Phục hồi không tạo ra việc làm là giai đoạn nền kinh tế phục hồi sau suy thoái mà không làm giảm được tỉ lệ thất nghiệp. Nội dung? Ví dụ?
Phục hồi không tạo ra việc làm là một giai đoạn của nền kinh tế. Khi mà bước qua các khó khăn nhất định của giai đoan suy thoái. Yếu tố lao động và việc làm luôn ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng nhất định từ nền kinh tế. Ở giai đoạn mới này, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi và ổn định trở lại. Tuy nhiên, các khó khăn nhất định vẫn khiến cho lực lượng lao động không được đảm bảo với việc làm. Lao động, việc làm là một yếu tố rất được quan tâm trong cả lĩnh vực kinh tế và xã hội. Điều này gây ra tác động như thế nào đối với điều chỉnh kinh tế. Cũng như các phản ánh và nội dung của phục hồi không tạo ra việc làm sẽ được triển khai tại bài viết này.
Mục lục bài viết
1. Phục hồi không tạo ra việc làm là gì?
Phục hồi không tạo ra việc làm trong tiếng Anh là Jobless Recovery.
Phục hồi không tạo ra việc làm là giai đoạn nền kinh tế phục hồi sau suy thoái mà không làm giảm được tỉ lệ thất nghiệp. Khi xảy ra suy thoái, các hoạt động sản xuất và kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị tác động mạnh. Các đơn hàng mới không có, công việc không tạo ra doanh thu. Điều đó bắt buộc họ phải thực hiện điều chỉnh và cắt giảm lao động. Có thể là cho nghỉ việc tạm thời hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.
Tuy nhiên khi nền kinh tế dần có dấu hiệu ổn định trở lại sau suy thoái. Các hoạt động kinh tế được tiếp tục diễn ra. Tuy nhiên, các ảnh hưởng hay tác động vẫn còn trong nhiều doanh nghiệp. Doanh nghiệp vẫn không đảm bảo việc làm như trước suy thoái. Điều này được thể hiện khi lực lượng lao động đang có hoàn toàn đáp ứng được các công việc diễn ra trong doanh nghiệp. Do đó ngay sau suy thoái kinh tế, dấu hiệu nhận diện rõ ràng nhất khi việc làm có được cải thiện. Tuy nhiên, lực lượng lao động thất nghiệp vẫn ở con số đáng báo động.
Nguyên nhân.
Phục hồi không tạo ra việc làm có thể xảy ra bởi biện pháp phản ứng với suy thoái kinh tế của các công ty bằng cách giảm lực lượng lao động. Khi mà hoạt động công ty đang được phục hồi trở lại. Doanh nghiệp muốn hướng đến tìm kiếm các hoạt động tránh tác động của suy thoái. Thay vì tuyển dụng thêm lao động, họ chuyển hướng sang phát triển dây chuyền sản xuất. Chẳng hạn như thuê ngoài lao động hoặc đầu tư vào tự động hóa. Hoạt động này khiến cho lao động không được tuyển dụng thêm dù doanh nghiệp đã đi vào sản xuất và đơn đặt hàng tăng.
Có thể hiểu với tính chất lâu dài. Một doanh nghiệp phục hồi sau suy thoái đã thực hiện cho nghỉ việc một số lượng nhân viên nhất định. Thay vào đó để đảm bảo cho thực hiện hoạt động ổn định. Họ có thể mua sắm các dây chuyền tự động hóa để ổn định sản xuất. Điều này giúp doanh nghiệp tăng sản lượng, năng suất và công suất hoạt động. Có thể phát sinh những chi phí cho đầu tư. Tuy nhiên, về lâu dài lại đem đến cho họ các lợi nhuận lớn hơn.
Các lao động được giữ lại là những người có chuyên môn và trình độ kỹ thuật cao. Họ thực hiện các hoạt động vận hành máy móc. Thu nhập cả những người này cũng được cải thiện hơn so với trước suy thoái. Tuy nhiên, về lâu dài doanh nghiệp hoàn toàn không cần tuyển dụng thêm lao động. Dẫn đến phục hồi nhưng không tạo ra việc làm,
2. Nội dung:
Bắt đầu suy thoái.
Khi suy thoái xảy ra, nền kinh tế thu hẹp lại khiến ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp. Dấu hiệu ổ định khi các công ty bị giảm doanh thu. Để đáp ứng điều này, họ bắt buộc phải tìm cách điều chỉnh và cân đối thu chi. Các hoạt động phải đảm bảo không tạo ra các ảnh hưởng trong lợi nhuận. Doanh nghiệp phải thích nghi bằng cách tăng giá, giành thị phần hoặc cắt giảm chi phí.
Tuy nhiên tăng giá và dành thị phần không khả thi. Khi mà nền kinh tế trong giao đoạn suy thoái, khó khăn chung dẫn đến nhu cầu khách hàng giảm. Do đó, hầu hết các công ty sẽ chọn cắt giảm chi phí để tồn tại trong thời kì kinh tế khó khăn. Các chi phí được xác định rất đa dạng. Tuy nhiên, nó cũng có xu hướng giảm khi việc làm giảm. Trừ chi phí thuê và tiền lương.
Trong khi chi phí lớn nhất cho các doanh nghiệp là tiền lương của nhân viên. Để khả thi nhất, nhiều công ty sẽ phản ứng với suy thoái kinh tế bằng cách sa thải nhân viên. Họ thực hiện ổn định thông qua chuyển việc làm sang cho lực lượng lao động ít tốn kém hơn (ví dụ như thuê ngoài). Hoặc thực hiện dây chuyền tự động hóa. Các biện pháp này được xem như cách thức doanh nghiệp giải quyết khó khăn và ổn định hoạt động. Tuy nhiên, nó lại là nguyên nhân gây ra tình trạng mất việc của một bộ phận lớn người lao động và rất khó khăn trong tìm phương hướng giải quyết.
