Kế hoạch tăng trưởng kinh tế tối ưu? Phân biệt kế hoạch tăng trưởng kinh tế tối ưu và kế hoạch tăng trưởng kinh tế phù hợp? Kế hoạch tăng trưởng kinh tế?
Thúc đẩy kinh tế quốc gia luôn được xác định trong các chính sách nhằm mục đích đẩy mạnh hoạt động kinh tế chung của đất nước. Bên cạnh các trở ngại và thách thức, các hoạt động kế hoạt xây dựng cũng cần được thực hiện linh hoạt và cân đối. Tăng trưởng kinh tế là một vấn đề đặc biệt được các quốc gia quan tam. Kế hoạch tăng trưởng kinh tế là việc đưa ra các hoạt động được dự định thực hiện vì mục tiêu chính đó là để tăng trưởng kinh tế.
Mục lục bài viết
1. Kế hoạch tăng trưởng kinh tế tối ưu:
Tìm hiểu về kế hoạch tăng trưởng kinh tế tối ưu:
Kế hoạch tăng trưởng kinh tế tối ưu được hiểu là kế hoạch tăng trưởng mà trong đó các chỉ tiêu xây dựng được thỏa mãn cả hai điều kiện cụ thể đó là bảo đảm mức cao nhất nhu cầu xã hội trong khuôn khổ sử dụng tối đa các giới hạn về nguồn lực.
Một kế hoạch tăng trưởng kinh tế tối ưu phải đáp ứng được cả khía cạnh cung và cầu ở một mức độ tối ưu của nó. Ta hiểu về khía cạnh cung và cầu như sau:
– Cung được hiểu là biểu thị những lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán có khả năng sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định (với các yếu tố khác không đổi).
– Cầu của một hàng hóa dịch vụ được hiểu là số lượng của hàng hóa và dịch vụ đó mà người tiêu dùng sẵn lòng mua tương ứng với các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian xác định.
Cung – cầu trong nền kinh tế thị trường tuân theo một quy luật nhất định. Đó là khi số lượng một loại hàng hóa nào đó được bán trên thị trường lại nhỏ hơn so với lượng cầu của các chủ thể là người tiêu dùng đối với loại hàng hóa trên thì giá cả của hàng hóa này sẽ có xu hướng tăng lên. Điều này sẽ dẫn đến khả năng mà nhóm người tiêu dùng sẽ có thể sẽ phải chi trả một mức giá cao hơn để sở hữu hàng hóa này.
Ngược lại, giá cả sẽ có xu hướng giảm đi, nếu như lượng cung mà các chủ thể là nhà cung cấp đổ ra thị trường lại vượt quá lượng cầu mà người tiêu dùng cần. Chính nhờ vào cơ chế điều chỉnh giá và lượng cụ thể mà thị trường sẽ dần dần được chuyển đến trạng thái cân bằng. Trạng thái cân bằng là nơi mà sẽ không còn có những áp lực để gây ra sự thay đổi về giá và cả lượng nữa. Và tại điểm cân bằng thì các chủ thể là người cung cấp sẽ sản xuất ra lượng hàng hóa gần như là bằng với lượng cầu mà người tiêu dùng muốn mua.
Thông qua tình hình cung cầu trên thị trường mà các chủ thể là nhà sản xuất quyết định việc có đầu tư và đưa sản phẩm ra thị trường nữa hay không. Chính bởi vì nguyên nhân đó mà các nhà đầu tư sẽ phải nghiên cứu thị trường, các nhu cầu tiêu dung, thị hiếu, đặc biệt là phát hiện nhu cầu mới, từ đó đưa ra quyết định cải tiến chất lượng, mẫu mã, hình thức,… hoặc loại bỏ để nhằm phù hợp với thị trường.
Kết luận:
Từ những phân tích được nêu trên, nói một cách đầy đủ và cụ thể, kế hoạch tăng trưởng kinh tế tối ưu là một kế hoạch mà các chỉ tiêu tính toán được xây dựng trên cơ sở sử dụng một cách triệt để nhất khả năng tích lũy, tiết kiệm nhưng được ràng buộc bởi các yếu tố cấu thành tổng cầu của nền kinh tế đặt ra trong thời kì kế hoạch.
2. Phân biệt kế hoạch tăng trưởng kinh tế tối ưu và kế hoạch tăng trưởng kinh tế phù hợp:
Kế hoạch tăng trưởng kinh tế phù hợp được hiểu là kế hoạch mà các chỉ tiêu lập ra được xây dựng dựa trên các giới hạn tối đa về khả năng nguồn lực hạn chế.
Sự khác nhau giữa kế hoạch hóa tăng trưởng hợp lí và kế hoạch hóa tối ưu có thể được minh họa bằng một ví dụ đơn giản cụ thể như sau:
Khi một người đi du lịch mà có hai tuần nghỉ hè và mười triệu đồng, người đó sẽ cần phải tìm hiểu xem với số tiền và thời gian như vậy thì bản thân có thể đi đến vùng nào trong đất nước Việt Nam để nghỉ ngơi và du lịch.
Kế hoạch phù hợp với người đó dó chính là những địa điểm phù hợp với khả năng mà người đó đang có cụ thể ở đây là 10 triệu đồng và hai tuần lễ.
