Thương mại công bằng? Những công việc cụ thể của thương mại công bằng? Các nguyên tắc của tổ chức thương mại công bằng thế giới?
Chúng ta vẫn thường nghe đến khái niệm Thương mại công bằng. Thương mại công bằng trong giai đoạn hiện nay đóng vai trò cũng như đảm nhiệm nhiệm vụ gì trong cuộc chiến thương mại. Thương mại công bằng đã góp phần vào sự phát triển bền vững bằng cách cung cấp điều kiện kinh doanh tốt hơn, và việc đảm bảo các quyền của nhà sản xuất và người lao động bị thiệt thòi.
Mục lục bài viết
1. Thương mại công bằng:
Khái niệm thương mại công bằng:
Thương mại công bằng được hiểu là chiến lược nhằm giảm nghèo và phát triển bền vững thông qua việc thúc đẩy sự công bằng trong thương mại.
Thương mại công bằng thực chất là sự hợp tác đặt trên nền tảng của đối thoại, minh bạch, sự tôn trọng đối với con người và môi trường tự nhiên.
Thương mại công bằng có một cam kết rõ ràng làm nòng cốt. Họ ủng hộ sự công bằng trong tiêu dùng, họ hỗ trợ các nhà sản xuất nâng cao nhận thức và vận động sự thay đổi quy tắc của thương mại quốc tế thông thường.
Thương mại công bằng trong tiếng Anh được gọi là gì?
Thương mại công bằng trong tiếng Anh được gọi là Fair trade.
Vai trò của thương mại công bằng:
Thương mại công bằng góp phần vào sự phát triển bền vững bằng cách đề ra những điều kiện thương mại lành mạnh hơn và bảo đảm quyền lợi của các nhà sản xuất và công nhân, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển về mặt xã hội, kinh tế và môi trường của các nhà sản xuất và chủ đất qui mô nhỏ ở các nước đang phát triển.
Thương mại công bằng là một quan hệ đối tác thương mại dựa trên đối thoại, minh bạch và tôn trọng, hướng đến một sự công bằng hơn trong thương mại quốc tế.
Thương mại công bằng không những thế còn góp phần cho phát triển bền vững bằng cách cung cấp các điều kiện kinh doanh tốt hơn, đảm bảo về quyền lợi cho các nhà sản xuất và người lao động yếu thế trong xã hội – đặc biệt là các quốc gia phía nam bán cầu.
Tổ chức Thương mại công bằng, được kiểm chứng bởi khách hàng, là sự tham gia tích cực trong hỗ trợ các nhà sản xuất, nâng cao nhận thức và vận động cho sự thay đổi trong các qui tắc và thực hành của thương mại quốc tế truyền thống.
Khái niệm và thực hành thương mại công bằng cũng gắn với nhận thức xã hội mà chúng ta không thấy được trong các lí thuyết thương mại tự do kiểu mới, được đề xuất bởi Tổ chức Thương mại Thế giới, hay trong các gói cải cách kinh tế bị áp đặt đối với các nước đang phát triển trong các Chương trình tái cấu trúc của Quỹ tiền tệ Quốc tế và của Ngân hàng Thế giới.
Các lý do cần thương mại công bằng:
– Các chủ thể là người tiêu dùng có biết và có thể tham gia ảnh hưởng tới mức thu nhập thoả đáng cho người sản xuất.
Không phải tất cả các giao dịch thương mại đều công bằng. Những người nông dân và công nhân là những người đứng đầu chuỗi sản xuất và thường không nhận được những lợi nhuận thoả đáng trong thương mại nên vẫn chịu mức giá và lương thấp.
– Các chủ thể là người sản xuất có thể có điều kiện và thoả thuận tốt hơn.
Hiện nay, trên thế giới vẫn còn nhiều nơi có sự không công bằng cho nhiều người. Chính bởi vì thế mà thương mại công bằng giải quyết quan hệ quyền lực không cân bằng trong mối quan hệ kinh doanh, thị trường và những bất công của thương mại thông thường cho người thiệt thòi hơn là những người nông dân, công nhân.
– Phát triển chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng qua hệ thống nhãn hàng Fairtrade.
Trên thế giới hiện nay có hơn 32.000 sản phẩm Fairtrade trên thị trường.
2. Những công việc cụ thể của thương mại công bằng:
Khi đã hiểu được thương mại công bằng là gì thì chúng ta cũng cần phải nắm bắt được công việc cụ thể của thương mại công bằng. Cụ thể như sau:
– Thương mại công bằng đặt ra các tiêu chuẩn.
Tiêu chuẩn do thương mại công bằng đặt ra cần phải liên quan mật thiết tới tiêu chuẩn xã hội, kinh tế và môi trường. Các giá cả chi trả cho thương mại công bằng sẽ được đầu tư sang cho công ty hay doanh nghiệp để phục vụ cho mục đích cộng đồng.
– Thương mại công bằng cấp phép về chứng nhận sản phẩm.
Thương mại công bằng sử dụng dấu trên tất cả các bao bì và sản phẩm để chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn theo đúng tiêu chuẩn do nông dân, công nhân và các công ty đồng thuận. Các công ty có thể chọn chỉ cung cấp 1 phần theo các điều khoản của thương mại công bằng cho phạm vi của họ, trong trường hợp đó các sản phẩm có thể mang Dấu hiệu thương mại công bằng
– Thương mại công bằng sẽ làm việc với các doanh nghiệp.
