Nền kinh tế đen là gì? Đặc điểm của nền kinh tế đen? Nội dung của nền kinh tế đen? Ảnh hưởng của nên kinh tế đen?
Nền kinh tế đen là loại hình thức kinh tế phi chính thức, nó đã xuất hiện từ rất lâu và có ảnh hưởng tới xã hội cũng như nền kinh tế của đất nước nói chúng và kinh tế thế giới nói chung. Hoạt động của nền kinh tế đen theo hai phía nó có thế là hợp pháp hoặc không hợp pháp.
Mục lục bài viết
1. Nền kinh tế đen là gì?
Nền kinh tế đen trong tiếng Anh là Black Economy.
Nền kinh tế đen chúng ta có thể hiểu đây là một phần trong hoạt động kinh tế của một quốc gia bắt nguồn từ các nguồn nằm ngoài các quy tắc và quy định của quốc gia về thương mại. Các hoạt động có thể là hợp pháp hoặc bất hợp pháp tùy thuộc vào hàng hóa và/hoặc dịch vụ nào có liên quan.
Nền kinh tế đen có liên quan đến khái niệm thị trường chợ đen. Theo cùng một cách mà một nền kinh tế được tạo thành từ nhiều thị trường liên quan tương tự như một tổng thể tích hợp, nền kinh tế đen được tạo thành từ tập hợp các thị trường đen khác nhau trong một nền kinh tế.
2. Đặc điểm của nền kinh tế đen:
Khu vực kinh tế phi chính thức được hiểu ở đây gồm tất cả các hộ sản xuất kinh doanh chưa có tư cách pháp nhân, chưa đăng ký kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực phi nông, lâm nghiệp, thủy sản nhưng vẫn sản xuất các hàng hóa dịch vụ để bán hoặc trao đổi trên thị trường. Còn việc làm phi chính thức được hiểu là việc làm không có bảo hiểm xã hội, nghĩa là việc làm của cả khu vực kinh tế phi chính thức và có thể một phần việc làm của khu vực kinh tế chính thức.
Các hoạt động giao dịch đen là nguồn cạnh tranh không lành mạnh cho các doanh nghiệp hợp pháp và người tiêu dùng cũng có thể chịu thiệt hại. Do không được kiểm soát nên trong các giao dịch hàng hóa và dịch vụ diễn ra ở nền kinh tế đen, người tiêu dùng không được các doanh nghiệp hợp pháp bảo vệ và đảm bảo quyền lợi. Hàng hóa bị lỗi, những tổn hại và tổn thất với cá nhân do các sản phẩm không đạt chuẩn gây ra không có khả năng được khắc phục hoặc xử lý.
Thứ nhất, các hoạt động kinh tế ngầm, đây được xem là những hoạt động kinh tế hợp pháp nhưng bị giấu diếm có chủ ý nhằm tránh phải nộp thuế cụ thể là thuế thu nhập, thuế GTGT, đóng bảo hiểm xã hội và thực hiện các quy định của Nhà nước. Ví dụ, về mức lương tối thiểu, số giờ làm việc tối đa, điều kiện sức khỏe cho người lao động… tránh thực hiện các thủ tục pháp lý, hành chính cũng như thực hiện báo cáo tài chính, báo cáo thống kê.
– Thứ hai, các hoạt động kinh tế bất hợp pháp, bao gồm các hoạt động kinh tế bị pháp luật cấm, ví dụ như sản xuất, buôn bán ma túy, mại dâm, buôn người… Các hoạt động kinh tế không bị pháp luật cấm nhưng do các nhà sản xuất trái phép thực hiện cũng thuộc vào các hoạt động kinh tế bất hợp pháp.
– Thứ ba, hoạt động của các đơn vị sản xuất kinh doanh tham gia quá trình sản xuất hàng hóa, dịch vụ với mục tiêu cơ bản là tạo công ăn việc làm, thu nhập cho những người thực hiện hoạt động kinh tế đó.
Theo các chuyên gia kinh tế, kinh tế phi chính thức đang gánh vai trò của nó là tạo việc làm cho hàng triệu lao động, hấp thụ số lao động dôi dư trong quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế như hiện tượng lao động các nhà máy, khu công nghiệp trở về quê làm nông, hoặc buôn bán trên vỉa hè.
3. Nội dung của nền kinh tế đen:
Người ta hoạt động trong các nền kinh tế đen để buôn bán hàng lậu, tránh thuế và các qui định, hay kiểm soát hoặc phân phối giá. Thông thường, thị trường chợ đen nổi lên khi chính phủ hạn chế hoạt động kinh tế đối với hàng hóa và dịch vụ cụ thể bằng cách khiến cho giao dịch bất hợp pháp hay việc đánh thuế vào các mặt hàng trở thành hợp pháp.
Ví dụ về nền kinh tế đen: Một công nhân xây dựng được trả lương dưới mức thỏa thuận thì sẽ không bị khấu trừ thuế, chủ doanh nghiệp cũng không phải trả thuế cho thu nhập của anh ta. Công việc xây dựng là hợp pháp nhưng việc không nộp thuế lại là một sự kiện trong nền kinh tế đen.
