Tiền lãi dự kiến là gì? Tiền lãi dự kiến trong tiếng Anh là "Anticipated Interest". Tìm hiểu về tiền lãi dự kiến? Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế?
Hiện nay sự phát triển kinh tế ngày một phát triển, nhu cầu vay và cho vay cũng nhiều hơn, với các hình thức cho vay rất đa dạng trong đó phải kể đến hình thức cho vay lấy lãi hiện nay, theo hình thức này người cho vay sẽ được hưởng số tiền lãi tương ứng với tỉ lệ tiền cho vay theo thỏa thuận giữa các bên với nhau và tiền lãi tính theo tháng, năm người cho vay sẽ được nhận trong khoảng thời gian cụ thể trong tương lai người ta gọi là tiền lãi dự kiến.
Mục lục bài viết
1. Tiền lãi dự kiến là gì?
Tiền lãi dự kiến trong tiếng Anh là “Anticipated Interest”.
Khi chúng ta nhắc tới tiền lãi dự kiến là số tiền lãi mà một tài khoản tiết kiệm sẽ nhận được vào một ngày nào đó trong tương lai, với điều kiện là chủ tài khoản không rút tiền hay gửi thêm tiền vào tài khoản và theo đó đây là số tiền lãi dự kiến tối thiểu mà người gửi sẽ được nhận được nếu khoản tiền gửi ban đầu không bị thay đổi hay không có bất cứ giao dịch nào trên tài khoản.Nếu có bất kì sự thay đổi nào tới số tiền trong tài khoản thì nó sẽ có tác động đến số tiền lãi dự kiến. Tương tự như vậy, bất kì giao dịch nào có tính chủ đích của người thực hiện mà hưởng đến lãi suất thì cũng sẽ làm thay đổi tiền lãi dự kiến.
2. Tìm hiểu về tiền lãi dự kiến:
Các tiền lãi dự kiến có liên quan đến lãi kép cụ thể với loai chứng chỉ tiền gửi một năm với số tiền là 1.000 đô la với lãi suất 2% hàng năm sẽ có số tiền lãi dự kiến có thể là 20,15 đô la. Nếu số tiền này được sử dụng trong tài khoản tiết kiệm, tiền lãi dự kiến sẽ được thể hiện bằng số tiền tăng thêm dưới dạng lãi suất mà chủ tài khoản dự kiến sẽ nhận được.Tuy nhiên, thuật ngữ này cũng có thể được sử dụng trong trường hợp hoàn toàn ngược lại, đó là số tiền dự kiến mà chủ tài khoản có khả năng thanh toán khi tài khoản liên quan đến một khoản nợ hoặc nghĩa vụ tài sản khác.
Trong trường hợp này, tiền lãi dự kiến cũng có thể được coi là tổng số tiền lãi dự kiến sẽ trả cho một khoản vay tại một ngày cụ thể, chẳng hạn như một khoản vay thế chấp hoặc trả tiền vay mua xe hơi. Nếu khoản vay được hoàn trả sớm, số tiền lãi thực tế nhận được sẽ ít hơn số tiền lãi dự kiến.
Sự khác nhau về tiền lãi dự kiến theo loại tài khoản
Tiền lãi dự kiến tất nhiên sẽ khác nhau tùy thuộc vào lãi suất cho từng loại tài khoản cụ thể và tổ chức tài chính có liên quan. Một nhà đầu tư gửi một khoản tiền vào tài khoản có lãi suất đáo hạn cao bởi một tổ chức tài chính cung cấp dịch vụ gửi tiền trực tuyến. Anh ta sẽ nhận được một khoản tiền lãi dự kiến cao hơn so với việc gửi cùng một số tiền vào tài khoản tiết kiệm thông thường, thường trả lãi suất thấp hơn. Đây là lí do khiến cho nhiều người thường so sánh lãi suất và các điều khoản của ngân hàng trước khi mở tài khoản tiết kiệm.
Bất kể loại hình tiết kiệm là gì, điều quan trọng là phải hiểu cách ngân hàng tính lãi kép để biết dự đoán được ta sẽ nhận được bao nhiêu tiền lãi. Có nghĩa là, chủ tài khoản phải tìm hiểu xem tổ chức tài chính tính lãi kép trên cơ sở hàng ngày, hàng tháng hoặc nửa năm hay không, vì điều này sẽ ảnh hưởng đến tổng số tiền lãi tích lũy.
3. Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế:
Theo phân tích như trên chúng ta có thể thấy nguồn lãi suất có tác động rất lớn đến dòng tiền ở mỗi quốc gia. Theo đó nên lãi có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Theo đó nhà nước, ngân hàng và tổ chức tài chính sẽ đưa ra chính sách phù hợp.
Thứ nhất, vai trò trong khuyến khích tiết kiệm và đầu tư:
Theo vai trò này chúng ta hiểu lãi suất có vai trò điều tiết hành vi tiêu dùng và tiết kiệm ở mức ổn định. Với mức lãi suất nhất định nó đảm bảo cho hai dòng tiền này không có khoảng cách chênh lệch nhau quá lớn. Theo đó thì người dân sẽ hạn chế việc tiêu sài để dùng vốn cho mục đích sinh lời tương lai.
