Hiện nay chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp của công cụ phân tích tài chính. Theo đó công cụ này rất hữu ích trong việc kinh doanh của doanh nghiệp ở thời kì hội nhập hiện nay. Một trong số đó phải kể tới viêc đánh giá tài chính qua 12 tháng gần nhất trong phân tích tài chính.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm về 12 tháng gần nhất trong phân tích tài chính:
Cụm từ ” 12 tháng gần nhất trong tiếng Anh trong tiếng anh là Last Twelve Months, viết tắt là LTM”.
Hiện nay khi nhắc tới 12 tháng gần nhất chúng ta có thể nghĩa ngay tơi việc đề cập đến khung thời gian 12 tháng liền kề trước đó. Nó cũng thường được gọi là theo dõi 12 tháng Trailing Twelve Months. 12 tháng gần nhất thường được sử dụng làm khung thời gian tham chiếu để đánh giá hiệu suất của công ty, ví dụ như doanh thu hoặc hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu.
Bên cạnh đó, trên thực tế khoảng thời gian 12 tháng là khoảng thời gian tương đối ngắn để kiểm tra hiệu suất của công ty, nhưng nó được coi là tương đối hữu ích vì nó cho thấy hiệu suất gần đây nhất của công ty, và là dấu hiệu cho thấy tình trạng hiện tại của công ty. Như vậy có thể hiểu các thuật ngữ khi nới về 12 tháng gần nhất hoặc theo dõi 12 tháng thì thường xuất hiện trong báo cáo thu nhập của công ty hoặc các báo cáo tài chính khác.
2. Đặc điểm của 12 tháng gần nhất trong phân tích tài chính:
Mặc dù ở một số khía cạnh, dữ liệu trong 12 tháng chưa đủ để đánh giá đầu tư, nhưng đó là một khoảng thời gian đủ dài để có thể bao gồm hết các yếu tố mùa vụ hàng năm, biến động giá ngắn hạn có thể và một số biến động của thị trường. Số liệu 12 tháng gần nhất cung cấp số liệu cập nhật từ số liệu hàng năm và hàng quí thường được báo cáo bởi ban quản lí công ty.
Khi xem xét các số liệu trong 12 tháng gần nhất, các nhà đầu tư không nên cho rằng các số liệu đó nhất thiết phải trùng với năm tài chính gần đây nhất của công ty. Trong báo cáo tài chính của công ty, thường được nộp vào cuối năm tài chính của công ty, số liệu 12 tháng gần nhất đề cập đến khoảng thời gian 12 tháng kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng mà báo cáo tài chính được lập, ví dụ như 30/6 hoặc 31/12. Ví dụ: trong báo cáo tài chính ngày 3/3/2015, số liệu 12 tháng gần nhất bao gồm khoảng thời gian từ ngày 1/4/2014 đến hết ngày 31/3/2015.
Ngoài việc được sử dụng để đánh giá xu hướng gần đây của hiệu suất của một công ty nhất định, số liệu tài chính 12 tháng gần nhất cũng thường được sử dụng để so sánh hiệu suất tương đối của các công ty tương tự trong một ngành hoặc lĩnh vực cụ thể. Các số liệu tài chính thường được đánh giá bằng cách xem xét các số liệu 12 tháng gần nhất bao gồm chỉ số thu nhập trên giá (P/E) của công ty và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS).
Một trường hợp khác sử dụng số liệu 12 tháng gần nhất là khi một công ty đang được đánh giá để mua lại. Để đánh giá được chính xác giá trị hiện tại của một công ty, số liệu tỏng 12 tháng gần nhất thường được ưu tiên hơn số liệu năm tài chính gần nhất.
Như vậy có thể thấy qua những chỉ tiêu phân tích nhà quản trị, các đối tượng quan tâm có thể nhìn nhận, đánh giá được tình hình của doanh nghiệp, đưa ra các biện pháp cũng như các quyết định. Vậy làm thế nào để nắm rõ các chỉ số tài chính, để phân tích nhanh nhất và bao quát nhất tình hình hoạt động của doanh nghiệp là vấn đề đặt ra. Bài viết đề cập đến cách đọc, phân tích nhanh các chỉ tiêu trên báo cáo tình hình tài chính và báo cáo hoạt động…
Mục đích của phân tích báo cáo tài chính là cung cấp những con số trên thực tế nói lên hiện trạng của tài chính doanh nghiệp giúp cho quá trình hoạt động, đưa ra quyết định của doanh nghiệp (DN), nhà quản trị. Có thể thấy, phân tích không chỉ là công việc đòi hỏi sự tuân thủ cao, bắt đầu từ khâu chọn lọc số liệu, kiểm tra số liệu đến quá trình đọc hiểu, áp dụng các phương pháp phân tích và đưa ra những kiến nghị, giải pháp. Quá trình phân tích chỉ kết thúc khi thỏa mãn được mục tiêu đề ra, tuy nhiên có những trường hợp việc phân tích không mang lại những kết quả mong muốn, điều này sẽ gây ra không ít bất lợi cho DN và nhà phân tích.
