Tiêu chuẩn LOTUS là gì? Mục đích sử dụng của tiêu chuẩn LOTUS? Các tiêu chí đánh giá tiêu chuẩn LOTUS? Các bước để lấy chứng nhận LOTUS hiện nay?
Hiện nay chúng ta thấy trong xây dựng thì nước ta đang chú trong phát triển các công trình xanh, và công trình để đảm bảo các yêu tố cần thiết đả bảo tính khả thi và an toàn thì cần thực hiện theo các tiêu chuẩn và tiêu chí nhất định đối với một dự án công trình. Trong đó tiêu chuẩn LOTUS được nghiên cứu bởi hội đồng công trình xanh Việt Nam, tiêu chuẩn này nhằm đánh giá tất cả các khía cạnh của một công trình xây dựng.
Mục lục bài viết
1. Tiêu chuẩn LOTUS là gì?
LOTUS chúng ta có thể hiểu đơn giản đây là hệ thống tiêu chí công trình xanh với những thiết kế đặc biệt và nó xuất hiện đầu tiên được phát triển dành riêng cho thị trường xây dựng tại Việt Nam. Hiện nay các yêu cầu của LOTUS được điều chỉnh nhằm mục đích cho phù hợp với thực tiễn ngành xây dựng, quy định của Nhà nước và điều kiện khí hậu tại Việt Nam. Theo đó hệ thống này được được phát triển bởi Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam (VGBC). Tại Việt Nam, VGBC đã thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn doanh nghiệp Xã hội Công trình xanh Việt Nam để thực hiện hoạt động đánh giá – chứng nhận dự án LOTUS và các chương trình đào tạo liên quan.
Đối với hệ thống này thì kể từ khi phát hành các phiên bản thử nghiệm cụ thể vào năm 2010, LOTUS đã trải qua nhiều lần cập nhật và sửa đổi. Phiên bản mới nhất là LOTUS cho Công trình xây mới V3 (LOTUS NC V3), được phát hành vào tháng 4/2019.
Hiện nay thì có rất nhiều chương trình chứng nhận công trình xanh đã được phát triển để giải quyết các nhu cầu cụ thể của các quốc gia khác nhau. Theo đó có thể thấy hai trong số các chương trình chứng nhận công trình xanh toàn diện và phổ biến nhất tại Việt Nam là LEED do Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ (USGBC) tạo ra và LOTUS do Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam (VGBC) phát triển. Cả hai chương trình này đều được quốc tế công nhận là thuộc nhóm những chứng chỉ công trình xanh khắt khe nhất hiện nay về cả các tiêu chuẩn bền vững về môi trường cho các tòa nhà cũng như thực hành trách nhiệm xã hội.
Kết luận: Dựa trên thực tế có chúng ta thấy LOTUS là một chương trình chứng nhận duy nhất kết hợp đầy đủ các quy chuẩn xây dựng Việt Nam, Bên cạnh đó để chấp nhận các tiêu chuẩn quốc tế và các thông lệ tốt nhất trong việc thiết lập các tiêu chí của mình. Mục đích chính là để có thể thiết lập các đường cơ sở và điểm chuẩn tương đương với các hệ thống tiên tiến như LEED và Green Mark.
2. Mục đích sử dụng của tiêu chuẩn LOTUS:
LOTUS có thể được sử dụng cho các mục đích cụ thể như sau:
+ Thứ nhất, để lập kế hoạch và đặt mục tiêu về các tiêu chí phát triển bền vững cho dự án;
+ Thứ hai, hướng dẫn quá trình tư vấn, thiết kế, thi công, vận hành với các giải pháp thân thiện với môi trường và hiệu quả về kinh tế;
+ Thứ ba, có thể tự đo lường và đánh giá tính bền vững của công trình về mặt môi trường, sức khỏe, hiệu quả sử dụng tài nguyên;
+ Thứ tư thực hiện chứng nhận độc lập, cung cấp thông tin minh bạch cho thị trường về tính bền vững, thân thiện môi trường của công trình. Hiện nay chứng nhận LOTUS được chia thành 4 mức cụ thể đó là chứng nhận, Bạc, Vàng và Bạch kim, dựa trên số điểm mà dự án đạt được. Tổng điểm có thể khác nhau tuỳ theo Hệ thống đánh giá mà dự án áp dụng. Để được cấp Chứng nhận LOTUS, trước hết dự án cần đáp ứng các điều kiện tiên quyết và đạt tối thiểu tổng số điểm và không tính điểm thưởng.
3. Các tiêu chí đánh giá tiêu chuẩn LOTUS:
Hiện nay theo quy định mới nhất thì LOTUS đưa ra 7 nhóm tiêu chí, bao quát các giai đoạn chuẩn bị dự án, thiết kế, xây dựng và vận hành công trình. Dự án sẽ được tính điểm khi đạt yêu cầu tại các tiêu chí LOTUS đưa ra. Các nhóm tiêu chí trong LOTUS cụ thể như sau:
Năng lượng
Đưa ra yêu cầu về hiệu quả sử dụng năng lượng trong công trình; khuyến khích áp dụng các giải pháp giảm thiểu mức tiêu thụ năng lượng và thực hiện giám sát tiêu thụ năng lượng và sử dụng năng lượng tái tái tạo.
Tiêu chuẩn về nước:
Khuyến khích dự án giảm mức sử dụng nước, thực hiện các giải pháp sử dụng nước hiệu quả và tái chế – tái sử dụng nước; khuyến khích các giải pháp thiết kế cảnh quan giúp hạn chế nhu cầu sử dụng nước ngoài trời.
