Thương hiệu là một giá trị được các doanh nghiệp rất quan tâm bởi vì thương hiệu tạo nên yếu tố cạnh tảnh rất tốt cho doanh nghiệp bởi một doanh nghiệp có thương hiệu nổi tiếng sẽ tạo ra lợi nhuận tốt nhất và thu hút những khách hàng tiềm năng và đầu tư cho thương hiệu.
Mục lục bài viết
1. Giá trị của thương hiệu là gì?
Giá trị cốt lõi của một thương hiệu đó là giá trị khác biệt mạnh nhất của các sản phẩm hàng hóa và doanh nghiệp trên thị trường hiện nay, nếu sản phẩm trên thị trường độc đáo thì sẽ mang lại những giá trị cho thương hiệu và tạo ra khác biệt nhất của thương hiệu. Giá trị cốt lõi của thương hiệu được xem như kim chỉ nam của thương hiệu bởi mọi hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu sẽ đều được xây dựng từ giá trị cốt lõi của thương hiệu.
Giá trị cốt lõi của thương hiệu cần phải được xác định đầu tiên khi một doanh nghiệp được xác định là có tiềm năng, từ giá trị cốt lõi mọi hoạt động quảng cáo, phát triển sản phẩm,… Ví dụ: về thương hiệu sữa Việt Nam – TH True MILK có 5 giá trị cốt lõi: Vì sức khỏe cộng đồng, Hoàn toàn từ thiên nhiên, Tươi, ngon, bổ dưỡng, Thân thiện với môi trường, Tư duy vượt trội và Hài hòa lợi ích. Các giá trị cốt lõi này được quảng cáo và đó là tiêu chí của sản phẩm này. Trên nền tảng đó, mọi hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu của TH True MILK đều tuân thủ và mang đến cho khách hàng 5 giá trị mà hãng đặt ra.
2. Thành phần của giá trị thương hiệu tại thị trường Việt Nam:
Như chúng ta đã biết giá trị thương hiệu có các loại khác nhau, đây là một số mô hình giá trị thương hiệu phổ biến để xem xét và tìm ra những thành phần của giá trị thương hiệu cơ bản nhất cụ thể như sau:
Mô hình giá trị thương hiệu theo quan điểm của D.Aaker (1991): Theo David Aaker (1991), giá trị thương hiệu là một tập hợp các tài sản mang tính vô hình gắn liền với tên và biểu tượng của một thương hiệu, và gồm có 4 thành phần cấu thành cụ thể là: Sự nhận biết thương hiệu, Lòng trung thành đối với thương hiệu và Chất lượng cảm nhận, Các liên tưởng thương hiệu.
Mô hình giá trị thương hiệu của Lassar & cộng sự (1995): Lassar & cộng sự đề ra 5 thành phần của giá trị thương hiệu gồm có chất lượng cảm nhận và thông qua sự biểu đạt về hình ảnh thương hiệu, Cảm tưởng của khách hàng, Lòng tin về thương hiệu, Giá trị cảm nhận.
Mô hình giá trị thương hiệu của Keller (1993, 1998): Giá trị thương hiệu của Keller là tập hợp những nhận thức của khách hàng về thương hiệu. Mô hình cho thấy sức mạnh của thương hiệu nằm ở những gì khách hàng biết, cảm giác, nhìn thấy và nghe thấy về thương hiệu, là kết quả quá trình trải nghiệm qua thời gian.
Mô hình giá trị thương hiệu của Kim & Kim (2005): Kim & Kim (2005) đã đề nghị giá trị thương hiệu được đo lường bằng 4 thành phần: Nhận biết thương hiệu, Chất lượng cảm nhận, Sự trung thành thương hiệu, Hình ảnh thương hiệu.
Ngoài ra chúng ta có thể dựa trên một số nghiên cứu của tác giả tại Việt Nam cụ thể là đã dựa trên mô hình các thành phần giá trị thương hiệu của D. Aaker để đưa ra mô hình giá trị thương hiệu bao gồm 4 thành phần: Nhận biết thương hiệu, Ham muốn thương hiệu, Chất lượng cảm nhận, Lòng trung thành thương hiệu.
Bên cạnh đó một số đề tài lượng hóa sự tác động của các thành phần giá trị thương hiệu đến khách hàng cũng như lượng hóa mối quan hệ và tác động lẫn nhau giữa các thành phần đó. Mô hình nghiên cứu gồm có chất lượng cảm nhận nhận biết thương hiệu, liên tưởng thương hiệu và tính trung thành thương hiệu.
Như vậy dựa trên các mô hình như trên ta có thể thấy thông qua các kết quả nghiên cứu, có 3 thành phần giá trị thương hiệu được đo lường và thành phần được đưa ra phân tích nhiều nhất là Nhận biết thương hiệu, Chất lượng cảm nhận, Trung thành thương hiệu. Như vậy chúng tôi cho rằng giá trị thương hiệu bao gồm 5 thành phần chính cụ thể gồm có thành phần nhận biết thương hiệu, Ham muốn thương hiệu,Chất lượng cảm nhận, Trung thành thương hiệu và cuối cùng đó là liên tưởng thương hiệu là đầy đủ và chi tiết hơn các mô hình nghiên cứu trước đây.
