Chính sách công được định nghĩa là kết quả ý chí chính trị của Nhà nước thể hiện qua một tập hợp các quyết định liên quan đến nhau, gồm các định hướng mục tiêu và cách thức giải quyết các vấn đề tồn tại trong xã hội nhằm đạt được các mục tiêu phát triển đất nước. Tìm hiểu về khung chính sách?
Các chính sách có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn. Các chính sách của Nhà nước đóng góp những vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của tất cả các lĩnh vực đời sống. Khung chính sách là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, chắc hẳn vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về chính sách công:
Khái niệm về chính sách công:
Chính sách công được định nghĩa là kết quả ý chí chính trị của Nhà nước thể hiện qua một tập hợp các quyết định liên quan đến nhau, gồm các định hướng mục tiêu và cách thức giải quyết các vấn đề tồn tại trong xã hội nhằm đạt được các mục tiêu phát triển đất nước.
Hay nói một cách khác, chính sách công chỉ đơn giản là tập hợp những hành động ứng xử có chủ đích của nhà nước trước các vấn đề xã hội phát sinh trong đời sống xã hội nhằm mục đích thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng nhất định.
Chính sách công mang những đặc trưng cơ bản sau:
– Chính sách công bắt nguồn từ các quyết định mà Nhà nước ban hành và nội dung được thể hiện trong các văn bản quyết định của Nhà nước. Ví dụ như: chính sách cơ bản về văn hóa- giáo dục, chính sách tài chính công,…
– Chính sách công là một tập hợp các quyết định được ban hành qua một giai đoạn dài và kéo dài sang giai đoạn thực thi chính sách đó. Chính sách công không được thể hiện trong một quyết định riêng lẻ mà có xu hướng, được xác định bằng một chuỗi các quyết định gắn liền với nhau.
– Chính sách công nhằm mục đích giải quyết các vấn đề công và tác động đến một hoặc nhiều nhóm dân số trong xã hội của một đất nước. Cụ thể, chính sách về an toàn giao thông hướng đến mục tiêu giải quyết vấn đề an toàn giao thông và tác động đến tất cả những người tham gia giao thông.
– Chính sách công gồm hai bộ phận là mục tiêu và biện pháp chính sách.
– Chính sách công hướng đến mục tiêu tạo ra những thay đổi để đạt được các mục tiêu phát triển đất nước.
– Chính sách công luôn thay đổi theo thời gian bởi vì những quyết định sau có thể có điều chỉnh so với quyết định trước hoặc có những thay đổi trong định hướng trong chính sách ban đầu, hoặc do kinh nghiệm về thực thi chính sách công được phản hồi trong quá trình ra quyết định,…
– Chính sách công được xem là đầu ra của quá trình quản lý nhà nước, là sản phẩm trí tuệ của đội ngũ cán bộ và công chức nhà nước.
2. Tìm hiểu về khung chính sách:
Khái niệm khung chính sách:
Khung chính sách bao gồm hệ thống các quy định hành chính, luật pháp và chiến lược của nhà nước để căn cứ trên cơ sở đó, chính phủ, các cơ quan thuộc chính phủ và địa phương điều hành hoạt động của nền kinh tế nhằm đạt được mục tiêu phát triển trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Trong đó:
– Hành chính:
Hành chính được hiểu là hoạt động dưới sự lãnh đạo của bộ máy nhà nước cao nhất đó là Chính phủ để nhằm mục đích tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm hoạt động thường xuyên, liên tục của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thi hành pháp luật hành chính với mục đích chính đó là để quản lý, bảo đảm hoạt động thường xuyên, liên tục của cơ quan, đơn vị.
Quản lý hành chính nhà nước được hiểu là hoạt động chấp hành, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan Nhà nước và các tổ chức được ủy quyền quản lý trên cơ sở của pháp luật để thi hành luật nhằm thực hiện chức năng tổ chức, quản lý và điều chỉnh các quá trình xã hội của nhà nước.
Ta có thể thấy về cơ bản hành chính sẽ có những đặc điểm như: hành chính phục vụ người khác thông qua việc chấp hành các quyết định do người có thẩm quyền ban hành và chịu sự kiểm soát của họ. Hành chính cũng là việc điều hành – khai thác, huy động và sử dụng các quyền lực về nhân lực, tài chính, tài nguyên,… nhằm mục đích có thể đạt được mục tiêu của tổ chức và nhà nước.
– Pháp luật:
Pháp luật chính là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và đây chính là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.
