Hạ cánh mềm là gì? Đặc điểm, ý nghĩa và ví dụ thực tế? Nền kinh tế Trung quốc có trong giai đoạn hạ cánh mềm?
Hạ cánh cứng hay mềm là những thuật ngữ để chỉ những yếu tố chuyển biến trong nền kinh tế của một quốc gia, hiện nay thuật ngữ hạ cánh mềm thường được dùng để chỉ nền kinh tế xuống dốc nhưng theo chu kì kinh tế cụ thể để tránh suy thoái kinh tế đất nước.
Mục lục bài viết
1. Hạ cánh mềm là gì?
Hạ cánh mềm hay cú tiếp đất nhẹ nhàng trong tiếng Anh là Soft Landing.
Hạ cánh mềm là thuật ngữ được dùng trong kinh tế đây được xem là một xu thế giảm tốc độ theo chu kì để tránh suy thoái. Nó thường mô tả các nỗ lực của các ngân hàng trung ương trong việc ngăn chặn nền kinh tế bị nóng lên quá mức, hoặc phải chịu đựng lạm phát cao. Các ngân hàng này sẽ tăng lãi suất vừa đủ mà không gây ra sự gia tăng đáng kể nào trong thất nghiệp hoặc không gây ra hạ cánh cứng (hard landing). Thuật ngữ này cũng có thể đề cập đến một lĩnh vực của nền kinh tế sẽ chậm lại nhưng không sụp đổ.
2. Đặc điểm, ý nghĩa và ví dụ thực tế của hạ cánh mềm:
Chúng ta có thể nhận thấy trên thực tế Chính phủ và ngân hàng trung ương thường cố gắng hạ cánh mềm bằng cách tinh chỉnh chính sách tài khóa hoặc chính sách tiền tệ. Khái niệm này được hình thành bởi Alan Greenspan, cựu chủ tịch của Fed. Ông đã nghĩ ra chiến lược thực hiện cho nền kinh tế quốc gia có thể hạ cánh mềm thực sự và duy nhất trong lịch sử nước Mỹ vào năm 1994 đến 1995. Khoảng thời gian này Fed tăng lãi suất đủ để làm chậm nền kinh tế, nhưng không đủ để gây ra sự bóp chặt kinh tế. Bên cạnh đó, thật không may, những nỗ lực của các ngân hàng trung ương khi vạch ra chiến lược hạ cánh mềm lại vô tình gây ra bong bóng và các vụ sụp đổ sau đó. Theo đó nên cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn bị đổ lỗi là do việc cắt giảm lãi suất quá mức vào năm 2001, gây ra bong bóng nhà ở tại Mỹ.
Trên thực tế, chưa bao giờ có một cú hạ cánh mềm nào sau bong bóng thị trường kinh tế hoặc chứng khoán. Điều này là do, một bong bóng sẽ không được coi là bong bóng nếu theo sau nó là một hạ cánh mềm.Fed cố gắng thực hiện một cú hạ cánh mềm khác vào năm 2019. Theo đó tại đây Fed nỗ lực tăng việc làm, đồng thời tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát. điều đáng quan tâm là việc cắt giảm thuế và tăng chi tiêu của chính phủ có thể dẫn đến vòng xoáy tiền lương-giá cả. Điều này cuối cùng sẽ buộc Fed tăng lãi suất đến mức đủ để gây ra suy thoái kinh tế và gây ra sự bán tháo trên thị trường vốn.
Bên cạnh đó ta thấy về vấn đề hạ cánh cứng thường được xem là kết quả của việc thắt chặt các chính sách kinh tế có thể mang lại nền kinh tế bay cao, theo đó bằng việc đột ngột kìm hãm sự tăng trưởng của nó, Ví dụ cụ thể như can thiệp chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát. Các nền kinh tế trải qua một cú hạ cánh cứng thường rơi vào thời kì trì trệ hoặc thậm chí suy thoái.
Theo đó chúng ta thấy rằng đối với các lãnh đạo muốn thấy một cú hạ cánh mềm, nơi nền kinh tế quá nóng đang dần nguội đi mà không phải hi sinh việc làm hoặc gây ra thiệt hại về kinh tế không cần thiết cho người dân và các tập đoàn thì mang nợ. Nhưng không may, một nền kinh tế càng trở nên nóng hơn thông qua các nhân tố kích thích hoặc sự can thiệp kinh tế khác, thì nó càng dễ bị hạ cánh cứng do những kìm hãm nhỏ về tăng trưởng.
3. Nền kinh tế Trung quốc có trong giai đoạn hạ cánh mềm:
Hiện nay như chúng ta thấy thì nền kinh tế Trung Quốc suy giảm gần đây chủ yếu là do đầu tư vào công nghiệp và cơ sở hạ tầng giảm sút bởi trong hơn một thập kỷ qua, đầu tư vào các lĩnh vực này đã góp phần quá nửa vào tăng trưởng của Trung Quốc. Mô hình kinh tế Trung Quốc đang trải qua một giai đoạn thay đổi đáng kể. Theo một số chuyên gia châu Âu thì phải cần vài năm nữa kinh tế thế giới mới thích nghi và quen dần với thay đổi ở Trung Quốc.
Tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm nay đạt 6,7%, đó là con số mà nhiều nước ao ước nhưng lại là mức tăng trưởng thấp nhất sau 7 năm qua của nước này. Người ta lại nhắc lại câu châm ngôn: khi nền kinh tế Trung Quốc hắt hơi thì nhiều nền kinh tế khác cảm lạnh. Người ta vẫn tin ở các nhà lãnh đạo Trung Quốc khi họ khẳng định rằng kinh tế nước này sẽ hạ cánh mềm và mọi sự vẫn trong tầm kiểm soát.