Cách thức giải quyết của doanh nghiệp.
Với các công việc có tính chất đơn giản hoặc không mang tính chất thường xuyên. Doanh nghiệp thường lựa chọn hình thức thuê ngoài. Khi mà hoạt động này giúp cho họ giải quyết được công việc trong những thời điểm cần thiết. Ngoài ra ngoài lương trên công việc phải trả. Họ không phải thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động ở các chi phí khác. Điều này giúp họ tối đa hóa trong tiết kiêm chi phí nhân công.
Với dây chuyền tự động hóa. Nhiều doanh nghiệp có tài chính dẩm bảo có thể chuyển qua thực hiện hình thức này. Các chi phí ban đầu được thực hiện trong đầu tư máy móc hay trang thiết bị hiện đại. Lượng lao động được giữ lai sẽ thực hiện hoạt động điều khiển máy móc. Sau một thời gian, doanh nghiệp có thể tìm kiếm về các lợi nhuận lớn trong kinh doanh và khôi phục kinh tế. Khi mà tự động hóa mang đến sản lượng lớn hơn, quy mô hoạt động lớn, năng suất làm việc cao và chất lượng sản phẩm đồng đều.
Cuối cùng khi nền kinh tế phục hồi.
Công việc của doanh nghiệp cũng đi vào ổn định. Tuy nhiên, số lượng lao động cần thiết tham gia làm việc không lớn.. Nó có thể bị giảm đáng kể so với trước khi suy thóa diễn ra. Không có gì đảm bảo rằng các công ty đó sẽ thuê lại những người lao động mà họ đã sa thải trong thời kì suy thoái. Đặc biệt là giải quyết được tất cả công việc cho các lao động này. Đó là hệ quả khi mà phục hồi không tạo ra việc làm.
Do đó, người lao động có thể cảm thấy họ bị bỏ lại phía sau bởi một nền kinh tế đang phát triển. Với các giai đoạn sau phục hồi, hoạt động sản xuất hay kinh doanh của doanh nghiệp đã được cải thiện. Thậm chí còn phát triển và tạo ra nhiều lợi nhuận hơn trước. Các giá trị được phản ánh thông qua lợi nhuận và GDP có thể tăng trở lại. Người lao động đang có việc làm thu nhập có thể tăng.
Tuy nhiên, với phần lớn lao động không được nhận làm trở lại khiến cho nhu cầu của họ không được đảm bảo. Không tạo ra việc làm khiến nhiều người không có thu nhập. Trong khi các nhu cầu của họ sẽ khó khăn hơn trong tiếp cận. Lâu dần, nếu tình trạng việc làm không được điều chỉnh và giải quyết kịp thời có thể tạo ra các gánh nặng cho đất nước.
3. Ví dụ:
Một doanh nghiệp sản xuất và phân phối công nghiệp sử dụng 250 nhân viên. Hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp thu về các lợi nhuận ổn định. Tuy nhiên, trong năm tiếp theo kinh tế rơi vào suy thoái khiến doanh nghiệp giảm bớt các đơn hàng. Tháng đầu tiên tạo ra doanh thu thấp hơn 25% so với cùng kì năm ngoái. Điều này buộc doanh nghiệp phải đưa ra tính toán trong lợi nhuận thu về được bảo đảm.
Các chi phí thuê là cố định. Do đó doanh nghiệp phải tính đến tăng giá thành sản phẩm, giành được khách hàng mới, giảm chi phí hoạt động hoặc giảm chi phí tiền lương. Với thực tế công việc giảm, doanh nghiệp xác định khả thi nhất khi cắt giảm lao động nhằm giảm chi phí tiền lương. Để hướng đến mục đích lợi nhuận lâu dài, doanh nghiệp xác định các phương thức đầu tư nhằm tối đa các hoạt động trong sản xuất, kinh doanh. Bao gồm đầu tư trang thiết bị hiện đại, tự động hóa dây chuyền sản xuất.
Để thực hiện hoạt động này. Doanh nghiệp tiến hành sa thải lao động. Thay vào đó là mua robot và giữ lại thợ máy vận hành robot. Các chi phí ban đầu lớn nhưng bù lại, hoạt động sản xuất có quy mô lớn hơn. Tạo ra năng suất lao động cao hơn và tiết kiệm thời gian hơn. Ngoài ra, các sản phẩm thành phẩm có chất lượng đồng đều, giá trị cao. Nhanh chóng đưa doanh nghiệp ổn định trong kinh doanh. Các lợi nhuận thu về lớn hơn và khối lượng công việc cũng nhiều hơn.
Tuy nhiên, số lượng nhân viên cũng không cải thiện. Như vậy, sự phục hồi kinh tế xảy ra mà không cần phục hồi số lượng việc làm. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự phục hồi không tạo ra việc làm.
Kết luận.
Như vậy phục hồi không tạo ra việc làm là một giai đoạn phản ánh trong nền kinh tế. Khi mà các doanh nghiệp đã phục hồi được sản xuất và đi vào ổn định hoạt động. Các doanh thu và lợi nhuận có thể được tạo ra nhiều hơn so với trước suy thoái. Tuy nhiên, hệ quả chung vẫn là không giải quyết được nhu cầu việc làm. Tỷ lệ lao động thất nghiệp vẫn lớn và không được giải quyết. Doanh nghiệp có thể xác định các hình thức và cách thức hoạt động khác nhưng không thể giải quyết các nhu cầu việc làm cho người lao động.
Thực trạng này còn mang đến ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế, Khi người trong độ tuổi lao động không có thu nhập. Dần dần, nó có thể trở thành gánh nặng đối với quốc gia.