Khái niệm về đấu giá tài sản? Tìm hiểu về giá khởi điểm? Giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất?
Hoạt động đấu giá có ý nghĩa quan trọng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Đấu giá tài sản hiện nay đã trở thành một hoạt động khá phổ biến trong thực tiễn hiện nay. Có nhiều khái niệm được sử dụng xoay quanh hoạt động đấu giá tài sản. Giá khởi điểm trong đấu giá tài sản là một trong số đó. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm về đấu giá tài sản:
Ta hiểu về đấu giá tài sản như sau:
Đấu giá được hiểu là phương pháp bán hàng hóa và dịch vụ bằng cách xướng giá tối thiểu, sau đó để cho mọi người trả giá, người nào trả giá cao nhất sẽ mua được hàng.
Đấu giá cũng được hiểu là hình thức bán một món hàng bằng cách đưa ra mức giá khởi điểm rất thấp và để nhiều người mua cùng trả giá một lúc. Ai đưa ra mức giá cao nhất thì món đồ/sản phẩm sẽ thuộc về người đó.
Đấu giá tài sản chính là hình thức bán tài sản thông qua thủ tục trả giá công khai giữa nhiều người muốn mua và người trả giá cao nhất là người được quyền mua tài sản bán. Đấu giá tài sản có thể là bắt buộc (theo quyết định của Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền) hoặc tự nguyện (theo nhu cầu của chủ sở hữu tài sản). Người bán tài sản có thể tự tổ chức đấu giá hoặc thông qua người bán đấu giá. Ở Việt Nam, chủ thể là người bán đấu giá là các trung tâm dịch vụ bán đấu giá do Sở Tư pháp trực tiếp quản lí hoặc là các thương nhân hoạt động bán đấu giá chuyên nghiệp được tổ chức dưới hình thức doanh nghiệp nhà nước, công ti trách nhiệm hữu hạn, công ti cổ phần. Đấu giá có thể được thực hiện dưới phương thức đấu tăng giá hoặc đấu hạ giá (đấu giá kiểu Hà Lan/Dutch auction). Pháp luật Việt Nam chỉ quy định về đấu tăng giá.
Đấu giá tài sản là một hình thức bán tài sản có hai người tham gia đấu giá trở lên. Các chủ thể này sẽ cần phải tuân thủ đầy đủ những nguyên tắc và thủ tục đã được pháp luật quy định thì mới có thể tham gia vào quá trình đấu giá.
Thông thường, để các chủ thể có thể thực hiện đấu giá tài sản, chủ thể là người bán đấu giá phải đưa ra giá khởi điểm của tài sản muốn bán và phải trưng bày tài sản để những người muốn mua xem trước. Những người muốn mua sẽ tham gia trả giá theo thủ tục nhất định. Người trả giá cao nhất là người dành được quyền mua tài sản.
Đấu giá tài sản được quy định trong Bộ luật dân sự, Luật thương mại của Việt Nam, được cụ thể hoá trong Quy chế bán đấu giá tài sản.
Vậy bán đấu giá tài sản như sau:
Bán đấu giá tài sản như đã phân tích ở trên được hiểu là hình thức bán tài sản công khai để giúp cho nhiều người có thể được tham gia trả giá mua một tài sản. Những người tham gia mua tài sản bán đấu giá phải nộp một khoản lệ phí theo quy định của pháp luật. Khoản tiền này nhằm mục đích để ràng buộc người đã đăng kí phải tham gia bán đấu giá hoặc không mua tài sản thì số tiền này không được lấy lại. Nếu họ có tham gia đấu giá nhưng không mua được thì được nhận lại số tiền lệ phí mà mình đã đóng.
Khi tham gia đấu giá tài sản, các chủ thể là người nào trả giá cao nhất nhưng không thấp hơn giá khởi điểm thì người đó được mua tài sản. Nếu trong cuộc bán đấu giá mà không ai trả giá cao hơn giá khởi điểm thì cuộc bán đấu giá xem như không thành và sẽ được tổ chức lại.
Thông qua hình thức đấu giá tài sản, quyền lợi của chủ thể là người có tài sản được thỏa mãn một cách tốt nhất, còn người mua sẽ mua được tài sản với giá cả phù hợp, các quyền lợi của người mua liên quan đến tài sản đã mua được đáp ứng 1 cách nhanh chóng.
