Lệnh Away-from-the-market là gì? Đặc điểm và nội dung của lệnh Away-from-the-market? Các loại lệnh giao dịch chứng khoán?
Như chúng ta đã biết hiện nay trên thị trường chứng khoán có các lệnh khác nhai để biểu thị các loại giá trị của nó, the đó các nhà đầu tư có thể thông qua đây biết được giá trị của chứng khoán, một trong số các lệnh được quan tâm nhất hiện nay đó là lệnh giới hạn hay còn gọi là ” Lệnh Away-from-the-market”.
Mục lục bài viết
1. Lệnh Away-from-the-market là gì?
Lệnh Away-from-the-market trong tiếng Anh là Away-from-the-market order.
Khi nhắc tới lệnh Away-from-the-market chúng ta có thể hiểu đây là một lệnh giới hạn theo đó với lệnh giới hạn mua có giá trị thấp hơn hay lệnh giới hạn bán có giá trị cao hơn giá thị trường hiện tại.
2. Đặc điểm và nội dung của lệnh Away-from-the-market:
Đặc điểm rất cơ bản của lệnh Away-from-the-market là được sử dụng ở hai trường hợp khác nhau khi giá mua và giá bán đi chệch khỏi giá thị trường hiện tại ở một chứng khoán cụ thể. Lệnh này thường sẽ xảy ra khi với một chứng khoán cụ thể giá chào bán ở lệnh giới hạn thấp hơn giá thị trường hiện tại, hoặc giá hỏi mua cao hơn giá thị trường hiện tại.
Trường hợp nếu như lệnh Away-from-the-market được thực thi, giá của chứng khoán đó sẽ cần phải dịch chuyển theo hướng mà lệnh được đặt. Hay chúng ta hiểu, để khiến cho lệnh giới hạn bán đang có giá trị cao hơn thị trường đạt được thì giá thị trường dịch chuyển tăng theo lệnh giới hạn đã đặt và ngược lại. Một lệnh Away-from-the-market đã đặt mà không đạt được có thể dẫn đến việc mức chênh lệch giá mua – giá bán trở nên lớn hơn cho chứng khoán đó.
Lệnh Away-from-the-market là một lệnh giới hạn với nhằm hướng tới mục tiêu mua ở mức giá thấp hơn giá thị trường hiện tại hoặc để bán ở mức giá cao hơn giá thị trường hiện tại. Các lệnh Away-from-the-market thường được giữ lại cho đến khi lệnh được thực hiện cụ thể khi thực hiện lệnh này sẽ bị hủy nếu nhà đầu tư thực hiện lệnh FOK.
Ví dụ cụ thể với một lệnh giới hạn mua 100 cổ phiếu của Acme Corporation với giá 28 đô la sẽ cách một khoảng so với giá thị trường nếu cổ phiếu hiện đang giao dịch ở mức 32 đô la trên một cổ phiếu. Tương tự, lệnh giới hạn bán 100 cổ phiếu của Acme Corporation với giá 36 đô la cũng cách thị trường một khoảng khi cổ phiếu hiện đang giao dịch ở mức 32 đô la.
Lệnh giới hạn sẽ là một lựa chọn tốt nếu có một mức giá cụ thể mà nhà đầu tư muốn hoặc cần có được. Khi đặt lệnh này, không nhất thiết nó phải được thực hiện nên rủi ro cho nhà đầu tư cũng khá cao. Tuy nhiên, nếu lệnh được thực thi, nhà đầu tư được đảm bảo nhận được ít nhất mức giá đã được thiết lập khi họ đặt lệnh tại một điểm cụ thể.
3. Các loại lệnh giao dịch chứng khoán:
Thứ nhất, lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa (ATO):
Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở đó là lệnh đặt mua hay các trường hợp đặt bán chứng khoán tại mức giá mở cửa theo đó lệnh ATO được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh. Với đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa sẽ không xác định được giá khớp lệnh nếu chỉ có lệnh ATO trên sổ lệnh và lệnh này thì sẽ được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh định kỳ để xác định giá mở cửa và sẽ tự động tự hủy bỏ sau thời điểm xác định giá mở cửa nếu lệnh không được thực hiện hoặc không được thực hiện hết.
Thứ hai, lệnh giới hạn (LO) cụ thể:
Lệnh giới hạn này được biết đến đó là lệnh mua hay có thể là lệnh bán chứng khoán tại một mức giá xác định hay cũng có thể là với giá tốt hơn và theo đó lệnh có hiệu lực kể từ khi được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến hết ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ, đối với nhà đầu tư sử dụng lệnh giới hạn có ưu điểm giúp cho nhà đầu tư có thể tránh được sự bất lợi về giá trong giao dịch. Bên cạnh đó, hạn chế của việc sử dụng lệnh giới hạn là không có sự đảm bảo là lệnh sẽ được thực hiện, nhà đầu tư có thể bị lỡ cơ hội đầu tư, ngay cả trong một số trường hợp lệnh giới hạn của nhà đầu tư đưa ra bằng với giá thực hiện của phiên giao dịch nhưng lệnh có thể vẫn không được thực hiện vì không đáp ứng được các nguyên tắc ưu tiên khớp lệnh trong tình thế của phiên giao dịch đó. Đi liền với lệnh giao dịch chính, khách hàng còn bổ sung thêm chỉ thị của mình. Về thời hạn hiệu lực của lệnh. Để thể hiện hiệu lực của lệnh giao dịch người ta thường sử dụng một số lệnh sau.