Thương mại công bằng sẽ chỉ làm việc với các chương trình có sử các giá trị của thương mại công bằng, đáp ứng đúng nhiệm vụ và hoạt động của thương mại công bằng. Tất cả các chương trình của công ty, doanh nghiệp sẽ phải được thẩm định kỹ càng. Đảm bảo rằng nông dân và công nhân được chi trả hợp lý. Từ đó mới có thể thúc đẩy các tổ chức sản xuất mạnh mẽ, hưng thịnh.
Thương mại công bằng cũng cho phép người nông dân, công nhân ra quyết định sự phát triển cộng đồng và kinh doanh. Như vậy việc kết nối và nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng được cải thiện đáng kể.
– Chính phủ vận động hành lang thương mại công bằng.
Thương mại công bằng cũng được chính phủ hỗ trợ để xây dựng các thỏa thuận thương mại với nông dân ở các nước đang phát triển thuận lợi hơn.
– Thương mại công bằng làm việc trực tiếp với nông dân và công nhân.
Thương mại công bằng sẽ làm việc trực tiếp với nông dân và công dân bởi chỉ có làm vậy mới giúp họ cải thiện và đảm bảo được sự công bằng trong công việc. Những người làm việc trực tiếp với nông dân và công nhân đều phải được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp để có thể liên hệ, làm việc trực tiếp được.
– Thương mại công bằng thúc đẩy nhận thức với công chúng.
Thương mại công bằng sẽ tuyên truyền nhận thức về sự thiếu công bằng trong các giao dịch lao động của người dân, người lao động. Cần phải giúp họ nhận thức được quyền lợi của mình khi tham gia lao động. Để từ đó hỗ trợ nâng cao mức thu nhập về đúng giá so với mức lao động thực sự.
3. Các nguyên tắc của tổ chức thương mại công bằng thế giới:
Các nguyên tắc của tổ chức thương mại công bằng thế giới bao gồm:
– Thứ nhất: Tạo ra cơ hội cho những người sản xuất nhỏ bị thiệt thòi.
Giảm đói nghèo thông qua kinh doanh luôn được xem là mục tiêu quan trọng nhất. Các tổ chức hỗ trợ các nhà sản xuất nhỏ có nhiều thiệt thòi, vận động họ nhận thức để chuyển đổi từ tình trạng nghèo đói và không đảm bảo về thu nhập sang tình trạng độc lập về kinh tế và sở hữu.
– Thứ hai: Thông tin công khai và minh bạch.
Tổ chức sẽ cần phải luôn công khai về các vấn đề quản trị và các mối quan hệ thương mại. Cần phải minh bạch đối với tất cả các đối tác liên quan, tôn trọng tính nhạy cảm và tính bảo mật về các thông tin thương mại được cung cấp. Bên cạnh đó thì cũng cần phải tìm cách để người lao động có cơ hội tham gia vào quá trình đưa ra quyết định.
– Thứ ba: Hành vi trong kinh doanh.
Cần phải đảm bảo các vấn đề xã hội, kinh tế, môi trường lành mạnh cho các nhà sản xuất nhỏ, để họ có thể tối ưu hóa lợi nhuận. Đồng thời tổ chức phải có trách nhiệm và tính chuyên nghiệp trong việc cam kết, đảm bảo thời gian giao nhận và kỹ thuật của hàng hóa.
– Thứ tư: Công bằng thanh toán.
Các bên cần phải tiến hành thỏa thuận 1 mức giá nhất định và đảm bảo thanh toán công bằng cho nhà sản xuất và phù hợp với thị trường. Cần phải đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới, thanh toán bình đẳng cho lao động nữ và lao động nam.
– Thứ năm: Không sử dụng lao động trẻ em và lao động bị ép buộc.
Phải tôn trọng Hiệp định của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em và pháp luật của quốc gia/địa phương về lao động trẻ em. Không được sử dụng vũ lực để ép buộc lao động hay bắt công nhân phải lao động thêm tại nhà.
– Thứ sáu: Không phân biệt đối xử, đảm bảo bình đẳng giới và tự do hiệp hội.
Không được phân biệt đối xử trong thuê mướn, trả công, đào tạo, tăng chức, thôi việc, nghỉ hưu dựa trên sự khác biệt về chủng tộc, đẳng cấp, nguồn gốc,quan điểm chính trị, tình trạng HIV/AIDS,…
– Thứ bảy: Đảm bảo điều kiện việc làm.
Tổ chức phải cung cấp môi trường làm việc an toàn và lành mạnh cho người lao động. Cần tuân thủ luật pháp quốc gia, địa phương và Hiệp định ILO về sức khỏe và an toàn lao động.
Khả năng phát triển quy mô sản xuất và năng lực của người sản xuất.
Cần phải nắm bắt kỹ năng và năng lực của người lao động để giúp đỡ những nhà sản xuất nhỏ cố gắng triển khai mở rộng sản xuất.
Đảm bảo đạo đức công bằng trong thương mại
Nâng cao nhận thức về mục tiêu của thương mại công bằng và sự cần thiết phải có công bằng trong thương mại. Cần nắm bắt các thông tin cần nhanh chóng và có phương pháp quảng cáo, tiếp thị trung thực.
– Thứ tám: Bảo vệ môi trường.
Tối ưu hóa khả năng sản xuất và bảo vệ môi trường là điều đặc biệt phải lưu tâm. Cần tìm các phương pháp nhằm giảm ảnh hưởng của rác thải đối với môi trường. Hoặc sử dụng nguyên liệu thô có nguồn gốc quản lý bền vững, ít ảnh hưởng nhất tới môi trường.
Như vậy thông qua các phân tích cụ thể nêu trên đã giúp các chủ thể hiểu rõ hơn về thương mại công bằng cũng như vai trò và nhiệm vụ của thương mại công bằng.