Chiến lược Phát triển bền vững Quốc gia là gì? Đặc điểm của chiến lược Phát triển bền vững Quốc gia? Lợi ích của chiến lược phát triển bền vững Quốc gia? Giải pháp phát triển bền vũng cho Việt Nam?
Đối với mỗi quốc gia hiện nay đều sẽ có chiến lược phát triển riêng, để đưa đất nước đi lên trong thời kì hôi nhập hiện nay, bên cạnh đó chiến lược của tất cả các quốc gia trên thế giới hầu hết đều nêu cao giá trị và tiêu chí của sự ” Phat triển bền vững” và Việt nam cũng vậy, chúng ta thấy sự phát triển bền vững sẽ mang lại nhiều giá trị cho đất nước, vì đó là sựu kết hợp của phát triển kinh tế với bảo vệ mội trường đảm bảo trực tiếp các yếu tố có thể gây ảnh hưởng tơi cuộc sống của con người.
Mục lục bài viết
1. Chiến lược Phát triển bền vững Quốc gia là gì?
Phát triển bền vững chúng ta có thể hiểu đây là khái niệm nhằm chỉ sự phát triển về mọi mặt trong xã hội hiện tại, đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà vẫn khổng làm tổn hại, vẫn đảm bảo sự tiếp tục phát triển, vẫn đáp ứng các nhu cầu đó trong tương lai xa và hiện là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới và bảo vệ môi trường. Dựa theo tình hình phát triển và đặc thù của kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa… mà mỗi quốc gia sẽ hoạch định chiến lược phát triển bền vững phù hợp nhất.
Thực chất câu hỏi phát triển bền vững phải trả lời như thế nào, Khái niệm phát triển bền vững lần đầu tiên xuất hiện rõ rệt là trong “Chiến lược bảo tồn thế giớï của Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) năm 4980. Và đến ngày nay, khái niệm này được chấp nhận một cách rộng rãi và cũng là là khái niệm trong “Báo cáo Brunđtland” của Uỷ ban Môi trường và Phát triển Thế giới (WCED) của Liên hợp quốc năm 1987.
Phát triển bền vững là một yếu tố trong phát triển kinh tế và kết hợp với các yếu tố khác như môi trường thể hiện quan điểm nhân văn và qua đó kết hợp với các yếu tố hiện đại hơn hẳn so với quan điểm “phát triển bằng bất kì giá nào”, Bởi vì phát triển bằng mọi giá chính là việc mọi cá nhân, tổ chức khai thác, sử dụng tối đa các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho hoạt động phát triển không màng đến sự ảnh hưởng của nó tác động đến chính quá trình phát triển trong tương lai.
Như vậy chúng ta rút ra được khái niệm về phát triển bền vững đó là quá trình phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
2. Đặc điểm của chiến lược phát triển bền vững Quốc gia:
Phat triển bền vững là sự phát triển dựa trên các yếu tố cụ thể kết hợp với nhau trong một quốc gia như đối với:
+ Phát triển bền vững về kinh tế: có thể hiểu đây là quá trình đạt được tăng trưởng kinh tế ổn định và đều đặn, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô như lạm phát, lãi suất, nợ chính phủ, đảm bảo cân đối cán cân thương mại, đầu tư có chất lượng, có năng suất cao thông qua việc nâng cao hàm lượng khoa học và công nghệ trong sản xuất, không làm phương hại đến xã hội và môi trường.
+ Phát triển bền vững về xã hội: đây cũng là yêu tố mang tính chất quyết định cụ thể việc phát triển nhằm đảm bảo sự công bằng trong xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đảm bảo người dân có cơ hội được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục nhưng không làm phương hại đến kinh tế và môi trường.
+ Phát triển bền vững về môi trường: Trong yếu tố này cần kết hợp với hai yếu tố trên đó là kết hợp giữa bảo vệ môi trường và phat triển kinh tế, bảo vệ môi trường và phát triển xã hội phải đi đôi với nhau hay cũng có thể xem yếu tố này là việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, duy trì một nền tảng nguồn lực ổn định, tránh khai thác quá mức các hệ thống nguồn lực tái sinh. Phát triển bền vững về môi trường cần duy trì sự đa dạng sinh học, sự ổn định khí quyển và các hoạt động sinh thái khác, cần hạn chế vấn đề nhiễm môi trường bao gồm cả ô nhiễm đô thị và khu công nghiệp, cần phải quản lý và xử lý tốt chất thải rắn, chất thải nguy hại, có khả năng ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai.
Bên cạnh đó chúng ta cũng có thể thấy rằng đối với phát triển bền vững về môi trường cần phải hướng được các doanh nghiệp từng bước thay đổi mô hình sản xuất và thay đổi hướng doanh nghiệp đến các công nghệ sản xuất sạch hơn, thân thiện với môi trường hơn. Phát triển bền vững về môi trường phải đảm bảo không làm phương hại đến kinh tế và xã hội và ngược lại phát triển kinh tế và xã hội không gây ảnh hưởng tới các yếu tố của môi trường đó chính là nền tảng của chiến lược phát triển bền vững của quốc gia hiện nay.