Thứ ba, lệnh thị trường trên sàn HSX (MP):
+ Lệnh thị trường trên sàn đây là lệnh mua và thực hiện bán chứng khoán tại mức giá bán thấp nhất với giá mua cao nhất hiện có trên thị trường và khi được nhập vào hệ thống giao dịch, lệnh mua MP sẽ được thực hiện ngay tại mức giá bán thấp nhất và lệnh bán MP sẽ thực hiện ngay tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường. Nếu khối lượng đặt lệnh của lệnh MP vẫn chưa được thực hiện hết, lệnh MP sẽ được xem là lệnh mua tại mức giá bán cao hơn hoặc lệnh bán tại mức giá mua thấp hơn tiếp theo hiện có trên thị trường và tiếp tục so khớp.
+ Trường hợp nếu lệnh mp có khối lượng đặt sau khi giao dịch theo nguyên tắc trên và nó không thể tiếp tục khớp được nữa thì lệnh MP sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn mua tại mức giá cao hơn một đơn vị yết giá so với giá giao dịch cuối cùng trước đó hoặc lệnh giới hạn bán tại mức giá thấp hơn một đơn vị yết giá so với giá giao dịch cuối cùng trước đó và trường hợp giá thực hiện cuối cùng là giá trần đối với lệnh mua MP hoặc giá sàn đối với lệnh bán MP thì lệnh thị trường sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn mua tại giá trần hoặc lệnh giới hạn bán tại giá sàn. Lệnh MP có hiệu lực trong phiên khớp lệnh liên tục và nó sẽ tự động hủy nếu không có lệnh giới hạn đối ứng tại thời điểm nhập lệnh vào hệ thống giao dịch, lệnh mua MP của nhà đầu tư nước ngoài sau khi khớp một phần, phần còn lại sẽ tự động hủy nếu chứng khoán hết room.
Thứ tư, lệnh thị trường trên sàn HNX cụ thể đây là lệnh mua tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường trong phiên khớp lệnh liên tục. Trong đó có 03 loại lệnh như:
+ Lệnh MAK: Là lệnh có thể thực hiện toàn bộ hoặc một phần, phần còn lại của lệnh sẽ bị hủy ngay sau khi khớp.
+ Lệnh MOK: Là lệnh nếu không được thực hiện toàn bộ thì bị hủy trên hệ thống ngay sau khi nhập.
+ Lệnh MTL: Là lệnh có thể thực hiện toàn bộ hoặc một phần, phần còn lại của lệnh sẽ chuyển thành lệnh LO
Thứ năm, Lệnh điều kiện (lệnh chờ):
+ Là lệnh giới hạn nhưng duy trì nhiều ngày cho đến khi lệnh được khớp hoặc hết thời gian khách hàng lựa chọn khi đặt lệnh mà chưa được khớp.
+ Trong thời gian duy trì lệnh giới hạn, vào ngày giao dịch lệnh sẽ tự động đưa lên sàn khi:
+ Giá nằm trong khoảng trần/sàn
+ Đáp ứng các điều kiện khác của một lệnh thông thường ( sức mua, khối lượng..)
+ Lệnh có thể được khớp từng phần. Phần còn lại vẫn tiếp tục còn hiệu lực.
Thứ sáu, lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa (ATC):
+ Là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa. Lệnh ATC được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh.
+ Đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa sẽ không xác định được giá khớp lệnh nếu chỉ có lệnh ATC trên sổ lệnh
+ Lệnh sẽ tự động tự hủy bỏ sau khi hết phiên nếu lệnh không được thực hiện hoặc không được thực hiện hết.
Thứ bảy, lệnh khớp lệnh sau giờ (PLO)
+ Lệnh PLO là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa sau khi kết thúc phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa.
+ Lệnh PLO chỉ được nhập vào hệ thống trong phiên giao dịch sau giờ.
+ Lệnh PLO được khớp ngay khi nhập vào hệ thống nếu có lệnh đối ứng chờ sẵn. Giá thực hiện là giá đóng cửa của ngày giao dịch.
+ Lệnh PLO không được phép sửa, hủy.
+ Trong trường hợp trong phiên khớp lệnh liên tục và khớp lệnh định kỳ đóng cửa không xác định được giá thực hiện khớp lệnh, lệnh PLO sẽ không được nhập vào hệ thống.
Như vậy, qua những phân tích chúng ta thấy hiện nay thì thị trường chứng khoán được xem là vùng đất màu mỡ nhưng cũng không ít rủi ro trong thời gian gần đây. Theo đó nên trước khi gia nhập thị trường, bạn cần chuẩn bị cho mình những kiến thức nền vững chắc, đặc biệt là về lệnh chứng khoán, đây được hiểu là các thao tác cần có để các nhà đầu tư chứng khoán dùng để mua hoặc bán đem đến lợi nhuận cho họ trên các sàn chứng khoán. Mỗi loại lệnh sẽ có những đặc điểm khác nhau, các nhà đầu tư có thể lựa chọn lệnh phù hợp với năng lực và hiểu biết của mình để hạn chế những rủi ro trong việc đầu tư, mua bán. Chính vì thế nên trước khi bắt đầu thực hiện mua bán cổ phiếu, điều quan trọng trước tiên bạn cần phải hiểu các loại lệnh khác nhau và sử dụng loại lệnh nào phù hợp