Mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng của tổ chức bảo hiểm tiền gửi là gì? Số tiền bảo hiểm được trả?
Hiện nay chúng ta thấy trong bảo hiểm tiền gửi yếu tố được quan tâm nhất đó là chi trả tiền bảo hiểm của tổ chức bảo hiểm. Hiện nay có thể thấy tổ chức bảo hiểm tiền gửi thực hiện chi trả trên nhiều hình thức khác nhau và tổ chức bảo hiểm tiền gửi dựa trên mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng để giảm thiểu những rủi ro.
Cơ sở pháp lý: Luật bảo hiểm tiền gửi 2012
Mục lục bài viết
1. Mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng của tổ chức bảo hiểm tiền gửi là gì?
Mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng là mô hình hiên nay được áp dụng 1 trong 3 mô hình hoạt động phổ biến của tổ chức bảo hiểm tiền gửi trên thế giới. Trong mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng này thì các tổ chức bảo hiểm tiền gửi thực hiện chi trả và một số chức năng bổ sung căn cứ dựa trên những đặc điểm của các nước với mục đích để tạo ra một cơ chế chính thức trong xử lí đổ vỡ ngân hàng và thúc đẩy cạnh tranh trong khu vực tài chính. Đây là mô hình phổ biến nhất.
Hiện nay mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng chúng ta thấy các tổ chức bảo hiểm tiền có các quyền hạn cụ thể, trong đó có quyền hạn về hỗ trợ tài chính cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi gặp khó khăn trong thanh toán. Theo đó để co thể đưa ra khuyến nghị cẩn trọng và phòng tránh rủi ro đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và theo đó góp phần xử lí, thu hồi nợ của tổ chức bảo hiểm tiền gửi bị phá sản… Theo mô hình này với các mục tiêu của chính sách công cần đạt được cũng được mở rộng hơn, gồm các hạn chế rủi ro, ngăn chặn và phòng tránh đổ vỡ hệ thống hoặc khủng hoảng tài chính và gia tăng niềm tin của công chúng.
Hiện nay trên các nước khác nhau, tổ chức bảo hiểm tiền gửi về cơ bản hoạt động theo mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng. Tuy nhiên, mở rộng đến đâu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Xu hướng chung của các nước là đặt mục tiêu phát triển hệ thống bảo hiểm tiền gửi hiệu quả theo điều kiện của mỗi nước nhưng hướng tới xây dựng mô hình bảo hiểm tiền gửi tiên tiến và đáp ứng các yêu cầu của thông lệ quốc tế.
Tính hiệu quả của mô hình bảo hiểm tiền gửi là nhân tố quan trọng phát triển hệ thống bảo hiểm tiền gửi hiệu quả được nhìn nhận ở góc độ hoạt động bảo hiểm lấy “số đông bù số ít” nhưng phải mang tính đặc thù là thực hiện các mục tiêu của chính sách công. Hệ thống bảo hiểm tiền gửi cần được thiết kế để đạt được các mục tiêu của chính sách công (được thể chế hoá bằng những qui định cụ thể của pháp luật). So sánh các mô hình bảo hiểm tiền gửi đáp ứng các mục tiêu chính sách công được thể hiện cụ thể ở Bảng dưới đây:
Mục tiêu chính sách công | Mô hình “giảm thiểu rủi ro” | Mô hình “chi trả với quyền hạn mở rộng” | Mô hình “chuyên chi trả” | |
1 | Bảo vệ người gửi tiền nhỏ thông qua việc cung cấp cơ chế bồi thường | v | v | v |
2 | Giảm gánh nặng cho Chính phủ và yêu cầu ngân hàng tốt đóng góp chi phí trong quá trình xử lí ngân hàng | v | v | v |
3 | Thúc đẩy cạnh tranh ở khu vực tài chính | v | v | v |
4 | Tạo cơ chế chính thức trong xử lí đổ vỡ | v | v | |
5 | Ngăn ngừa khủng hoảng tài chính | v | v | |
6 | Thúc đẩy ổn định tài chính | v | ||
7 | Khuyến khích tiết kiệm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế | v | ||
8 | Góp phần làm cho hệ thống thanh toán có trật tự hơn | v | ||
9 | Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế | v | ||
10 | Giảm thiểu tác động từ suy thoái kinh tế | v |
Như vậy nếu căn cứ dựa theo bảng này thì Mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng của tổ chức bảo hiểm tiền gửi bảo đảm được các yếu tố trong chính sách công như bảo vệ người gửi tiền nhỏ thông qua việc cung cấp cơ chế bồi thường và giảm gánh nặng cho Chính phủ và yêu cầu ngân hàng tốt đóng góp chi phí trong quá trình xử lí ngân hàng.
Hiện nay trên thế giới tổ chức bảo hiểm tiền gửi được hoạt động theo 3 mô hình:
+ Mô hình chuyên chi trả;
+ Mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng
+ Mô hình giảm thiểu rủi ro.
