn cung của sản phẩm cũng tăng và ngược lại. Đây có thể hiểu là sự dịch chuyển về giá. Trái lại, khi có bất kỳ dấu hiệu nào về việc tăng giá của sản phẩm trong tương lai, thì nguồn cung trên thị trường ở thời điểm hiện tại sẽ giảm để thu được nhiều lợi nhuận hơn sau này. Ngược lại, nếu giá bán dự kiến giảm, nguồn cung trên thị trường hiện tại sẽ tăng mạnh.
Bên cạnh đó, giá bán của hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung cũng ảnh hưởng đến nguồn cung cấp sản phẩm. Ví dụ cụ thể như khi giá lúa mì tăng, nông dân sẽ có xu hướng trồng nhiều lúa mì hơn lúa gạo. Điều này có thể làm giảm nguồn cung gạo trên thị trường. Từ đó ta nhận thấy, giá cả là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sản phẩm.
– Thứ hai: Chi phí sản xuất là yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cung:
Việc cung cấp sản phẩm và chi phí sản xuất có mối quan hệ trái ngược với nhau. Đối với các công ty, nếu chi phí sản xuất tăng, việc cung cấp sản phẩm sẽ phải thu hẹp lại để tiết kiệm tài nguyên. Ví dụ cụ thể như trong trường hợp chi phí nhân công cao, điều kiện tự nhiên thuận lợi, chi phí nguyên liệu, thuế, chi phí vận chuyển, chi phí sản xuất tăng lên, các chủ thể là các nhà quản lý sẽ quyết định cung cấp một lượng sản phẩm thấp hơn cho thị trường hoặc dự trữ sản phẩm cho đến khi giá thị trường ổn định.
– Thứ ba: Công nghệ là yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cung:
Sự thay đổi trong nguồn cung cũng có thể là nhờ những tiến bộ trong công nghệ giúp giảm chi phí sản xuất. Sự phát triển về khoa học công nghệ có thể cải thiện hiệu quả sản xuất và góp phần quan trọng giúp cắt giảm chi phí sản xuất.
Máy tính, tivi và thiết bị chụp ảnh là những yếu tố điển hình về tác động của công nghệ tới đường cung. Một chiếc máy tính bàn kích thước lớn từng có giá vài nghìn đô giờ đây có thể được mua với giá vài trăm đô với sự cải tiến về lưu trữ và bộ xử lý. Trong trường hợp này, nguồn cung cho máy tính trong thời đại ngày nay sẽ cao hơn nhiều so với trước đây.
– Thứ tư: Chính sách của chính phủ là yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cung:
Chính sách của chính phủ có vai trò điều tiết và bảo vệ nền kinh tế và có ảnh hưởng lớn đến nguồn cung cấp sản phẩm. Thuế càng thấp, nguồn cung của sản phẩm đó càng cao. Mặt khác, nếu các quy định nghiêm ngặt được đề ra và thuế tiêu thụ đặc biệt được thêm vào, nguồn cung cấp sản phẩm sẽ giảm.
– Thứ năm: Điều kiện vận chuyển là yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cung:
Chuỗi cung ứng phụ thuộc nhiều vào việc quản lý nguồn cung và logistics hiệu quả để nhằm giúp vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm từ nơi này đến nơi khác. Giao thông vận tải luôn gắn liền với việc cung cấp sản phẩm, vì các sản phẩm sẽ không thể có sẵn đúng thời hạn khi điều kiện vận chuyển nghèo nàn.
Nếu các chủ thể không quản lý tốt đội xe chở hàng, doanh nghiệp đó sẽ không thể vận chuyển nguyên liệu kịp thời tới nhà máy trong tình trạng tốt.
Khi thiếu sự quản lý về vận tải cũng sẽ góp phần ngăn cản công ty phân phối sản phẩm của mình cho các chủ thể là người tiêu dùng khi nhu cầu bất ngờ tăng vọt. Thiếu sự quản lý về vận tải sẽ không chỉ làm giảm lợi nhuận của công ty mà còn gây hại cho khả năng cạnh tranh của công ty đối với các đối thủ trên thị trường.