Ta hiểu về các chủ thể là người có tài sản đấu giá như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 5, Điều 5 Luật đấu giá tài sản năm 2016 định nghĩa về người có tài sản đấu giá, cụ thể như sau:
Các chủ thể là những người có tài sản đấu giá sẽ tiến hành ký kết hợp đồng bán đấu giá tài sản với tổ chức bán đấu giá. Các bên sẽ tiến hành bàn bạc, định ra mức giá khởi điểm bán đấu giá và mức giá khởi điểm bán đấu giá do người bán tài sản quyết định. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến của người bán đấu giá nhằm định giá tài sản phù hợp với thị trường. Những trường hợp bán đấu giá nhằm mục đích để có thể thi hành bản án dân sự thì cơ quan thi hành án ra quyết định cưỡng chế thi hành án sẽ là những người có tài sản bán đấu giá, ký hợp đồng bán đấu giá với tổ chức bán đấu giá. Trong trường hợp này các chủ thể là người cần phải thi hành án dân sự không tự nguyện thực hiện quyết định, bản án quyết định của Tòa án cho nên theo yêu cầu của người được thi hành án và cơ quan thi hành án cưỡng chế bán đấu giá tài sản để thi hành án, ký hợp đồng bán đấu giá tài sản để thực hiện nhiệm vụ của mình.
2. Tìm hiểu về giá khởi điểm:
Ta hiểu về giá khởi điểm như sau:
Khái niệm giá khởi điểm trong đấu giá tài sản được quy định cụ thể tại Khoản 3 Điều 5 Luật đấu giá tài sản 2016, theo đó:
Giá khởi điểm là giá ban đầu thấp nhất của tài sản đấu giá trong trường hợp đấu giá theo phương thức trả giá lên; giá ban đầu cao nhất của tài sản đấu giá trong trường hợp đấu giá theo phương thức đặt giá xuống.
Trong đấu giá, giá khởi điểm là số tiền tối thiểu mà người bán sẽ chấp nhận làm giá trúng đấu giá. Ngoài ra, trong một số trường hợp, giá khởi điểm có thể là giá cao nhất mà người mua sẵn sàng trả cho tài sản được đấu giá.
Giá khởi điểm được đưa ra nhằm mục đích không để cho mức giá đấu giá được đưa ra thấp hơn giá trị tài sản đấu giá. (Theo Investopedia)
Giá khởi điểm trong tiếng Anh được gọi là gì?
Giá khởi điểm là một danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Reserve Price.
3. Giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất:
Căn cứ pháp lý: Nghị định 46/2014/NĐ-CP về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
Trình tự được quy định cụ thể như sau:
Đấu giá quyền sử dụng đất mà diện tích tính thu tiền sử dụng đất của thửa đất hoặc khu đất có giá trị cụ thể như sau:
– Từ 30 tỉ đồng trở lên đối với các thành phố trực thuộc Trung ương;
– Từ 10 tỉ đồng trở lên đối với các tỉnh miền núi, vùng cao;
– Từ 20 tỉ đồng trở lên đối với các tỉnh còn lại.
Các trường hợp được nêu cụ thể bên trên được thực hiện theo quy định của Chính phủ về giá đất và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có); trong đó giá đất cụ thể do Sở Tài nguyên và Môi trường xác định, chuyển cho Hội đồng thẩm định giá đất của địa phương do Sở Tài chính làm thường trực hội đồng tổ chức thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định đấu giá theo quy định của pháp luật về đất đai, cơ quan tài nguyên và môi trường chuyển hồ sơ xác định giá khởi điểm tới cơ quan tài chính cùng cấp đề nghị xác định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ xác định giá khởi điểm để có thể thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất do cơ quan tài nguyên và môi trường chuyển đến, cơ quan tài chính xác định giá khởi điểm theo quy định của pháp luật về thu tiền sử dụng đất, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
Trong trường hợp chưa đủ cơ sở để xác định giá khởi điểm, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tài chính phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan tài nguyên và môi trường đề nghị bổ sung. Sau khi nhận được đủ hồ sơ thì thời hạn hoàn thành là 10 ngày tính từ ngày nhận đủ hồ sơ bổ sung.
Thủ tục được quy định cụ thể như sau:
Hồ sơ xác định giá khởi điểm bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu cụ thể sau đây:
– Văn bản đề nghị xác định giá khởi điểm của cơ quan tài nguyên và môi trường: 01 bản chính;
– Quyết định đấu giá quyền sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt: 01 bản sao;
– Hồ sơ địa chính (thông tin diện tích, vị trí, mục đích sử dụng đất, hình thức thuê đất, thời hạn sử dụng đất…): 01 bản sao.
– Căn cứ quyết định phê duyệt giá khởi điểm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đơn vị được giao nhiệm vụ đấu giá quyền sử dụng đất tổ chức thực hiện đấu giá theo quy định của pháp luật.
Trình tự, thủ tục xác định lại giá khởi điểm thực hiện giống như quy định đối với việc xác định giá khởi điểm lần đầu.