Ở Việt Nam chúng ta thấy dựa trên quy định của pháp luật thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi hiện đang hoạt động theo Mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng và đã thu được một số kết quả nhất định. bên cạnh đó, theo khuyến nghị của tổ chức Hiệp hội bảo hiểm tiền gửi quốc tế (IADI) thì mô hình giảm thiểu rủi ro sẽ là mô hình tối ưu đối với các quốc gia có tổ chức bảo hiểm tiền gửi , bởi mô hình này hoạt động trên nguyên tắc cụ thể về loại chi phí thấp nhất được chia sẻ thiệt hại công bằng; thực hiện tốt các mục tiêu chính sách công của bảo hiểm tiền gửi , như: bảo vệ tốt nhất quyền lợi người gửi tiền; giám sát rủi ro góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ thống tài chính- ngân hàng. Do vậy, cần xác định được mô hình giảm thiểu rủi ro của tổ chức bảo hiểm tiền gửi trong dự thảo Luật bảo hiểm tiền gửi sắp tới.
Mô hình này có thể được coi là một cấu phần của hệ thống giám sát tài chính quốc gia, hoạt động bảo hiểm tiền gửi không chỉ bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền mà còn là một kênh giám sát giúp Chính phủ có thêm nguồn thông tin về hoạt động ngân hàng từ đó có những quyết sách phù hợp nhằm ổn định hệ thống tài chính quốc gia, nâng cao niềm tin của công chúng đối với hệ thống này. Để đạt được những mục tiêu trên thì việc lựa một mô hình cũng như xác định địa vị pháp lý của tổ chức bảo hiểm tiền gửi cho phù hợp có một ý nghĩa rất quan trọng, nó quyết định đến sự thành công cũng như thất bại đối hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi .
2. Số tiền bảo hiểm được trả:
Căn cứ theo quy định tại điều 25. Số tiền bảo hiểm được trả Luật bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định cụ thể như sau:
1. Số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bao gồm tiền gốc và tiền lãi, tối đa bằng hạn mức trả tiền bảo hiểm quy định tại Điều 24 của Luật này.
2. Số tiền bảo hiểm được trả trong trường hợp nhiều người sở hữu chung tiền gửi được bảo hiểm tiền gửi được quy định như sau:
a) Số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của nhiều người sở hữu chung tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bao gồm tiền gốc và tiền lãi, tối đa bằng hạn mức trả tiền bảo hiểm cho một người quy định tại Điều 24 của Luật này. Số tiền bảo hiểm được trả sẽ được chia theo thỏa thuận của các đồng chủ sở hữu; trường hợp giữa các đồng chủ sở hữu không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì giải quyết theo quy định của pháp luật;
b) Trường hợp một trong các đồng chủ sở hữu có khoản tiền gửi khác được bảo hiểm tại cùng một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thì tổng số tiền bảo hiểm được trả cho một đồng chủ sở hữu không vượt quá hạn mức trả tiền bảo hiểm.
3. Trường hợp người được bảo hiểm tiền gửi có khoản nợ tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thì số tiền gửi được bảo hiểm là số tiền còn lại sau khi trừ khoản nợ đó.
Căn cứ dựa trên quy định này thì khi số tiền bảo hiểm cao thì phí bảo hiểm cao và ngược lại. Theo đó ta thấy thì số tiền bảo hiểm là căn cứ để xác định quyền lợi cũng như định phí bảo hiểm. Khi người tham gia đóng phí đầy đủ và đúng hạn, công ty bảo hiểm sẽ dựa trên cơ sở đó thực hiện chi trả số tiền bảo hiểm theo ghi nhận trên hợp đồng khi đáo hạn hoặc có sự kiện bảo hiểm phát sinh.
Như chúng ta đã biết thì số tiền bảo hiểm hoặc mệnh giá bảo hiểm đây được hiểu là số tiền được ghi nhận trên hợp đồng mà dựa vào đó doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thực hiện hoạt động chi trả các quyền lợi bảo hiểm cho người tham gia gồm những quyền lợi được kí trong hợp đồng cụ thể đó là về quyền lợi ốm đau, bệnh tật, thương tật hay tử vong…. Theo đó nên khi chúng ta ký hợp đồng bảo hiểm, chúng ta sẽ được tham gia được tùy chọn số tiền bảo hiểm phù hợp với khả năng đóng phí và được công ty bảo hiểm chấp thuận. Hiện nay, số tiền bảo hiểm được phân chia thành 3 loại cụ thể đó là Số tiền bảo hiểm gốc, Số tiền bảo hiểm gia tăng và Số tiền bảo hiểm giảm cụ thể có thể hiểu như sau:
+ Số tiền bảo hiểm gốc: Là số tiền bảo hiểm ghi nhận tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực.
+ Số tiền bảo hiểm gia tăng: Được xác định khi khách hàng điều chỉnh tăng số tiền bảo hiểm gốc vào Ngày kỷ niệm hợp đồng, tính từ năm hợp đồng thứ hai trở đi.
+ Số tiền bảo hiểm giảm: Trường hợp người mua bảo hiểm yêu cầu thay đổi mức phí bảo hiểm đã thỏa thuận trước đó với giá trị thấp hơn, thì số tiền bảo hiểm cũng giảm tương ứng vào Ngày kỷ niệm hợp đồng.