Chứng khoán là công cụ tài chính đại diện cho một số lượng giá trị tài chính. Chúng thường có dạng một chứng chỉ cấp cho chủ sở hữu các quyền liên quan đến việc phân phối lợi nhuận của một doanh nghiệp. Một vài ví dụ phổ biến về chứng khoán là cổ phiếu, trái phiếu và ghi chú. Tuy nhiên, trên thị trường chứng khoán thì không thể không tránh khỏi những vi phạm pháp luật.
1. Vi phạm pháp luật trên thị trường chứng khoán là gì?
Chứng khoán thường được trao đổi thông qua thị trường chứng khoán. Thị trường giao dịch có thể phải tuân theo các hoạt động kinh doanh không công bằng hoặc thao túng, chẳng hạn như “ giao dịch nội gián ” và gian lận chứng khoán. Do đó, thị trường chứng khoán chịu sự quản lý chặt chẽ của cả luật liên bang và tiểu bang nhằm bảo vệ các nhà đầu tư.
– Các hoạt động trên thị trường chứng khoán tạo ra tính thanh khoản cho các luồng vốn được giao dịch trên thị trường, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận gần nhất các nguồn vốn đầu tư cũng như cơ hội cho các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận khi tham gia thị trường. Bên cạnh những ưu điểm, thị trường chứng khoán cũng chứa đựng rủi ro, những nhân tố tiêu cực và những yếu tố này là nguyên nhân kìm hãm và ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của thị trường. Chủ thể tham gia thị trường chứng khoán bao gồm các tổ chức chào bán chứng khoán, các tổ chức trung gian và các nhà đầu tư. Mỗi chủ thể khi tham gia thị trường đều hướng tới những mục tiêu khác nhau, cụ thể là tổ chức chào bán tìm kiếm nguồn vốn đầu tư, các tổ chức trung gian và nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận.
– Để đạt được mục đích của mình, có thể các chủ thể này không tuân thủ các nguyên tắc thị trường, tuân thủ các quy định của pháp luật chứng khoán, từ đó gây ảnh hưởng tiêu cực đến quyền và lợi ích của các chủ thể khác và sự bình ổn của thị trường chứng khoán. Các hành vi xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác và gây mất ổn định cho các hoạt động của thị trường chứng khoán được xác định là các vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán là các hành vi trái pháp luật của các tổ chức, cá nhân xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Các tổ chức cá nhân này sẽ chịu trách nhiệm pháp lí theo các quy định của pháp luật chứng khoán.
– Vi phạm pháp luật về chứng khoán là loại vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cụ thể, do vậy, nó cũng mang những đặc điểm chung của vi phạm pháp luật, đó là: có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, được thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động, hành vi đó trái pháp luật, chủ thể gây ra hành vi có lỗi (lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý). Chủ thể vi phạm pháp luật có đầy đủ năng lực pháp luật và hành vi dân sự.
– Vi phạm pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán là những hành vi xuất hiện kể từ khi có sự ra đời, tồn tại, vận hành của thị trường chứng khoán. Do vậy, loại vi phạm pháp luật này ra đời trong bối cảnh nền kinh tế thị trường phát triển ở mức độ nhất định. Chứng khoán và thị trường chứng khoán là
– Thứ hai, hầu hết các vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán đều xuất phát từ việc mưu cầu những lợi ích vật chất. Các quan hệ được thiết lập trên thị trường chứng khoán đều là các quan hệ kinh tế (giữa các chủ thể tham gia thị trường) hoặc quan hệ quản lý kinh tế giữa các chủ thể tham gia thị trường và các chủ thể quản lý thị trường).
– Các mối quan hệ được thiết lập đều nhằm hướng tới việc đạt được những lợi ích kinh tế nhất định, do vậy, mục đích lợi ích vật chất hay lợi nhuận luôn được đặt lên hàng đầu. Các chủ thể luôn mong muốn đạt đến mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận và lợi ích vật chất đã thực hiện những hành vi vượt quá ranh giới quy định pháp luật; từ đó xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan và ảnh hưởng đến sự bình ổn của thị trường.
– Thứ ba, hầu hết các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đều được thực hiện do lỗi cố ý. Các chủ thể tham gia thị trường khi thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật đều ý thức được hậu quả của những hành vi này. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu lợi ích kinh tế, họ có thể vượt qua những rào cản pháp luật. Do vậy, có thể khẳng định rằng hầu hết các vi phạm pháp luật phát sinh trong lĩnh vực này đều được thực hiện một cách cố ý.
– Thứ tư, xác định được hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán rất phức tạp. Có những hành vi vi phạm trực tiếp có thể xác định rất rõ ràng, cụ thể. Có những hành vi vi phạm gián tiếp, thông qua nhiều hành vi hợp pháp và thông qua nhiều chủ thể khác nhau, do đó, nhận dạng các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này đòi hỏi sự nhạy bén, tinh tế của các cơ quan có thẩm quyền hay nói các khác là cần phải có những công cụ, biện pháp mang tính chuyên môn, nghiệp vụ cao để đưa ra những cách thức xử lý thích hợp, hiệu quả.
– Thứ năm, các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán có tính đặc thù là phát sinh nhanh, nằm ngoài sự kiểm soát của các quy định pháp luật, do vậy cần có các biện pháp giải quyết kịp thời để tránh gây những hậu quả tiêu cực, tác động đến sự bình ổn của toàn thị trường. Hầu như các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đều bắt nguồn từ việc lợi dụng những “khe hở” của pháp luật, có những nội dung, những mối quan hệ pháp luật chưa kịp thời điều chỉnh hoặc chưa đề cập đến sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi phạm xuất hiện mà vẫn né tránh được các quy định của pháp luật.
2. Đặc điểm nhận diện:
– Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau mà các vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán có thể được phân loại theo những cách khác nhau. Việc xem xét và định hình một cách rõ nét các hành vi vi phạm sẽ giúp các chủ thể nhận diện các hành vi đó để phòng ngừa và xử lý các vi phạm sao cho phù hợp nhất.
– Nếu căn cứ vào mức độ vi phạm, có thể chia vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán thành 3 loại: vi phạm pháp luật hành chính, vi phạm pháp luật dân sự và vi phạm pháp luật hình sự.
– Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán là hành vi do các tổ chức, cá nhân thực hiện do lỗi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán được xử lí theo các quy phạm pháp luật hành chính, các vi phạm này chưa đến mức độ nghiêm trọng để truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Một số loại vi phạm chứng khoán thường gặp :
+ Loại vi phạm chứng khoán chính được gọi là “ gian lận chứng khoán ”. Gian lận chứng khoán xảy ra khi một bên sử dụng gian lận, trình bày sai sự thật hoặc các tuyên bố không trung thực liên quan đến việc bán một chứng khoán.
+ Một loại vi phạm chứng khoán phổ biến khác liên quan đến hành vi của người được ủy thác (người chịu trách nhiệm quản lý chứng khoán của một người). Người được ủy thác và người môi giới có nhiệm vụ quản lý chứng khoán một cách thận trọng. Việc vi phạm nghĩa vụ này có thể khiến người được ủy thác phải chịu trách nhiệm về những tổn thất do chứng khoán được quản lý sai.
+ Một số loại vi phạm chứng khoán khác và các khiếu kiện kiện tụng về chứng khoán liên quan đến:
Thao túng thị trường : Điều này có thể xảy ra khi một công ty chứng khoán, nhà môi giới hoặc nhà đầu tư tham gia vào bất kỳ hoạt động nào tạo ra ấn tượng sai lệch về giá cả, tính sẵn có hoặc phân phối chứng khoán
Giao dịch nội gián : Những người có kiến thức nội bộ về hoạt động cổ phiếu của công ty không được sử dụng thông tin đó để đạt được lợi ích cá nhân trong giao dịch
Vi phạm nghĩa vụ ủy thác: Người được ủy thác hoặc người môi giới không thể quản lý chứng khoán của người khác nếu họ có xung đột lợi ích khiến họ không thể trung thành với người thụ hưởng
Giao dịch trái phép : Mặc dù người được ủy thác có một số quyền tự do đầu tư một cách thận trọng và hợp lý, nhưng họ thường không thể tham gia vào giao dịch trái với mong muốn của người nắm giữ cổ phiếu
Sơ suất hoặc thiếu thái độ : Sơ suất của nhà môi giới có thể xảy ra nếu một người không đủ tiêu chuẩn tự cho mình là một chuyên gia (ví dụ: môi giới không có giấy phép hợp lệ)
– Các luật điều chỉnh các loại vi phạm chứng khoán này có thể khác nhau tùy theo bản chất của chứng khoán cụ thể đang được giao dịch. Ví dụ, luật có thể rất khác khi điều chỉnh việc mua bán cổ phiếu so với việc mua bán các loại chứng khoán khác.
– Các hình phạt đối với vi phạm chứng khoán:
+ Các hình phạt pháp lý đối với các vi phạm chứng khoán có thể rất nghiêm khắc. Ngay cả những vi phạm nhỏ cũng có thể dẫn đến các tội nhẹ hình sự, có thể bị phạt tiền và / hoặc ngồi tù. Các vi phạm lớn hơn có thể dẫn đến các tội trọng, ví dụ, nếu vi phạm liên quan đến việc làm sai lệch thông tin thuế.
+ Ngoài các hình phạt hình sự, nhiều loại vi phạm chứng khoán cũng có thể dẫn đến yêu cầu kiện tụng dân sự. Việc người nắm giữ chứng khoán khởi kiện người nhận ủy thác đã không quản lý được tài sản bảo đảm theo tiêu chuẩn nghề nghiệp là chuyện bình thường. Người được ủy thác sau đó có thể được yêu cầu bồi thường thiệt hại để bồi thường thiệt hại kinh tế cho nguyên đơn.