Cửa sổ chiết khấu được hiểu cơ bản là một công cụ cho vay của ngân hàng Trung ương nhằm mục đích chính là để giúp các ngân hàng thương mại giải quyết nhu cầu thanh khoản trong ngắn hạn.Các thuật ngữ liên quan?
Để nhằm đảm bảo hoạt động của mình trong nhiều trường hợp các ngân hàng thương mại sẽ cần sử dụng các công cụ cho vay để vay vốn các ngân hàng Trung ương. Các công cụ cho vay trong giai đoạn hiện nay đóng góp những vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của các quốc gia trên thế giới. Một trong số đó không thể không kể đến cửa sổ chiết khấu. Chắc hẳn cụm từ này đến giai đoạn hiện nay vẫn còn xa lạ với nhiều chủ thể.
Mục lục bài viết
1. Cửa sổ chiết khấu:
Khái niệm cửa sổ chiết khấu:
Cửa sổ chiết khấu được hiểu cơ bản là một công cụ cho vay của ngân hàng Trung ương nhằm mục đích chính là để giúp các ngân hàng thương mại giải quyết nhu cầu thanh khoản trong ngắn hạn.
Tại Mỹ, các ngân hàng thương mại khi không thể vay từ các ngân hàng khác thì có thể vay trực tiếp từ cửa sổ chiết khấu của ngân hàng Trung ương với mức lãi suất chiết khấu Liên bang. Lãi suất chiết khấu hiện tại sẽ được niêm yết trên trang web của Cục Dự trữ Liên bang. Cục Dự trữ Liên bang là một định chế tài chính phi lợi nhuận, Cục Dự trữ Liên bang thuộc sở hữu của các ngân hàng thành viên do chính phủ Mỹ thành lập. Cục Dự trữ Liên bang bao gồm 12 ngân hàng Dự trữ Liên bang và khoảng 5000 ngân hàng thành viên.
Cửa sổ chiết khấu trong tiếng Anh là gì?
Cửa sổ chiết khấu trong tiếng Anh là Discount window.
Đặc điểm và nội dung của cửa sổ chiết khấu:
Cục Dự trữ Liên bang và các ngân hàng Trung ương khác sẽ duy trì các cửa sổ chiết khấu và quản lí mức chiết khấu áp dụng cho các ngân hàng thương mại và các công ty nhận tiền gửi. Các khoản vay này thông thường sẽ ngắn hạn và các khoản vay này cần phải có tài sản thế chấp.
Ta có thể hiểu thế chấp tài sản là bên thế chấp thế chấp tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận thế chấp và không phải chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Do tài sản thế chấp đều có đăng ký quyền sở hữu nên người nhận thế chấp không thể xác lập quyền sở hữu đối với tài sản này. Việc thế chấp tài sản trong trường hợp nêu trên cần tuân thủ quy định của pháp luật quốc gia.
Các ngân hàng vay tại cửa sổ chiết khấu khi các ngân hàng đó đang gặp phải tình trạng thiếu thanh khoản ngắn hạn và cần được bơm tiền nhanh chóng. Các ngân hàng thông thường đều sẽ thích vay từ các ngân hàng khác hơn vì lãi suất thấp hơn và các khoản vay không yêu cầu tài sản thế chấp.
2. Các thuật ngữ liên quan:
2.1. Ngân hàng trung ương:
Khái niệm ngân hàng trung ương:
Ngân hàng Trung ương chính là một cơ quan trực thuộc Nhà nước. Bên cạnh tên gọi ngân hàng trung ương có thể còn được gọi là ngân hàng dự trữ hoặc cơ quan hữu trách về tiền tệ. Đây là một cơ quan chịu trách nhiệm quản lý về hệ thống tiền tệ trong quốc gia hoặc vùng lãnh thổ và chịu trách nhiệm thi hành các chính sách tiền tệ.
Mục đích chính của ngân hàng Trung ương chính là ổn định giá trị tiền tệ và cung tiến, kiểm soát được lãi suất và hỗ trợ ngân hàng thương mại khác đang trên đà đổ vỡ. Và hầu hết với những ngân hàng trực thuộc trung ương quản lý thì mức độ độc lập sẽ nhất định đối với Chính phủ.
Bên cạnh đó thì các ngân hàng nhà nước sẽ hoàn toàn kiểm soát việc sản xuất và lưu thông cung tiến trên thị trường ổn định các ngân hàng thương mại để ổn định kinh tế tiền tệ quốc gia. Ngân hàng Trung ương cũng có thể được giao nhiệm vụ khác tùy thuộc vào môi trường tài chính và cơ cấu của đất nước.
Ngân hàng trung ương trong tiếng Anh gọi là gì?
Ngân hàng trung ương trong tiếng Anh gọi là Central Bank.
Vai trò của ngân hàng Trung ương:
Ngân hàng Trung ương sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn về các chính sách tiền tệ trong một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Quyền hạn sẽ bao gồm lãi suất và kiểm soát thanh khoản những yêu cầu dự trữ và hoạt động thị trường mở.