3. Lợi ích của chiến lược phát triển bền vững Quốc gia:
Càng đi sâu tìm hiểu về Phát triển bền vững là gì cũng như đi nghiên cứu kỹ hơn về các nội dung của chính sách phát triển bền vững thì chúng ta càng nhận thấy việc cần phải củng cố, đẩy mạnh hơn nữa các nội dung của phát triển bền vững, bởi:
Thứ nhất: Phát triển bền vững đảm bảo tính bền vững về kinh tế. Sự phát triển bền vững giúp tăng trưởng nền kinh tế, phát triển nhanh nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn, tăng trưởng và phát triển kinh tế một cách lành mạnh, đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống, nâng cao đời sống nhân dân.
Thứ hai: Phát triển bền vững đảm bảo được tính bền vững về xã hội, thể hiện ở sự công bằng xã hội và phát triển của con người thông qua thước đo là chỉ số HDI. Theo đó, sức khỏe, dinh dưỡng, học vấn, xóa đói giảm nghèo được đảm bảo, công bằng xã hội và mọi thành viên trong xã hội đều được bình đẳng ngang nhau chính là sự thể hiện của tính bền vững. Từ đó, có thể làm giảm nguy cơ xung đột trong xã hội hay chiến tranh giữa các quốc gia.
Thứ ba: Phát triển bền vững đảm bảo được tính bền vững của môi trường. Các nguồn tài nguyên thiện nhiên hiện nay ngày càng bị suy giảm, cạn kiệt cả về số lượng và chất lượng. Chính vì thế, phát triển bền vững chính là nhằm mục đích sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không ngừng bảo vệ chất lượng cuộc sống ngày càng tích cực
4. Giải pháp phát triển bền vũng cho Việt Nam:
Kinh tế lưu thông tốt đây là một yếu tố hay nói cách khác thì nó như một công cụ thiết thực giúp Việt Nam chuyển đổi kinh tế xã hội trong quá trình thực hiện sản xuất tiêu dùng bền vững dựa trên các yếu tố cụ thể và theo đó rất cần có sự tham gia của tất cả các chủ thể trong xã hội thực hiện sản xuất tiêu dùng bền vững nhằm giải quyết một cách toàn diện các cơ hội và thách thức mới trong quá trình chuyển đổi kinh tế xã hội của Việt Nam và Kế hoạch hành động sản xuất tiêu dùng bền vững cần bám sát 09 nội dung của sản xuất và tiêu dùng bền vững, cụ thể nó gồm có các hoạt động quản lý tài nguyên bền vững và hiệu quả Tài nguyên và Sản xuất Sạch hơn và các thiết kế vì sự bền vững như mua sắm công xanh, Vận tải bền vững, nhãn sinh thái và chứng nhận. Tiếp thị bền vững và lối sống bền vững và Quản lý chất thải. Bên canh đo phải chú trọng và tập trung ưu tiên các hoạt động dựa trên nguồn lực và nhu cầu thực tiễn.
Hiện nay thì vai trò và trách nhiệm của sản xuất tiêu dùng bền vững tại Việt Nam đang được triển khai dựa trên sự đồng thuận nhất quán của Chính phủ. Bên cạnh đó cũng co nội dung còn tồn tại đó là về tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu của Việt Nam cho thấy sự chuyển đổi sang sản xuất tiêu dùng bền vững là một nhiệm vụ quan trọng với nhằm hướng tới bền vững lâu dài. Kinh tế tuần hoàn như một công cụ thiết thực sẽ giúp ích cho Việt Nam chuyển đổi kinh tế xã hội trong quá trình thực hiện sản xuất tiêu dùng bền vững.
Việt Nam được biết đến là một nước có nền kinh tế đang phát triển hiện nay cần tăng cường năng lực R&D của các doanh nghiệp để tạo điều kiện đổi mới sinh thái cho quá trình cạnh tranh toàn cầu và kết hợp sản xuất tiêu dùng bền vững vào các biện pháp thương mại xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó ta thấy khi đô thị hóa đang được mở rộng tại Việt Nam, theo đó chúng ta cần tập trung hơn nữa vào các mục tiêu tiêu dùng bền vững của dân cư đô thị trong suốt quá trình chuyển đổi mô hình tiêu dùng nhanh chóng. Theo đó nên với việc thực hiện sản xuất tiêu dùng bền vững có thể được thông qua trong quá trình chuyển đổi kinh tế xã hội của Việt Nam để giải quyết một cách toàn diện các cơ hội và thách thức mới nổi thông qua sự tham gia của tất cả các chủ thể trong xã hội.