Do trốn thuế hoặc tham gia vào hoạt động thị trường chợ đen là bất hợp pháp nên những người tham gia vào hành vi đó thường sẽ cố gắng che giấu các hoạt động của mình với chính phủ hoặc cơ quan quản lí. Những người tham gia nền kinh tế đen lựa chọn giao dịch bất hợp pháp bằng tiền mặt vì việc sử dụng tiền mặt sẽ không để lại dấu vết. Các kiểu hoạt động ngầm khác nhau được phân biệt dựa trên các qui tắc thể chế mà họ vi phạm.
Nền kinh tế đen bao gồm nhiều thị trường bí mật phi tập trung. Những nền kinh tế ngầm này tồn tại ở khắp mọi nơi trên thị trường tự do. Những người tham gia vào các hoạt động kinh tế ngầm thường lách luật, trốn chạy hoặc bị loại ra khỏi hệ thống thể chế của các qui tắc, quyền, qui định và hình phạt thực thi chi phối các bên trên tham gia sản xuất và trao đổi.
4. Ảnh hưởng của nên kinh tế đen:
Ảnh hưởng tiêu cực cụ thể như sau:
+ Kinh tế đen có nhiều ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế cụ thê như việc không tính thuế điều này có thể ảnh hưởng đến nguồn thu của Chính phủ, không được tính vào Tổng GDP nó ảnh hưởng đến số liệu thống kê, ngoài ra đây là nơi diễn ra các hoạt động bất hợp pháp như ma túy, mại dâm, buôn người ảnh hưởng xấu đến kinh tế, văn hóa, xã hội Quốc gia nói riêng và cho thế giới nói chung.
+ Ảnh hưởng của nền kinh tế đen này sẽ không cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác để hoạch định các chính sách vĩ mô hợp lý; hiệu lực của các chính sách, hiệu lực quản lý nhà nước, hiệu lực luật pháp cũng hết sức hạn chế, thậm chí bị chệch hướng, vô hiệu hóa.
+ Kinh tế đen sẽ làm cho doanh nghiệp và sản phẩm giảm năng lực cạnh tranh cả ở tầm quốc gia, khó có thể hội nhập được với các hoạt động thương mại quốc tế để tận dụng hết được các cơ hội có được nhờ hội nhập, và rất dễ bị ra khỏi dòng vận động của kinh tế quốc tế, trở thành “ngoại vi” của nó. Một nền kinh tế như vậy có nguy cơ đẩy một quốc gia càng tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước khác, kể cả các nước trong khu vực. Bên cạnh đó nó sẽ tạo ra môi trường kinh doanh không bình đẳng, không đáng tin cậy, bất lợi cho người kinh doanh trung thực, bất lợi cho khu vực chính quy.
+ Nền kinh tế đen sẽ tạo nên những yếu tố bất ổn, không lường hết rủi ro khi quyết định đầu tư Theo đó sẽ không khuyến khích và thúc đẩy tính sáng tạo, không khuyến khích đầu tư dài hạn, đầu tư quy mô lớn, đầu tư phát triển nguồn nhân lực…
+ Nên kinh tế đen sẽ hạn chế cơ hội và quy mô kinh doanh do mối quan hệ góp vốn chủ yếu dựa trên quan hệ gia đình, họ hàng, thân quen, không thể phát triển đến quy mô lớn để tận dụng được lợi thế quy mô và tạo ra dư địa lớn cho công chức nhà nước sách nhiễu, đòi hối lộ và lạm dụng quyền lực phục vụ ý đồ, lợi ích cá nhân. Theo đó người làm việc ở Khu vực kinh tế đen sẽ không được bảo hiểm y tế hoặc các hình thức an sinh xã hội khác.
Ảnh hưởng tích cực:
Bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực nó cũng ẩn chứa những ảnh hưởng tích cuhc như hiện nay chúng ta thấy có đến hàng triệu người trên thế giới sống nhờ vào những công việc lặt vặt mà các nhà Kinh tế học vẫn thường xếp vào dạng Kinh tế đen, hay còn gọi là phi chính thức. Tại nhiều nước đang phát triển, khu vực ngầm này đang phát triển mạnh. Hiện nay ở nước ta tại Chợ Giời ở Hà Nội hay ở chỗ nào đó, chỉ cần bày ra vài sản phẩm hoặc dịch vụ sửa chữa nào đó là có thể kiếm sống qua ngày. Hình ảnh này rất phổ biến ở nhiều địa phương của Việt Nam. Nếu tính theo tiêu chuẩn chung, những người buôn bán lặt vặt này có thu nhập rất thấp. Nhưng nếu không có nó, họ sẽ chẳng có nguồn thu nhập nào cả. Khu vực Kinh tế ngầm sẽ thu nhận nhiều người và giúp họ có nguồn thu nhập. Kinh tế ngầm cho phép một Quốc gia tồn tại trong giai đoạn kinh tế suy thoái.