3. Giải pháp để nâng cao giá trị thương hiệu tại thị trường Việt Nam:
Căn cứ dựa trên những thông tin mà chúng tôi đưa ra như trên thì có thể dễ dàng nhận thấy một trong những hoạt động quan trọng nhất mà một doanh nghiệp nên làm để tăng doanh số là xây dựng giải pháp nâng cao thương hiệu của doanh nghiệp và sản phẩm trên các yếu tố cơ bản. Xây dựng nên một thương hiệu gắn kết và có độ nhận diện cao, thể hiện đậm nét tính cách thương hiệu là điều tối quan trọng. Đặc biệt là trong thời điểm hiện tại, khi mà lòng trung thành của khách hàng khó đạt được hơn nhiều. Một thương hiệu vững chắc có thể giúp doanh nghiệp kết nối với khách hàng hiện tại đồng thời thu hút những khách hàng mới, sau đây chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả cho thương hiệu cụ thể như sau:
3.1. Xây dựng sự khác biệt cho thương hiệu:
Xây dựng sự khác biệt cho thương hiệu quan trọng khi mọi người phải lựa chọn giữa sản phẩm với các lựa chọn thay thế. Nghiên cứu từ Millward Brown cho thấy rằng mọi người hiện nay đang có xu hướng mua các thương hiệu mà họ tin là có ý nghĩa và hiện nay được nhiều người dùng nhất, khác biệt và nổi bật nhất. Những phẩm đó sẽ xác định khả năng mọi người chọn thương hiệu, trả tiền cho thương hiệu và gắn bó với thương hiệu với nó trong tương lai.
Thương hiệu hiện nay có thể được xây dựng dựa trên những cảm xúc tích cực của khách hàng cụ thể đó là bằng sự khác biệt có ý nghĩa so với đối thủ cạnh tranh có thể thu được khối lượng gấp năm lần và có thể đặt mức giá cao hơn 13% và có khả năng tăng tỷ lệ giá trị cao hơn gấp bốn lần so với tỷ lệ không có.
Như vậy chúng ta thấy hiện nay, để tạo ra một lợi thế cạnh tranh bền vững, thì ta thấy rằng một thương hiệu phải được phân biệt tốt và marketing phải phản ánh và nâng cao sự khác biệt đó. Bởi hiện nay ta thấy các sự khác biệt có ý nghĩa bắt nguồn từ lợi ích của thương hiệu. Để có thương hiệu có ý nghĩa khác nhau liên quan đến sự rõ ràng về mục đích và có thể nó phải cung cấp một cái gì đó người tiêu dùng muốn hoặc cần theo đó để cung cấp một cái gì đó đối thủ cạnh tranh không có và không thể sao chép.
3.2. Thương hiệu phục vụ lợi ích người tiêu dùng:
Khi nói về thương hiệu khá nổi tiếng hiện nay thì chúng ta phải nhắc tới Google vì đây được xem là thương hiệu có giá trị thứ hai trên thế giới trong Top 100 BrandZ tiếp tục đa dạng hóa nền tảng của nó và để mở rộng thương hiệu của mình thành các dịch vụ mới và các sản phẩm để tăng lợi ích với người tiêu dùng. Google đã phát triển từ một công cụ tìm kiếm rất phổ biến hiện nay để trở thành nhà cung cấp tích hợp tin tức, truyền thông xã hội (Google+) và thông tin liên lạc (Gmail).
Theo đó chúng ta thấy bằng cách trở thành một thương hiệu phục vụ lợi ích của người tiêu dùng thì thương hiệu sẽ trở nên cần thiết và dành được sự quan tâm từ khách hàng, Bên cạnh đó cũng có thể gia tăng cảm xúc và góp phần tăng lòng trung thành của các khách hàng. Khi một thương hiệu đã được khách hàng chấp nhập, nó sẽ mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích đích thực dễ nhận thấy. Đó là khả năng tiếp cận thị trường dễ dàng và sâu rộng hơn ngay cả khi đó là một chủng loại hàng hóa mới
3.3. Mang đến trải nghiệm thương hiệu cho khách hàng:
Hiện nay có thể nói mang đến trãi nghiệm cho khách hành cung là một trong những giải pháp được rất nhiều người quan tâm, Ví dụ như trong bảng xếp hạng Top 100 BrandZ 2013, Toyota đã vượt qua BMW để trở thành thương hiệu xe hơi có giá trị nhất thế giới một lần nữa, tăng giá trị lên 12%, theo đó có thể thấy khi thương hiệu của nó giúp nó phục hồi từ một số cuộc khủng hoảng thu hồi sản phẩm.
Như vậy chúng ta thấy rằng dựa trên đây là những chia sẻ về giá trị thương hiệu là gì? Cũng như cách để nâng cao giá trị thương hiệu 1 cách hiệu quả nhất cho doanh nghiệp trong kinh doanh hiện nay. Giá trị thương hiệu khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể đánh giá đúng vị trí của mình trên thị trường, là nền tảng xây dựng chiến lược thương hiệu. Doanh nghiệp cần quảng bá và nâng cao được giá trị cho thương hiệu để có thể nâng cao lợi thế cạnh tranh và phát triển thành công trong tương lai.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung “Giá trị của thương hiệu là gì? Thành phần của giá trị thương hiệu tại thị trường Việt Nam” và các thông tin pháp lý khác có liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.