Ngân hàng tập trung quản lý để được những tỷ lệ ở mức thấp nhất và ổn định lạm phát và kích thích tăng trưởng kinh tế khi đã áp dụng hiệu lực chính sách vào hoạt động kiểm soát. Hầu hết những ngân hàng Trung ương sẽ được điều hành bởi hội đồng quan trị cấp cao hoạt động độc lập. Ngoài ra, ngân hàng Trung ương còn có những quyết định đến mọi khía cạnh của nền kinh tế để đáp ứng mọi mục tiêu.
Chức năng của ngân hàng trung ương:
Ngân hàng Trung ương thuộc bộ phận cơ quan quyền lực của Nhà nước trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý và lưu thông tiền tệ hay còn gọi là chính sách tiền tệ. Công cụ của các chính sách sẽ bao gồm nghiệp vụ và thị trường mở, lãi suất và chiết khấu, tỷ lệ dự trữ và những văn bản hướng dẫn hoạt động cho vay liên quan khác.
Chức năng chính của ngân hàng Trung ương vẫn là chính sách tiền tệ, ngân hàng trung ương và còn thực hiện một số chức năng chính như:
– Ngân hàng Trung ương hoạt động với vai trò là người cho vay đối với những hệ thống ngân hàng thương mại.
– Ngân hàng Trung ương thường xuyên duy trì và đặt ra những tiêu chuẩn để có thể đảm bảo được sức mạnh tài chính, tính thống nhất và quản lý hoạt động cho vay của các ngân hàng định chế tài chính liên quan khác.
– Ngân hàng Trung ương quản lý và dự trữ và những chính sách hối đoái.
– Ngân hàng Trung ương quản lý những khoản nợ của chính phủ.
Để nhằm mục đích có thể đem lại nhiều lợi ích kinh tế thì ngân hàng Trung ương luôn nắm một vai trò quan trọng. Đặc biệt trong quá trình tăng trưởng kinh tế và sự phát triển chung của nền kinh tế không bị quá tải.
Với tình trạng người dân vay nợ rất nhiều và chưa có khả năng trả nợ thì ngân hàng Trung ương cung cấp quá nhiều tài chính và giá cả cũng từ đó tăng nhanh. Tuy nhiên cần lưu ý đối với những trường hợp xấu nếu cung cấp quá nhiều sẽ dẫn đến lạm phát và không thể kiểm soát được đồng tiền.
2.2. Ngân hàng thương mại:
Khái niệm ngân hàng thương mại:
Ngân hàng thương mại là một tổ chức tín dụng chuyên kinh doanh tiền tệ và các hoạt động ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận.
Ngân hàng thương mại trong tiếng Anh là gì?
Ngân hàng thương mại trong tiếng Anh là Commercial Bank.
Đặc điểm của ngân hàng thương mại:
– Ngân hàng thương mại là một định chế tài chính trung gian.
– Hoạt động của ngân hàng thương mại đa dạng và tổng hợp nhiều nghiệp vụ, dịch vụ.
– Ngân hàng thương mại đã thu hút nguồn vốn trước hết bằng huy động tiền gửi, phát hành kì phiếu, trái phiếu, sau đó sử dụng nguồn vốn này thực hiện cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng. Ngoài ra còn có các dịch vụ khác cụ thể như là: Thanh toán, chuyển tiền, bảo lãnh, ủy thác,…
– Thông qua hoạt động cho vay và thanh toán của ngân hàng thương mại, hệ thống các ngân hàng thương mại có thể tạo ra lượng bút tệ, là bộ phận quan trọng trong khối cung tiền tệ của nền kinh tế, có ảnh hưởng lớn đến chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương.
– Ngoài ra, tổng tài sản của ngân hàng thương mại vẫn luôn là khối lượng tài sản lớn nhất trong toàn hệ thống ngân hàng thương mại.
Chức năng của ngân hàng thương mại:
– Chức năng trung gian tín dụng:
Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng.
Thực tế thì các ngân hàng thương mại đóng vai trò như là cầu nối giữa đơn vị thặng dư và đơn vị thâm hụt trong nền kinh tế. Với chức năng này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò nhận tiền gửi, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia, Nhận tiền gửi và cho vay vẫn luôn là hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng thương mại, nó mang đến lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng thương mại.
– Chức năng trung gian thanh toán:
Ngân hàng thương mại đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ.
Các ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng dựa trên nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi cả ở trong nước hay ở nước ngoài như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng…
Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào đó để thực hiện các khoản thanh toán. Do vậy các chủ thể kinh tế cũng sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn. Chức năng trung gian thanh toán đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế.
– Chức năng tạo tiền:
Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của ngân hàng thương mại. Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một nhiệm vụ chính cho sự tồn tại và phát triển của mình, các ngân hàng thương mại với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vô hình trung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế.