Các nhà đầu tư sử dụng giá trị chia nhỏ để đánh giá sức mạnh tài chính của công ty. Cũng như xác định điểm vào tốt nhất để đầu tư. Các giá trị phản ánh luôn được xem xét để tận dụng hiệu quả. Đặc biệt là các bộ phận khác cũng có thể hoạt động một cách độc lập. Giá trị chia nhỏ là gì? Đặc điểm và cách tính giá trị chia nhỏ
Mục lục bài viết
1. Giá trị chia nhỏ là gì?
Giá trị chia nhỏ trong tiếng Anh là Breakup Value.
Giá trị chia nhỏ của một doanh nghiệp là giá trị của từng phân khúc kinh doanh chính của công ty nếu bị tách khỏi công ty mẹ. Tính chất chia nhỏ được xác định cho từng bộ phận hoạt động tương đối độc lập với công ty mẹ. Do đó, nó hoàn toàn có thể duy trì sản xuất hay kinh doanh nếu bị tách ra. Giá trị chia nhỏ được tính bằng cách tính tổng tài sản của mỗi đơn vị kinh doanh trừ đi các khoản nợ phải trả của đơn vị đó. Hiểu đơn giản là giá trị của các bộ phận phải được xác định sau khi đã trừ đi các nghĩa vụ nợ.
Nói cách khác đây là giá trị hoạt động độc lập của một công ty nếu các thành phần của nó được bán hoặc tách ra. Nếu giá trị chia nhỏ hiện tại vượt quá giá trị thị trường hiện tại của công ty. Tức là các bộ phận độc lập đang có tiềm năng và giá trị thể hiện lớn. Khi công ty lớn có vốn hóa thị trường nhỏ hơn giá trị chia nhỏ trong thời gian dài. Việc bán bớt các bộ phận của công ty sẽ được tính đến. Khi đó, các nhà đầu tư lớn có thể tác động để công ty được tách ra với mục đích tối đa hóa lợi nhuận của cổ đông.
Như vậy giá trị chia nhỏ được dùng định giá của một bộ phận hoạt động độc lập. Việc tách ra mang đến nhiều ý nghĩa hơn cho các nhà cổ đông tìm kiếm lợi nhuận. Tính toán giá trị này mang đến ý nghĩa trong chiến lược đầu tư.
Ý nghĩa.
Đây được hiểu là giá trị tổng các bộ phận của một công ty thương mại. Khi các hoạt động kinh doanh hay sản xuất được tiến hành đa dạng. Các bộ phận đảm nhiệm các nhiệm vụ khác nhau được hình thành. Với ý nghĩa chung thúc đẩy doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu tác ra, chúng vẫn là các bộ phận có vai trò độc lập, không phụ thuộc vào công ty chính. Giá trị vốn hóa thị trường của cổ phiếu công ty thấp hơn giá trị chia nhỏ trong một khoảng thời gian dài. Cho thấy các ổn định và tiềm năng phát triển của bộ phận đó. Từ đó, các nhà đầu tư lớn có xu hướng tìm kiếm các lợi nhuận nắm giữ cổ phiếu cao hơn nếu bộ phận này được tách ra và hoạt động độc lập.
Nếu một công ty hoạt động kém hoặc giá trị cổ phiếu thấp, các bộ phận độc lập có thể mang đến nhiều giá trị hơn. Nhà đầu tư có thể thu được tiền mặt, cổ phiếu trong các công ty tách ra, hoặc cả hai. Như vậy, giá trị chia nhỏ có thể mang đến tiềm năng cho cổ phiếu, giá trị cho phân khúc này như một cổ phiếu tách ra. Khi mà công ty được tách, các cổ phiếu được phát hành sẽ có giá trị cao hơn. Trong khi các nhà đầu tư cũ vẫn được quyền nắm giữ cổ phiếu nhất định. Các định hướng phát triển công ty sau tách sẽ được thúc đẩy mạnh hơn để tìm kiếm nhiều lợi nhuận hơn nữa.
2. Đặc điểm:
Nếu cổ phiếu của một công ty mẹ không theo kịp mức giá trị đầy đủ của chính nó. Hoạt động đầu tư không tạo ra các giá trị khác biệt. Tuy nhiên việc xem xét giá trị chia nhỏ phản ánh các bộ phận độc lập có tiềm năng phát triển. Thay vì duy trì hoạt động trong công ty mẹ không khả thi. Các nhà đầu tư có thể kêu gọi chia tách công ty để khai thác các thị trường cổ phiếu tiềm năng. Với giá trị thu được dành cho các nhà đầu tư dưới dạng tiền mặt, cổ phần trong các công ty spin-off hoặc kết hợp cả hai.
Tức là sau quá trình tách bộ phận tiềm năng thành công ty độc lập. Các thuận lợi vẫn được tiến hành. Giá trị chia nhỏ của công ty cao. Do đó cổ phiếu được phát hành sẽ có giá trị lớn. Khi là các nhà đầu tư lớn của công ty này, nhà đầu tư có thể nhận được lợi ích từ việc đồng ý nhận cổ phiếu. Hoặc không, họ có thể nhận cho mình các giá trị tiền mặt hoặc cả hai.
Đánh giá sức mạnh tài chính của một công ty.
Giá trị chia nhỏ sẽ là thước đo để nhà đầu tư xem xét sự phản ánh giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp. Đưa ra quyết định có nên giữ lại cổ phần của họ hay không. Nếu cổ phiếu đang được định giá thấp, cơ hội tăng giá trong dài hạn có thể được đặt ra. Tuy nhiên điều này được xem xét khi công ty đang có những thuận lợi để tìm kiếm lợi nhuận mới trong tương lai.
Còn nếu giá trị cổ phiếu thấp do công ty đang diễn biến hoạt động không hiệu quả. Các dự đoán tiêu cực cho thấy công ty khó tìm được đột phá hay phát triển. Trong khi một hay một số bộ phận hoạt động độc lập khác đang có tiềm năng phát triển. Các cổ đông có thể kêu gọi bán hoặc chia nhỏ các công ty con. Qua đó thâu tóm các cổ phần nếu muốn tham gia điều hành, thúc đẩy công ty phát triển.
Xác định điểm vào tiềm năng cho một người mua tiềm năng.
Một công ty được xem xét tiềm năng khi hoạt động trong thời gian dài luôn phát triển ổn định. Các thuận lợi vẫn tạo ra cơ sở để họ tìm kiếm tiềm năng hơn nữa trong tương lai. Do đó giá trị cổ phiếu luôn có tốc độ tăng trưởng cao. Để chắc chăn hơn trong quyết định đầu tư. Các nhà đầu tư tiềm năng có thể tính toán giá trị chia tay của công ty để xác định điểm đầu vào tốt nhất.
Thông qua thực hiện quyền truy cập vào dữ liệu mới nhất về doanh thu, thu nhập và dòng tiền của từng đơn vị hoạt động. Xác định giá trị chia tay của công ty dựa trên các thông tin phản ánh. Nếu trong trường hợp này, các giá trị phản ánh cao hơn giá trị chia tay. Chứng tỏ công ty mẹ đang hoạt động rất hiệu quả. Giá cổ phiếu còn có tiềm năng phản ánh giá trị cao hơn trong tương lai.
3. Cách tính giá trị chia nhỏ:
Như vậy, giá trị chia nhỏ của một công ty có thể được sử dụng xác định tiềm năng của giá cổ phiếu hoặc điểm vào tiềm năng cho người mua cổ phiếu. Sử dụng định giá tương đối hay mô hình dòng tiền chiết khấu để thiết lập giá trị cho phân khúc. Ở cả hai phương pháp đều mang đến các xác định tương đối. Là cơ sở mà nhà đầu tư xác định. Nếu các tính toán đi đúng hướng suy luận, các giá trị chia nhỏ mang đến lợi ích cho khoản đầu tư. Ngược lại, nếu rủi ro xảy ra, cũng phản ánh tính chất tương đối hay chiết khấu được thực hiện không đem lại hiệu quả.
Phương pháp định giá tương đối.
Tính chất tương đối được xác định qua các doanh thu, thu nhập hay dòng tiền của từng bộ phận độc lập. Kết quả phản ánh giá trị tương đối của từng phân khúc được thể hiện. Dòng tiền chuyển dịch cũng giúp xác định các giá trị nợ tương đối. Từ đó, có thể định giá tương đối cho các bộ phận khác nhau. Sự quan tâm này nhằm đưa ra dữ liệu tương đối. Từ đó so sánh giá trị của phân khúc với các công ty cùng ngành hoặc đối thủ cạnh tranh trong ngành. Và đưa ra nhận định về tiềm năng hoạt động, giá trị hoạt động. So sánh cho thấy tính chất hoạt động có hiệu quả hay không của các bộ phận kinh doanh. Phương pháp này sử dụng đối chiếu với tỷ lệ, giá trị trung bình và bội số.
Khi đó có thể hiểu là giá trị chia nhỏ không được tính quá chính xác. Do các nhà đầu tư bên ngoài không nắm rõ số liệu phản ánh giá trị hoạt động doanh nghiệp. Tuy nhiên, giá trị chia nhỏ được xác định tương đối. Qua đó, giúp họ có thêm cơ sở so sánh để tìm ra doanh nghiệp tiềm năng, xứng đáng và an toàn hơn để đầu tư.
Mô hình dòng tiền chiết khấu (DCF).
Chiết khấu là hoạt động xác định giá trị phản ánh của dòng tiền hiện tại được phản ánh trong tương lai. Dựa trên các cơ sở về phát triển thị trường. Hay các sự chuyển dịch, định giá tiền. Trong hoạt động của các nhà đầu tư, vẫn thông qua các dữ liệu phản ánh về doanh thu, thu nhập hay dịch chuyển dòng tiền ổn định của doanh nghiệp ở hiện tại. Thực hiện xác định các dòng tiền dự kiến trong tương lai. Khi đó, khoản tiền xác định cũng mang tính chất tương đối.
Với tính chất của dòng tiền chiết khấu, các giá trị phản ánh ở hiện tại và tương lai phải được định giá. Các dòng tiền trong tương lai được chiết khấu để có được giá trị hiện tại của cơ hội đầu tư. Nếu giá trị thu được thông qua mô hình DCF cao hơn chi phí đầu tư. Tức là các giá trị có thể thu được lớn hơn các khoản đầu tư bỏ ra. Và hoạt động đầu tư có cơ sở để mang về lợi nhuận. Nó có thể chỉ ra một khoản đầu tư có triển vọng tích cực trong tương lai. Từ đó giúp nhà đầu tư có căn cứ đưa ra lựa chọn quyết định đầu tư.