Vật liệu và Tài nguyên
Khuyến khích dự án lựa chọn vật liệu bền vững, vật liệu có thành phần tái chế, vật liệu tái tạo nhanh và vật liệu địa phương; khuyến khích dự án áp dụng các giải pháp giảm thiểu mức sử dụng bê tông, chuyển dòng rác thải để hạn chế nhu cầu xử lí, tiêu huỷ rác thải của công trình.
Sức khoẻ và Tiện nghi
Hướng tới đảm bảo chất lượng môi trường bên trong công trình xây dựng qua các tiêu chí về thông gió, tiện nghi nhiệt và tiện nghi âm thanh; khuyến khích dự án thực hiện giải pháp chiếu sáng tự nhiên và đảm bảo tầm nhìn ra bên ngoài công trình cho người sử dụng.
Địa điểm và Môi trường
Đưa ra các tiêu chí về lựa chọn, thiết kế và quản lí khu vực xây dựng công trình, khuyến khích các giải pháp thiết kế cảnh quan thích ứng với điều kiện địa phương và tình trạng biến đổi khí hậu như phòng chống ngập lụt, giảm thiểu ô nhiễm; khuyến khích những hình thức giao thông vận tải bền vững, giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng, hạn chế hiệu ứng đảo nhiệt, và hạn chế ô nhiễm từ hoạt động thi công.
Thực hiện quản lí:
Khuyến khích dự án thực hiện giải pháp thiết kế tích hợp, ứng dụng BIM, nghiệm thu – vận hành – chạy thử, cũng như các giải pháp quản lí khác để công trình đạt được hiệu năng vận hành cao nhất và giảm thiểu chi phí.
Hiệu năng vượt trội:
Là cơ hội để dự án nhận thêm một số điểm thưởng như việc áp dụng các giải pháp tiên tiến nhằm nâng cao hiệu năng của công trình lên vượt mức yêu cầu của LOTUS hoặc áp dụng những sáng kiến, công nghệ mới, nằm ngoài phạm vi đề cập của LOTUS
4. Các bước để lấy chứng nhận LOTUS hiện nay:
Bước 1: Lựa chọn Hệ thống đánh giá phù hợp và nghiên cứu khả thi
Lựa chọn hệ thống đánh giá thì hiện tại VGBC đã phát triển 6 công cụ cho LOTUS theo đó có 6 nhóm công trình khác nhau, đội dự án căn cứ vào loại hình và quy mô dự án để lựa chọn công cụ phù hợp (công trình xây mới hay công trình đang vận hành, quy mô lớn hay nhỏ …). Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật và các tiêu chí trong LOTUS có thể tải về miễn phí từ website VGBC.
Bước 2: Đăng ký dự án với VGBC
Đại diện Dự án thông báo cho VGBC có suy nghĩ về thực hiện dự án theo LOTUS bằng cách gửi Mẫu Đăng ký dự án theo quy định được đưa ra. Sau đó thì hai bên ký kết thỏa thuận Đánh giá công trình xanh LOTUS, đại diện dự án tiến hành thanh toán phí đăng ký & phí đánh giá dự án.
Bước 3: Thiết kế và trình nộp Hồ sơ Thiết kế
Nếu có những trường hợp rất thu hút và lí tưởng ở giai đoạn này đội dự án nên có sự tham gia của chuyên gia tư vấn công trình xanh, và có thể là một số tư vấn khác về năng lượng, MEP, v.v để phối hợp với kiến trúc sư trong việc phân tích, lựa chọn các phương án thiết kế kể từ giai đoạn thiết kế cơ sở. Các giải pháp thiết kế thụ động (passive design) hợp lý và công cụ mô phỏng năng lượng nên được tham khảo càng sớm càng tốt.
Bước 4: Đánh giá Hồ sơ Thiết kế
Tại bước này chúng ta cần lưu ý khi giai đoạn thiết kế hoàn tất, Đại diện Dự án có lựa chọn nhưng không bắt buộc trình nộp hồ sơ để VGBC đánh giá cho Giai đoạn Thiết kế. Đây là cơ hội cho đội dự án đánh giá và cải thiện các giải pháp thiết kế xanh trước khi quá trình thi công bắt đầu
Bước 5: Thi công và trình nộp Hồ sơ hoàn công
Trong quá trình thi công, chúng ta thấy rằng với các nhà thầu cần phối hợp chặt chẽ với đơn vị tư vấn thiết kế và đơn vị tư vấn công trình xanh để đảm bảo thực hiện các chiến lược, áp dụng các giải pháp xanh liên quan đến nhà thầu hoặc do nhà thầu chịu trách nhiệm, có phân công rõ ràng trong việc thu thập chứng cứ và chuẩn bị Hồ sơ đánh giá Giai đoạn Hoàn công.
Bước 6: Đánh giá Hồ sơ Hoàn công
Cũng giống như tại giai đoạn đánh giá Hồ sơ Thiết kế, VGBC có trách nhiệm sẽ đánh giá Hồ sơ Hoàn công trong thời gian tối đa 8 tuần thời gian được tính kể từ ngày VGBC nhận được hồ sơ hoàn chỉnh. Sau khi các yêu cầu phúc tra đã được giải đáp, VGBC sẽ ban hành Báo cáo Kết quả Đánh giá Chính thức. Nếu dự án đạt đủ số điểm cho một trong bốn mức chứng nhận trong LOTUS (Bạch Kim – Vàng – Bạc – Chứng nhận Thường), VGBC sẽ cấp Chứng nhận Công trình xanh LOTUS Chính thức cho dự án.