Marketing cá nhân hóa là gì? Lợi ích của Marketing cá nhân hóa? Những thách thức của Marketing cá nhân hóa? Những khó khăn và giải pháp khi cá nhân hóa Marketing?
Như chúng ta đã biết hiện nay kinh tế phát triển công nghệ hiện đại cũng phát triển, đối với các hoạt động kinh doanh hiện nay một yếu tố góp phần tạo nên sự thành công đó là các hoạt động maketing hiện nay vì mục đích chính của maketing đó chính là mang lại doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hiện nay xu hướng Marketing cá nhân hóa cũng rất phổ biến.
Mục lục bài viết
1. Marketing cá nhân hóa là gì?
Marketing cá nhân hóa trong tiếng Anh là Personalized marketing. Marketing cá nhân hóa còn được gọi là marketing 1-1(one-to-one marketing).
Khi nhắc tới marketing cá nhân hóa là hoạt động do các công ty tiến hành để cung cấp nội dung cá nhân cho người nhận qua việc thu thập, phân tích dữ liệu và sử dụng công nghệ tự động hóa hay chúng ta có thể hiểu về marketing cá nhân hóa là chiến lược marketing mà theo chiến lược này thì các công ty dựa trên các số liệu phân tích về nhân khẩu học, nền tảng và hành vi… như vậy nên để đưa ra thông điệp chọn lọc, cá nhân hóa tới từng khách hàng.
Theo khái niệm này chúng ta thấy mục tiêu cuối cùng của cá nhân hoá là tương tác với khách hàng như một cá nhân riêng biệt. Tức là trên cùng một chiến dịch quảng cáo, sẽ có một thông điệp chung gửi đến tất cả khách hàng nhưng mỗi cá nhân sẽ nhận được từng nội dung và hình ảnh khác biệt.
2. Lợi ích của marketing cá nhân hóa:
– Cải thiện trải nghiệm của khách hàng:
Khách hàng sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi được cung cấp những trải nghiệm hay sản phẩm cá biệt, phù hợp với nhu cầu của từng người. Chúng ta thấy rằng đối với một chiến dịch cá nhân hoá sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ giúp cải thiện trải nghiệm khách hàng của bạn. Giữa hàng loạt các thông tin quảng cáo tràn lan trên thị trường, một thông điệp được cá nhân hoá, đánh đúng nhu cầu của sẽ trở nên nổi bật, mang lại cảm giác hài lòng cho khách hàng của chúng ta.
– Tăng doanh thu:
Bằng cách xác định và đưa ra kênh ưu tiên cho mỗi khách hàng, các công ty có thể tăng tỉ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI). Theo thống kê, những doanh nghiệp đã áp dụng chiến lược cá nhân hóa trải nghiệm có doanh số trung bình cao hơn so với các doanh nghiệp không áp dụng tới 19%.
– Tăng lòng trung thành với thương hiệu
Các doanh nghiệp dành thời gian và nguồn lực để thực hiện các chiến lược marketing cá nhân hóa thành công sẽ tận dụng được lợi thế cạnh tranh về lòng trung thành với thương hiệu và sự hài lòng của khách hàng.
– Tạo ra sự nhất quán trên các kênh
Người tiêu dùng tương tác với các thương hiệu thông qua một số kênh, bao gồm email, phương tiện truyền thông xã hội, di động…, đôi khi là tất cả trong cùng một ngày. Vì lí do này, điều quan trọng là các thương hiệu phải tạo ra sự nhất quán trên các kênh khác nhau. Khi trải nghiệm trong cửa hàng phù hợp với trải nghiệm ứng dụng, thương hiệu của bạn sẽ ghi điểm trong mắt khách hàng.
– Xây dựng mối quan hệ khách hàng: Tức là với Marketing cá nhân có thể dễ dàng biến khách hàng của bạn từ lạ thành quen. như trên số liệu ta thấy chúng thu hút 40% người dùng thành khách hàng thân thiết. Bên cạnh đó con số nên lưu ý là tới 80% người mua hàng chỉ mua từ các thương hiệu có marketing cá nhân hóa tốt. Đây sẽ là cách vô cùng hiệu quả để góp phần xây dựng thương hiệu của bạn. Theo tâm lý chung thì phía người tiêu dùng luôn mong muốn các doanh nghiệp có thể tùy chỉnh trải nghiệm mua sắm theo sở thích riêng của mình. Khi bạn cá nhân hóa thành công các chiến dịch marketing của mình, chúng ta không chỉ giúp thỏa mãn các khách hàng, tăng lòng trung thành với thương hiệu, mà còn có thể cải thiện lợi nhuận mang lại cho công ty.
3. Thách thức của maketting hóa:
– Tìm kiếm công nghệ phù hợp:
Những vấn đề đối với marketing cá nhân hóa đến từ công nghệ lỗi thời không phù hợp với thời đại số bên cạnh đó với một yếu tố quan trọng trong quá trình cá nhân hóa là thu thập dữ liệu và tự động hóa, cùng với đó là sự cần thiết phải có thuật toán thông minh.
– Đáp ứng được yêu cầu về thời gian và nguồn lực:
Với vấn đề này khi phần mềm phù hợp là yêu cầu cần thiết để thực hiện quá trình cá nhân hóa, các công ty cũng cần một đội ngũ tận tụy. Không phải tất cả các công ty đều sẵn sàng dành thời gian và nguồn lực cho một chiến lược marketing cá nhân hóa thành công.