Ở Việt Nam hiện nay, trong những giáo trình của các cơ sở đào tạo luật học cũng như trong sách báo pháp lí tồn tại nhiều định nghĩa về pháp luật dưới góc độ là pháp luật thực định. Tuy nhiên, ta có thể nói, các định nghĩa đó cơ bản chỉ khác nhau về câu chữ và thể hiện quan niệm về pháp luật với tư cách là một loại quy tắc ứng xử của con người, một loại chuẩn mực xã hội, pháp luật có những điểm khác biệt cơ bản so với các loại chuẩn mực xã hội khác như đạo đức, phong tục tập quán… Giáo trình này cũng quan niệm về pháp luật dưới góc độ tương tự, từ đó ta có thể hiểu về pháp luật như sau: Pháp luật chính là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà nước.
– Chiến lược:
Chiến lược được hiểu cơ bản là tập hợp những hành động được lên kế hoạch để có thể đạt đến những mục đích nhất định. Định nghĩa chiến lược được bắt nguồn từ chiến thuật trong lĩnh vực quân sự. Những chủ thể là những người lãnh đạo sẽ phải lên kế hoạch chiến lược để nhằm mục đích có thể chiến thắng trong các cuộc chiến. Có nhiều chiến lược trước khi hành động không chắc chắn là sẽ giành được chiến thắng hay thành công như mong muốn, nhưng các chiến lược sẽ giúp cho khả năng thành công được đẩy lên cao hơn.
Các yếu tố cơ bản trong chiến lược bao gồm:
– Thứ nhất, yếu tố cơ bản trong chiến lược là xác định được mục tiêu của chiến lược.
– Thứ hai, yếu tố cơ bản trong chiến lược đó là cần xác định được phương thức để có thể đạt được mục tiêu.
– Cuối cùng, yếu tố rất quan trọng trong việc xây dựng chiến lược chính là định hướng phân bổ nguồn lực để đạt được mục tiêu lựa chọn. Nguồn lực là có hạn và người lên kế hoạch chiến lược cần phải tính toán làm sao để sử dụng nguồn lực sẵn có một cách phù hợp để đạt được mục tiêu hiệu quả nhất.
Việc kết hợp hiệu quả cả ba yếu tố nêu trên sẽ giúp xây dựng được chiến lược phù hợp, giúp thành công đạt được mục tiêu.
Khung chính sách trong tiếng Anh là gì?
Khung chính sách trong tiếng Anh là Policy Framework.
Nội dung của khung chính sách:
Khung chính sách bao gồm hai cấp độ: Khung chính sách quốc tế và khung chính sách quốc gia.
– Khung chính sách quốc tế bao gồm những nhân tố thuộc về các hiệp định đầu tư song phương và đa phương, các liên kết kinh tế quốc tế…
– Khung chính sách quốc gia được chia làm hai nhóm cụ thể như sau: khung chính sách vòng trong và khung chính sách vòng ngoài.
+ Khung chính sách vòng trong là những quy định quốc gia, liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Đó là những quy định liên quan đến việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, những quy định về bảo hộ đầu tư và các tiêu chuẩn đối xử với các chủ thể là những nhà đầu tư nước ngoài.
+ Khung chính sách vòng ngoài được hiểu là những chính sách liên quan gián tiếp đến FDI như chính sách thương mại, chính sách tư nhân hóa, chính sách M&A, chính sách thuế, tài chính…
Vai trò của khung chính sách cụ thể như sau:
Khung chính sách nằm trong nhóm môi trường đầu tư mềm ( môi trường đầu tư mềm được hiểu là môi trường bao gồm hệ thống các dịch vụ hành chính công, dịch vụ pháp lí liên quan đến hoạt động đầu tư, hệ thống các dịch vụ tài chính – ngân hàng, kế toán, kiểm toán…) trong hệ thống môi trường đầu tư của các quốc gia.
Khung chính sách không phải là hàng loạt các nguyên tắc bắt buộc áp đặt trên cơ sở của chính phủ mà khung chính sách còn được đánh giá là một công cụ hữu hiệu được sử dụng nhằm mục đích để giúp các chính phủ xác định vai trò của các vấn đề quan trọng nếu các chính phủ muốn tạo ra một môi trường kinh doanh hấp dẫn đối với các chủ thể là những nhà đầu tư.
Điều đầu tiên các chủ thể là những nhà đầu tư quan tâm khi quyết định đầu tư vào một quốc gia là khung chính sách của quốc gia đó, bởi vì khung chính sách sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh lợi nhuận của nguồn vốn đầu tư, dưới các khía cạnh khác nhau cụ thể như sau:
– Tốc độ tăng trưởng của thị trường.
– Khả năng tiếp cận thị trường trong khu vực và thế giới của các chủ thể là những nhà đầu tư.
– Sự tin cậy và sự ưa chuộng của những chủ thể những người tiêu dùng cũng như khả năng thanh toán của người tiêu dùng.
– Cơ cấu thị trường.
– Và một số yếu tố khác.