Bên canh đó chúng ta thấy các chuyên gia đã tính toán chi tiết nếu ở Trung Quốc, GDP năm nay tăng 6,5% , năm 2017 tăng 6% thì tác động vào nhiều nền kinh tế khác vẫn còn ở mức chịu đựng được. Nguy hiểm nhất đó là về phía Trung Quốc đạp phanh đột ngột. Nhiều nước có qui mô kinh tế nhỏ, xuất khẩu không đáng kể sang Trung Quốc, như một số nước Đông Âu, nhưng vẫn bị tác động bởi vì họ lại xuất khẩu bán thành phẩm sang Đức để Đức hoàn chỉnh thành phẩm bán sang Trung Quốc. Một khi Trung Quốc giảm nhập hàng công nghiệp từ Đức thì nhiều nước khác bị vạ lây.
Nếu tăng trưởng GDP ở Trung Quốc giảm xuống mức dưới 5% hoặc tồi tệ hơn khi kinh tế nước này rơi vào suy thoái thì kinh tế thế giới sẽ rơi vào khủng hoảng tương tự 8 năm trước. Cái khác là cuộc khủng hoảng năm 2008 khởi nguồn từ Mỹ do khủng hoảng tài chính thì cuộc khủng hoảng lần này bắt đầu từ Trung Quốc và khởi nguồn từ khâu sản xuất. Cho dù mức độ chưa nghiêm trọng bằng cuộc khủng hoảng lần trước nhưng hậu quả của lần khủng hoảng này nếu xảy ra, sẽ tồi tệ hơn nhiều.
Thủ tướng Trung Quốc vừa tuyên bố tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại nhưng vẫn chấp nhận được miễn là đảm bảo được việc làm. Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF) cũng tin rằng, kinh tế Trung Quốc sẽ không hạ cánh cứng. Dư địa điều hành kinh tế vĩ mô vẫn còn. Có chuyên gia còn cho rằng nền kinh tế số một châu Á này ít nhiều mang tính tự cung tự cấp, họ tiếp tục tăng đầu tư, kích cầu, phát triển dịch vụ và thúc đẩy xuất khẩu. Họ sẽ dùng ngân sách nhà nước để đầu tư vào đường sắt nhưng không rõ để làm gì, xây những thành phố qui mô hàng vạn dân nhằm đẩy tăng trưởng lên nhưng hiệu quả sử dụng chỉ là con số không. Hãng Reuters nhận định, kinh tế Trung Quốc tụt dốc trước hết là bởi xuất khẩu yếu kém, đầu tư giảm sút nên nước này phải thúc đẩy tiêu dùng và tăng dịch vụ. Song, nhiều chuyên gia lại cho rằng, chương trình này là vô nghĩa bởi gốc rễ của vấn đề là phải nâng cao hiệu quả của nền kinh tế.
Trong khi tăng trưởng của nước này chỉ đạt mức 6,9% vào năm 2015, mức thấp nhất từ 1/4 thế kỷ qua có thể thấy Chính phủ đã có những biện pháp điều tiết đầy sáng tạo để kích thích hoạt động kinh tế trong trường hợp nền kinh tế gặp khó khăn. Theo đó chính phủ tiếp tục tiến hành cải cách cụ thể là trong cơ cấu và chính sách mở cửa, thì nền kinh tế Trung Quốc sẽ không bị hạ cánh cứng, nhằm nói tới kịch bản nền kinh tế thứ hai của thế giới bị sụp đổ.
Bắc Kinh đang tìm cách tái cân bằng hình mẫu tăng trưởng, chuyển sang tập trung vào các lĩnh vực dịch vụ, công nghệ mới và tiêu dùng nội địa. Nhưng việc chuyển tiếp đang gặp khó khăn vì lĩnh vực công nghiệp từ ngành luyện thép đến sản xuất xi-măng tới hóa học) đều rơi vào tình trạng sản xuất dư thừa do lượng cầu giảm. Thêm vào đó, hai lĩnh vực chủ đạo, là xuất khẩu và đầu tư bất động sản, đóng góp lớn cho GDP của Trung Quốc, cũng bị tác động nặng nề.
Đánh giá về việc các doanh nghiệp nhà nước thống trị lĩnh vực công nghiệp, Chính phủ kiểm soát các hoạt động mà đáng lẽ ra không nên can thiệp . Cần phải thực hiện kế hoạch tái cấu trúc các tập đoàn lớn và giảm sản xuất dư thừa song không sa thải hàng loạt nhân viên . Khoảng 1,8 triệu nhân viên bị nghỉ việc trong lĩnh vực than đá và gang thép được chính phủ cam kết đào tạo và chuyển nghề cho họ.
Hiện nay trung quốc cho rằng họ mới chỉ đang ở giai đoạn đầu của tiến trình đô thị hóa và chuyển đổi, thông qua giai đoạn này sẽ xuất hiện nhiều động cơ tăng trưởng mới.
Bằng cách liên tục giảm thuế khóa và tối giản các thủ tục hành chính cùng nhiều biện pháp khác, Bắc Kinh đang muốn khuyến khích đổi mới và kinh doanh . Cuối cùng, trung quốc vân có kế hoạch trấn an dư luận về tinh thần liên kết giữa các thị trường chứng khoán, cũng như những quan ngại ngày càng tăng đáng báo động của các khoản nợ xấu trong các ngân hàng, đang phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ.