Tìm hiểu về khoảng trống suy thoái? Khoảng trống suy thoái và thất nghiệp? Các thuật ngữ liên quan?
Ta hiểu kinh tế học vĩ mô là một phân ngành của kinh tế học chuyên nghiên cứu về đặc điểm, cấu trúc và hành vi của cả một nền kinh tế nói chung. Có nhiều thuật ngữ được sử dụng trong kinh tế học vĩ mô. Khoảng trống suy thoái là một thuật ngữ kinh tế vĩ mô được sử dụng khá phổ biến và có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn. Chắc hẳn vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về khoảng trống suy thoái:
Khái niệm khoảng trống suy thoái:
Khoảng trống suy thoái chính là một thuật ngữ kinh tế vĩ mô mô tả nền kinh tế đang hoạt động ở mức dưới cân bằng toàn dụng lao động. Dưới cân bằng toàn dụng lao động được hiểu là một khái niệm kinh tế vĩ mô được sử dụng để mô tả một trạng thái kinh tế ở đó GDP trong ngắn hạn của một nền kinh tế thấp hơn GDP thực tiềm năng hay GDP trong dài hạn.
Khi đang có khoảng trống suy thoái, mức tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế thấp hơn mức GDP toàn dụng lao động, gây áp lực giảm giá cả trong dài hạn. Ta hiểu tổng sản phẩm quốc nội đó là một chỉ tiêu đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia trong một thời kì nhất định (thường là một năm).
Ta nhận thấy, khoảng trống suy thoái được hiểu là chênh lệch giữa GDP tiềm năng hay GDP khi nền kinh tế có toàn dụng lao động và mức GDP với hiện trạng lao động trong nền kinh tế.
Khoảng trống này rõ ràng nhất trong thời kì suy thoái kinh tế khi số lượng lao động thất nghiệp đang ở mức cao.
Khoảng trống suy thoái trong tiếng Anh là gì?
Khoảng trống suy thoái trong tiếng Anh là Recessionary Gap.
Nguyên nhân gây ra khoảng trống suy thoái:
– Khoảng trống suy thoái thông thường sẽ xuất hiện khi một nền kinh tế đang gần bước vào thời kì suy thoái. Sự sụt giảm lớn các hoạt động kinh tế trong vài tháng chính là dấu hiệu để cho thấy một cuộc suy thoái đang đến gần.
Trong thời kì suy thoái, các công ty thông thường sẽ hạn chế chi tiêu gây ra một khoảng trống do sự co lại trong chu kì kinh doanh, khoảng trống này được các chủ thể là những nhà kinh tế gọi là một khoảng trống suy thoái.
Khoảng trống suy thoái được hiểu là mức thu nhập thực tế thấp hơn (đo bằng GDP thực) so với mức thu nhập thực tế khi có toàn dụng lao động.
Thời kì tiền suy thoái kinh tế thường có sự sụt giảm đáng kể chi tiêu và đầu tư của người tiêu dùng do lương lao động giảm xuống.
– Khoảng trống suy thoái và tỷ giá hối đoái:
Khi sản lượng nền kinh tế biến động, giá cả cũng sẽ thay đổi để nhằm mục đích có thể bù lại. Sự thay đổi giá này được xem là một chỉ báo sớm cho thấy một nền kinh tế đang chuyển sang giai đoạn suy thoái và có thể khiến tỷ giá hối đoái thay đổi.
Tỷ giá hối đoái thấp hơn sẽ làm cho thu nhập từ xuất khẩu ít hơn, tiếp tục thúc đẩy xu hướng suy thoái.
Bù đắp khoảng trống suy thoái:
Mặc dù khoảng trống suy thoái đại diện cho xu hướng đi xuống của nền kinh tế, khoảng trống suy thoái cũng có thể được sử dụng để nhằm mục đích giúp bình ổn nền kinh tế khi đang ở trạng thái cân bằng ngắn hạn ở dưới mức lí tưởng, trạng thái này có thể gây tổn hại cho nền kinh tế như trong giai đoạn kinh tế bất ổn.
Sự bất ổn này là do thời gian GDP thấp kéo dài đã làm kìm hãm sự tăng trưởng và góp phần duy trì mức thất nghiệp cao hơn cho nền kinh tế.
Các chủ thể là các nhà hoạch định chính sách thực hiện các chính sách ổn định để thu hẹp khoảng trống suy thoái và tăng giá trị GDP thực tế, còn được gọi là chính sách mở rộng.
Ngân hàng trung ương thường tăng lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế bằng cách giảm lãi suất và tăng chi tiêu của chính phủ trong các chính sách tiền tệ mở rộng.
2. Khoảng trống suy thoái và thất nghiệp:
Ta hiểu về thất nghiệp như sau:
– Định nghĩa thất nghiệp:
Thất nghiệp được nhìn nhận là hiện thực có tính khách quan của nền kinh tế thị trường, khi cung về lao động lớn hơn cầu hoặc do các nguyên nhân khác nhau (thất nghiệp tự nguyện, thất nghiệp cơ cấu…).
Thất nghiệp là tình trạng những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, có nhu cầu việc làm, đang không có việc làm.Hoặc có thể hiểu theo cách đơn giản thất nghiệp được hiểu là tình trạng người lao động muốn có việc làm, nhưng không có việc làm.
Các chủ thể là những người lao động trong tình trạng thất nghiệp thì không có thu nhập nên có thể được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp nếu các chủ thể này có đầy đủ điều kiện bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Hiện nay, trên thế giới, có khoảng 70 quốc gia có chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Việt Nam hiện đang xây dựng Luật bảo hiểm, trong đó vấn đề bảo hiểm thất nghiệp đang được đặt ra để đáp ứng yêu cầu xã hội trong nền kinh tế thị trường.
Như vậy, thất nghiệp được hiểu là hiện tượng xã hội khi các chủ thể là người lao động có khả năng lao động, không có việc làm, không có nguồn thu nhập dưới dạng tiền hưu trí, tiền mất sức lao động hay các nguồn thu nhập khác do người sử dụng lao động trả và đang tích cực tìm kiếm công việc.
– Thất nghiệp trong tiếng Anh là gì?
Thất nghiệp trong tiếng Anh là Unemployment.
Một hậu quả quan trọng khộng kém của khoảng trống suy thoái là khoảng trống suy thoái làm tăng tỉ lệ thất nghiệp.
Trong thời kì suy thoái kinh tế, nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ càng giảm xuống và tỉ lệ thất nghiệp tăng. Nếu giá cả và tiền lương không thay đổi, tỉ lệ thất nghiệp có thể còn tăng cao hơn nữa.
Vòng xoáy suy thoái tái diễn trong nền kinh tế, mức thất nghiệp cao hơn làm giảm tổng cầu tiêu dùng, làm giảm sản lượng sản xuất và làm giảm GDP thực.
Khi sản lượng tiếp tục giảm, các doanh nghiệp sa thải nhân viên vì nhu cầu sản xuất yêu cầu ít nhân lực hơn dẫn đến nhiều lao động mất việc hơn và làm giảm thêm cầu hàng hóa và dịch vụ.
Ví dụ thực tế:
Tháng 12 năm 2018, thị trường lao động Mỹ được xem là toàn dụng lao động với với tỉ lệ thất nghiệp 3,7% và không có khoảng trống suy thoái.
Tuy nhiên, toàn dụng lao động ở đây không có nghĩa là tất cả mọi người ở trên lãnh thổ nước Mỹ sẽ đều có việc làm mà một số tiểu bang riêng lẻ vẫn có khoảng trống suy thoái.
Ví dụ cụ thể như thành phố New York tại thời điểm này có toàn dụng lao động và môi trường kinh tế ổn định.
Tuy nhiên, ở khu vực nông thôn việc tìm việc sẽ khó khăn hơn như ở tiểu bang West Virginia, ngành công nghiệp khai thác than suy yếu đã đưa tỉ lệ thất nghiệp lên 5,3% và năng suất kinh tế thấp.
3. Các thuật ngữ liên quan:
Toàn dụng lao động:
Toàn dụng lao động trong tiếng Anh được goi là full employment.
Toàn dụng lao động được hiểu là trạng thái của nền kinh tế khi mà tất cả mọi người thuộc lực lượng lao động (trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc với mức lương hiện hành trên thị trường lao động) đều có việc làm.
Nền kinh tế chỉ tồn tại thất nghiệp tự nhiên. Chỉ có những người không chấp nhận làm việc ở mức lương chung của thị trường mới không có việc làm. Thất nghiệp tự nhiên được dùng để chỉ mức thất nghiệp mà bình thường nền kinh tế trải qua.
Thuật ngữ tự nhiên cũng không hàm ý rằng triết lí thất nghiệp này đáng mong muốn, không thay đổi theo thời gian hoặc không bị ảnh hưởng bởi chính sách kinh tế. Nó đơn giản là mức thất nghiệp được duy trì ngay cả trong dài hạn.
Các dạng thất nghiệp được tính vào thất nghiệp tự nhiên gồm thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp theo lí thuyết cổ điển. Ở trạng thái toàn dụng lao động, nguồn nhân lực trong nền kinh tế được sử dụng đạt hiệu quả tối ưu.
Khái niệm chu kì kinh doanh:
Chu kì kinh doanh còn được gọi là chu kì kinh tế, trong tiếng Anh là business cycle hoặc economic cycle, trade cycle.
Chu kì kinh doanh là một loại dao động được nhận thấy trong những hoạt động kinh tế tổng hợp của một hay nhiều quốc gia, được đo bằng tổng sản phẩm quốc nội thực tế.
Một chu kì kinh tế bao gồm các quá trình mở rộng sản xuất diễn ra gần như đồng thời trong rất nhiều các hoạt động kinh tế, tiếp theo là các giai đoạn giảm sút, thu hẹp và phục hồi, gắn với chu kì mở rộng tiếp theo. Quá trình này diễn ra liên tiếp nhưng với độ dài ngắn khác nhau từ một năm tới 10 hay 12 năm.
Bên cạnh đó, còn có quan niệm gắn chu kì kinh doanh với vòng quay của đồng tiền. Theo đó người ta hiểu chu kì kinh doanh của doanh nghiệp là khoảng thời gian kể từ khi xuất tiền mua các nguồn lực ngắn hạn đưa vào sản xuất cho đến khi sản phẩm được sản xuất xong, bán được và thu tiền về. Khái niệm này được sử dụng nhiều trong các tính toán kế hoạch, tính toán chi phí kinh doanh.