3. Đọc, phân tích nhanh báo cáo tài chính:
Để hiểu được các chỉ số, mối liên hệ giữa các chỉ số với nhau cần sử dụng những phương pháp, kỹ thuật áp dụng trong đó kỹ thuật về phân tích nhanh và đọc các chỉ số là kỹ năng không thể thiếu đối với các nhà phân tích và các đối tượng khác như: Kế toán, kiểm toán, ngân hàng… đặc biệt là các DN có quy mô lớn, da dạng về ngành nghề kinh doanh. Trước những yêu cầu về hiệu quả trong sử dụng các chỉ số tài chính, việc đọc và phân tích được tiến hành theo từng bước như sau:
Bước 1: Ý kiến của kiểm toán viên
Nhiều DN thường bỏ qua bước này, trong khi đó để việc phân tích có hiệu quả thì số liệu sử dụng phải trung thực, hợp lý và khách quan. Do vậy, cần xem xét ý kiến của kiểm toán viên sau khi thực hiện kiểm toán. Nếu ý kiến của kiểm toán viên là chấp nhận toàn phần lúc đó số liệu mới được sử dụng trong phân tích tài chính mang lại hiệu quả cao nhất. Bước này cho thấy, việc phân tích sẽ thực hiện sau khi cuộc kiểm toán kết thúc hoặc trường hợp DN không thực hiện kiểm toán, có thể sử dụng báo cáo tài chính sau khi cơ quan thuế kiểm tra.
Bước 2: Đọc hiểu báo cáo tình hình tài chính
Đây là báo cáo quan trọng của DN, nó phản ánh về tình hình tài chính tại thời điểm nhất định. Mục tiêu là sau khi phân tích các chỉ số về tài sản và nguồn vốn, người đọc có thể đọc và hiểu được về sự biến động của chỉ tiêu, cơ cấu của từng chỉ tiêu, rủi ro về mất cân bằng tài chính trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Cách đọc như sau:
– Liệt kê các khoản mục lớn trong tài sản – nguồn vốn.
– Tính toán tỷ trọng các khoản mục trong tổng tài sản, nguồn vốn.
– Nhận xét về sự biến động lớn trong các khoản mục, tìm hiểu nguyên nhân.
– Đánh giá về sự mất cân đối tài chính thông qua vốn lưu động thuần.
Vốn lưu động thuần = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
Nếu vốn lưu động thuần tiến dần về 0 và chuyển sang âm lớn thì sự mất cân đối trong tài chính càng lớn, rủi ro càng lớn.
Ví dụ: Công ty MT thực hiện việc phân tích và đọc hiểu các chỉ số trên báo cáo tình hình tài chính năm 2018 cụ thể tại Bảng 1
Theo đó, sau khi đã thực hiện hòn tất bước trên chúng ta tiến hành liệt kê các chỉ tiêu trọng yếu trong tài sản, tiến hành phân tích thông qua kỹ thuật so sánh tuyệt đối và tương đối có thể nhận thấy, tổng tài sản tăng 66.000 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng thêm là 3,33%. Trong đó, tài sản ngắn hạn tăng 3,53% do sự tăng lên của lượng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và lượng hàng tồn kho, khi hàng tồn kho tăng, DN cần kết hợp với thuyết minh để xác định nguyên nhân, đưa giải pháp; Tài sản dài hạn tăng 2,94% chủ yếu là từ tài sản cố định hữu hình, DN nên kết hợp với thuyết minh để xác định rõ là do loại tài sản cố định hữu hình nào.
Bước 3: Đọc hiểu báo cáo hoạt động
Báo cáo hoạt động chủ yếu phản ánh về tình hình kinh doanh, xác định phần lợi nhuận, do đó, cần quan tâm đến quy mô của DN để xác định, nếu DN có quy mô lớn việc đọc và hiểu thì cần thực hiện chi tiết từng hoạt động đặc biệt là hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Đối với chi phí như hiện nay, Chỉ tiêu này luôn là quan trọng với các nhà quản lý DN, làm sao để hạ giá thành, tối thiểu chi phí phát sinh. Năm 2018, DN không hạ được chi phí, làm tăng 19.000 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 2,53%, việc tăng chi phí do giá vốn tăng 5.000 triệu đồng, chi phí bán hàng tăng, chi phí tài chính và chi phí khác tăng cùng mức là 2.000 triệu đồng. Do đó, việc quản lý này chưa thật sự hiệu quả, đặc biệt trong khâu sản xuất các yếu tố đầu vào còn chưa thật sự tốt, chưa hạ được giá thành sản phẩm, cần quan tâm nhiều hơn đến chi phí.
Như vậy, Thông qua quá trình đọc báo cáo tài chính có thể qua đó để phân tích các giá trị, các nhận xét nhanh chóng, bao quát tình hình của DN cần thực hiện nghiêm túc. Khi biết cách đọc, hiểu và phân tích các doanh nghiệp, đối tượng quan tâm sẽ rút ngắn được thời gian đánh giá, biết cách tập trung vào những chỉ tiêu trọng yếu, phục vụ cho việc quản lý, đưa ra các phương án kinh doanh tối ưu nhất, hạn chế rủi ro và gia tăng lợi nhuận.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” 12 tháng gần nhất trong phân tích tài chính là gì? Đặc điểm” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.