– Tạo ra quan điểm khách hàng cá nhân (Single Customer View-SCV):
Khi tìm kiếm các chủ đề phổ biến trên các kênh, các chuyên gia marketing có thể dựng lên một bức tranh tốt hơn về khách hàng cụ thể là họ thực sự là ai?. Bên canh dó theo các nghiên cứu cho thấy các nhà tiếp thị gặp khó khăn khi liên kết dữ liệu với hồ sơ khách hàng cá nhân.
– Thực hiện phân khúc thông minh
Phân khúc thông minh trên các kênh giúp cải thiện hiệu suất. Thật không may, nhiều nhà tiếp thị vẫn chật vật để vượt qua các phân khúc cơ bản. Trên thực tế, 85% thương hiệu thừa nhận chiến lược phân khúc của họ dựa trên các phân khúc rộng và phân cụm đơn giản.
4. Những khó khăn và giải pháp khi cá nhân hóa Marketing:
Như chúng tôi đã phân tích như trên ta có thể nhận thấy đối với chiến lược cá nhân hóa mang đến nhiều tiện ích. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện, nhiều doanh nghiệp đang còn gặp khó khăn trong các vấn đề maketting hóa cụ thể như sau.
Thứ nhất khi cá nhân hóa maketting họ chưa đầu tư thời gian và tài nguyên, Ngoài việc cần một phần mềm phù hợp để cá nhân hóa, các công ty cần có một đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, có rất ít doanh nghiệp bỏ ra thời gian và tài nguyên để đầu tư cho chiến lược marketing cá nhân hóa được hiệu quả và thành công.
Thứ hai, Khi thực hiện cá nhân hóa maketting thì chưa tìm được công nghệ phù hợp, cụ thể có thể thấy đây là một trong những vấn đề lớn nhất cho việc cá nhân hóa marketing. Yếu tố then chốt của chiến lược marketing cá nhân hóa là việc thu thập dữ liệu và tự động hóa, từ đó áp dụng các thuật toán thông minh. Hiện nay có nhiều marketer gặp vấn đề trong việc tìm kiếm được một công cụ thu thập và xử lý dữ liệu để thiết lập tính cá nhân hóa cho từng đối tượng khách hàng.
Khó khăn trong phân tích và xử lý dữ liệu khách hàng kém ở nội dung này chúng ta hiểu là khi thu thập được thông tin, các marketer sẽ biết được khách hàng mình đang muốn hướng tới là ai bằng cách liên kết các dữ liệu khách hàng gộp về thành một hệ thống. Bên cạnh đó các nhân viên marketing thường gặp khó khăn trong việc kết nối các loại data khách hàng lại với nhau. Theo đó chúng tôi cho rằng là những khó khăn cơ bản mà nhiều doanh nghiệp đang gặp phải khi thực hiện chiến lược cá nhân hóa.
Như vậy theo những khó khăn cá nhân hóa maketting chúng tôi đưa ra cho bạn đọc một số giải pháp cụ thể như sau:
Giải pháp maketting theo phân khúc khách hàng , giải pháp này được xem là cách phổ biến và được nhiều người áp dụng nhất. Khi thu thập dữ liệu, bạn có thể lựa chọn và sắp xếp các đặc điểm của khách hàng dựa trên các tiêu chí cụ thể như sau:
+ Data về nhân khẩu học
+ Mức độ chi tiêu
+ Độ ưu thích đối với sản phẩm
+ Xu hướng mua sản phẩm
Như vậy chúng ta thấy ở giải pháp này còn tùy thuộc vào sự phân khúc ở từng giai đoạn như trên, để chúng ta có thể đưa xếp và ra các chiến lược phù hợp để chiến lược marketing được hiệu quả.
Giải pháp thứ hai đó là makettinh dựa theo khách hàng tiềm năng cụ thể đây là một chiến lược tiếp thị cá nhân hóa nhằm mục đích trong việc cung cấp những nội dung phù hợp với khách hàng tiềm năng. Khách hàng sẽ gặp rất nhiều thắc mắc về sản phẩm. Thông qua khách hàng tiềm năng bạn sẽ chọn lọc ra một vấn đề phổ biến nhất để giải đáp và điều chỉnh các content cho phù hợp.
Giải pháp maketting chân dung người mua chúng ta hiểu nội dung này là việc chúng ta sử dụng các thông tin, data mà bạn thu thập được để đối tượng hoá khách hàng mục tiêu. Và tiếp tục sử dụng các dữ liệu để khai thác và làm giàu chân dung khách hàng. Theo đó dựa trên mỗi loại content bạn cần định rõ đâu là khách hàng mục tiêu và cá nhân hóa content dành cho khách hàng mục tiêu đó. Việc đảm bảo các content với nội dung đầy đủ, đa dạng là yếu tố quan trọng để xây dựng chân dung người mua.
Giải pháp maketing sau mua hàng cụ thể ở giải pháp này sau khi khách hàng đặt mua sản phẩm xong, bạn cần duy trì mối quan hệ thân thiết với khách hàng để giữ chân được những khách hàng tiềm năng. Cũng như biết được thêm thông tin khách hàng hữu ích để phát triển chiến lược cá nhân hóa marketing được hiệu quả.