Sự phù hợp này sẽ trở thành tối ưu nếu như đặt vấn đề theo một cách hiểu khác như sau: Người du lịch có thể đi đâu và thăm gì trong 2 tuần với số tiền là 10 triệu đồng của mình? Chủ thể đó sẽ có thể sử dụng tối ưu khả năng của mình như thế nào?
3. Kế hoạch tăng trưởng kinh tế:
Định nghĩa kế hoạch tăng trưởng kinh tế:
Kế hoạch tăng trưởng kinh tế được hiểu là một bộ phận của hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, nó xác định các mục tiêu gia tăng về thu nhập của nền kinh tế trong kì kế hoạch và các chính sách cần thiết để nhằm mục đích có thể đảm bảo tăng trưởng trong mối quan hệ trực tiếp với các yếu tố nguồn lực và các chỉ tiêu việc làm, ổn định giá cả.
Bởi vì các ý nghĩa đó mà phát triển kinh tế cũng chính là mục tiêu và cũng là thách thức đối với các quốc gia trong đời sống xã hội luôn có sự chuyển mình. Đây là đòi hỏi tất yếu cảu thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế. Kế hoạch đặt ra xác định các kỳ vọng, mục tiêu cần đạt. Bên cạnh đó các lộ trình, mục tiêu ngắn hạn và cả các hoạt động, công việc phải thực hiện.
Kế hoạch xác định mục tiêu chung là gia tăng về thu nhập của nền kinh tế. Để các chủ thể có thể thực hiện được mục tiêu này thì sẽ cần thực hiện các bước đi nhỏ và hiệu quả trong các kỳ kế hoạch.
Kế hoạch tăng trưởng kinh tế trong tiếng Anh là gì?
Kế hoạch tăng trưởng kinh tế trong tiếng Anh tạm dịch là: Economic Growth Plan.
Nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch tăng trưởng kinh tế:
Nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch tăng trưởng kinh tế bao gồm các nhiệm vụ cơ bản sau đây:
– Thứ nhất, kế hoạch tăng trưởng kinh tế giúp đánh giá thực trạng thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế năm gốc và các năm liền kề, xác định điểm mạnh, điểm yêu, cơ hội và thách thức liên quan đến tình hình tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua và nhưng năm tới.
– Thứ hai, kế hoạch tăng trưởng kinh tế đã xác định các mục tiêu và chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế. Các chỉ tiêu kế hoạch về tăng trưởng kinh tế thường được sử dụng ở Việt nam là:
+ Mức độ và tốc độ tăng trưởng GDP (hoặc GO).
+ GDP và GDP tính bình quân trên đầu người.
+ Các chỉ tiêu về giá trị đạt được về GDP trong kì kế hoạch phải được thể hiện và thống nhất trên các loại giá, đó là giá cố định, giá hiện hành, thậm chí còn phải tính theo giá dự báo kế hoạch.
Khi các chủ thể tính toán để có chỉ tiêu về tăng trưởng GDP cần sử dụng số liệu theo giá cố định, khi xác định GDP trên đầu người lại cần sử dụng giá hiện hành để tính toán. GDP tính theo giá dự báo năm kế hoạch là cần thiết khi sử dụng giá trị GDP để có thể tính các nhu cầu chỉ tiêu cho kì kế hoạch.
– Thứ ba, kế hoạch tăng trưởng kinh tế giúp xây dựng các chính sách cần thiết có liên quan tới tăng trưởng kinh tế như các chính sách về tăng cường các yếu tố nguồn lực, các chính sách tăng trưởng nhanh đi đôi với các vấn đề có liên quan mang tính chất hệ quả trực tiếp của tăng trưởng là lạm phát và thất nghiệp. Mà trong đó thất nghiệp được hiểu là tình trạng những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, có nhu cầu việc làm, đang không có việc làm.
Bởi vì kế hoạch tăng trưởng kinh tế là một loại kế hoạch được thực hiện dài hạn chính vì vậy nên các kết quả đạt được sẽ được phản ánh trong nhiều năm. Mỗi năm lại có sự khác biệt, và kết quả đạt được đều phản ánh hiệu quả của kế hoạch trong điều kiện của năm đó. Bởi vì thế mà cần đưa ra năm gốc thực hiện kế hoạch để xác định yếu tố thay đổi. Nội dung đánh giá thực trạng thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế sẽ được phản ánh qua năm gốc và các năm liền kề. Năm gốc được xác định là năm đầu tiên, khi đó kế hoạch bắt đầu được thực hiện. Lấy một dấu mốc nhất định sẽ giúp các chủ thể có thể xác định các cơ sở nhằm để thực hiện hoạt động đánh giá thực trạng.
Hoạt động đánh giá thực trạng được thực hiện sẽ cần xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức liên quan đến tình hình tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn tiến hành kế hoạch. Bao gồm các giai đoạn từ các năm đã qua và căn cứ đánh giá cho các năm kế tiếp. Từ đó có sự phát huy hay điều chỉnh hoạt động nhằm thực hiện kế hoạch hiệu quả trong tương lai gần.
Ta nhận thấy, tại Việt Nam nói riêng và với các quốc gia trên thế giới nói chung thì việc lập kế hoạch tăng trưởng kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm và thiết thực đối với hoạt động của đất nước. Các kế hoạch được thực hiện hiệu quả sẽ mang đến bộ mặt khác của quốc gia cả về kinh tế và đời sống xã hội.