Tiết kiệm là phần thu nhập còn lại sau khi tiêu dùng ở hiện tại của các chủ thể kinh tế. Với việc tạo thu nhập cho người tiết kiệm, lãi suất trở thành một nhân tố cơ bản điều tiết tiêu dùng và tiết kiệm. Lãi suất cao khuyến khích người ta hi sinh tiêu dùng hiện tại, tiết kiệm nhiều hơn để có khoản tiêu dùng cao hơn trong tương lai và ngược lại. Trong một nền kinh tế có thị trường tài chính phát triển, các khoản tiết kiệm được thu hút triệt để qua các kênh tài chính trực tiếp và gián tiếp để tạo nên quỹ cho vay đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế.
Thứ hai, vai trò trong điều tiết nền kinh tế vi mô:
Lãi suất tăng, khiến chúng ta phải chi nhiều tiền hơn vào những khoản đang vay. Điều này nó sẽ làm giảm nhu cầu đầu tư cho những mục đích khác. Tổng cầu của cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp cũng vì thế mà thay đổi theo. Bởi lẽ đó mà có thể khẳng định rằng lãi suất tác động đến kinh tế vĩ mô.
Hiện nay với nhu cầu gia tăng trong lãi suất sẽ làm giảm khả năng có được những thu nhập khá lớn để bù đắp được số lãi phải trả, và do đó số đầu tư chắc chắn sẽ giảm. Cũng có thể lập luận như vậy về việc đi vay để tiêu dùng. Những người tiêu dùng so sánh số lãi phải trả cho một khoản vay mượn với ý muốn có càng sớm càng hay một sản phẩm như một căn nhà hay một chiếc ô tô chẳng hạn.
Theo đó với những lãi suất cao hơn sẽ làm cho một số người tiêu dùng chờ đợi chứ không mua ngay, và số tiêu dùng sự định sẽ giảm xuống. Tổng cầu bao gồm cả các thành phần như cầu đầu tư của doanh nghiệp và cầu tiêu dùng của cá nhân, của hộ gia đình sẽ thay đổi theo. Vì sự biến động lãi suất có tác động đến đầu tư, dến tiêu dùng nên nó có tác động gián tiếp đến các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô, biểu hiện trong các trường hợp cụ thể hiện nay.
Thứ ba, vai trò trong phân phối và kích thích sử dụng vốn hiệu quả:
Những dự án có mức rủi ro như nhau thì lãi suất là yếu tố thu hút đầu tư. Bên cạnh đó nếu xét trên góc độ đi vay, bạn có thể thấy những tác động tương tự.Người đi vay luôn có ý thức sử dụng số tiền mình có hợp lý để trả lãi định kỳ.Nên ta thấy lãi suất làm nảy sinh và phân bố dòng tiền vào những mục đích nhất định.
Lãi suất có tác dụng trong việc phân bổ vốn tức là đối với những dự án có mức độ rủi ro như nhau, dự án nào có lãi suất lớn hơn thường thu hút được vốn nhanh hơn, nhiều hơn. Còn những dự án nào chứa định nhiều rủi ro thì phải trả lãi suất cao mới có khả năng thu hút được vốn. Theo đó nên bằng cách đưa các mức lãi suất khác nhau có thể tạo được sự phân bổ các luồng vốn theo mục đích mong muốn.Trong quan hệ vay vốn, người đi vay không chỉ phải hoàn trả gốc khi đến hạn mà còn phải trả lãi vay. Bằng việc buộc phải trả lãi đã kích thích các người đi vay phải sử dụng vốn có hiệu quả, vốn phải có tác dụng thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo thu nhập để bù đắp chi phí, có lợi nhuận, tạo cơ sở cho việc trả lãi.
Thứ tư, vai trò trong việc đánh giá tình trạng nền kinh tế:
Sự phat triển của nền kinh tế hiện nay cầu quỹ cho vay được kéo theo, dẫn đến sự gia tăng lãi suất. Lúc này tốc độ phát triển của cầu sẽ lớn hơn cung. Ngược lại, chúng ta sẽ thấy lãi xuất giảm xuống khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái.
Thứ năm, vai trò trong thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia:
Lãi suất được cho là có khả năng điều tiết kinh tế vĩ mô hiệu quả cụ thể thì đây là công cụ có vai trò tác động đến mục tiêu trung gian, đạt được đích đến cuối cùng. Ngân hàng nhà nước thường thực hiện thông qua những hình thức như:
+ Ấn định lãi suất kinh doanh.
+ Quy định khung lãi suất cụ thể.
Như vậy thông qua những nhận đinh như trên ta thấy khả năng điều tiết nền kinh tế vĩ mô của lãi suất đã làm cho nó trở thành công cụ quan trọng để thực hiện chính sách tiền tệ của đất nước. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cũng như thị trường tài chính chưa phát triển, lãi suất được sử dụng làm một công cụ trực tiếp để tác động tới mục tiêu trung gian và qua đó tới mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ. Theo đó đối với ngân hàng trung ương sẽ sử dụng công cụ này dưới các hình thức ấn định trực tiếp lãi suất kinh doanh cho các ngân hàng hoặc quy định khung lãi suất tiền gửi và nguồn lãi suất tiền vay hoặc trần lãi suất tiền vay, qua đó khống chế lãi suất cho vay của các ngân hàng theo hướng thắt chặt hoặc nới lỏng tiền tệ.