Thuật ngữ phổ thông hóa về bản chất là để chỉ một quá trình trong đó hàng hóa hoặc dịch vụ trở nên tương đối không thể phân biệt được với các dịch vụ tương tự của công ty đối thủ. Phổ thông hóa là gì? Đặc điểm, thách thức và lợi ích mang lại cho người tiêu dùng
Mục lục bài viết
1. Quá trình hình thành và phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ:
Để các doanh nghiệp có thể duy trì thành công khi ra mắt các các sản phẩm, các công ty sẽ phải tạo lập những sản phẩm đó bằng một quy trình phát triển sản phẩm được thực hiện một cách cẩn thận. Nhưng đa số các doanh nghiệp đều phải đối mặt với một vấn đề đó là mặc dù họ phải phát triển sản phẩm mới, nhưng tỷ lệ thành công của sản phẩm rất mong manh. Trong số hàng nghìn sản phẩm tham gia vào quá trình này, chỉ có một số ít tiếp cận thị trường, đặc biệt là đối với các sản phẩm đã phổ thông hóa thì việc sản xuất và đem lại lợi nhuận chính là một thách thức to lớn đối với các doanh nghiệp.
Trước hết, chúng ta cần có cái nhìn tổng quan về quá trình hình thành và phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ. Sự phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ trong những năm gần đây đã từng bước hoàn thiện theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, chúng ta đã bước đầu khai thác được tiềm năng trong nước và thu hút được vốn, kỹ thuật, công nghệ nước ngoài góp phần tăng trưởng kinh tế và ổn định thị trường.
Quá trình hình thành và phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ:
Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, các chủ thể khi trực tiếp tham gia vào lưu thông hàng hóa chủ yếu là thương mại quốc doanh và tập thể. Thương mại tư bản tư doanh bị xóa bỏ, hoạt động thương mại được quy định cụ thể theo chỉ tiêu kế hoạch.
Việc chuyển từ mua bán hàng hóa từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang mua bán theo cơ chế thị trường. Thực hiện tự do hóa, thương mại hóa đã làm cho hàng hóa lưu thông giữa các vùng, các địa phương không bị ách tắc, khai thác được tiềm năng và thế mạnh của nước ta.
Hoạt động kinh doanh trên thị trường được phân loại theo tổ chức sử dụng và hình thành hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh theo từng loại mặt hàng như doanh nghiệp hàng tiêu dùng, doanh nghiệp vật tư xây dựng,…
Nhà nước thực hiện quản lý hoạt động thương mại, dịch vụ qua các Bộ: Bộ Ngoại thương, Bộ Nội thương. Qua các chỉ tiêu pháp lệnh cụ thể, các doanh nghiệp tiến hành tiêu thụ theo chỉ tiêu định sẵn. Việc hình thành quá trình sản xuất kinh doanh như vậy trên thực tế đã tạo nên một thực trạng là cung-cầu gặp gỡ nhau trước khi hoạt động mua bán diễn ra trên thị trường.
Các sản phẩm được tạo ra từ mục đích nhằm để phục vụ nhu cầu của con người đã dần trở thành sản phẩm không thể thiếu và từ đó đã trở nên phổ thông hoá trong đời sống con người. Các sản phẩm này được nhiều công ty sản xuất với mẫu mã, kiểu dáng tương tự nhau, khiến người tiêu dùng khó phân biệt giữa các loại sản phẩm này.
Điểm đáng chú ý của thị trường hàng hóa và dịch vụ:
– Quá trình xã hội hóa về tư liệu sản xuất sẽ được thực hiện dưới hai hình thức sở hữu cơ bản đó chính là toàn dân và tập thể. Hoạt động thương mại được tiến hành theo địa chỉ cụ thể và giá cả, chỉ tiêu kế hoạch. Thị trường cũng được tổ chức theo kinh doanh và hình thành cơ bản theo địa giới hành chính.
– Sự tách dần các loại hàng hóa theo tính chất sử dụng và khu vực địa lý như tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, lưu thông trong nước và lưu thông ngoài nước tạo nên các doanh nghiệp riêng.
– Thị trường hàng hóa được tổ chức theo đối tượng hàng hóa lưu thông trên thị trường như thị trường xi măng, thị trường nông sản,…
– Quản lý Nhà nước đối với thị trường và thương mại vẫn chưa thống nhất, còn phân tán ở các Bộ như Bộ Ngoại thương, Bộ Nội thương, thị trường hàng hóa và dịch vụ còn kém phát triển.
– Các chính sách đổi mới đã tạo điều kiện cho nền kinh tế hàng hóa phát triển, xóa bỏ các rào cản lưu thông hàng hóa, khuyến khích liên doanh, thực hiện đa phương hóa.
– Quá trình phổ thông hóa các sản phẩm, dịch vụ diễn ra ngày càng phổ biến, tạo ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp nhưng lại mang đến cho người tiêu dùng những lợi ích nhất định.
2. Phổ thông hóa:
2.1. Khái niệm phổ thông hoá:
Thuật ngữ phổ thông hóa được sử dụng nhằm mục đích dùng để chỉ một quá trình trong đó hàng hóa hoặc dịch vụ trở nên tương đối không thể phân biệt được với các dịch vụ tương tự của công ty đối thủ.
Nói tóm lại thì các sản phẩm phổ thông hóa trong các danh mục cụ thể rất giống nhau đến mức chỉ phân biệt được bằng mức giá.
Quá trình phổ thông hóa diễn ra toàn bộ trên hàng tiêu dùng, từ bàn phím máy tính, đến các chương trình phần mềm quản lí các quy trình phức tạp, như quản lí chuỗi cung ứng và kế toán doanh nghiệp.
2.2. Phổ thông hóa trong tiếng Anh là gì?
Phổ thông hóa trong tiếng Anh là Commoditize.
2.3. Đặc điểm quá trình phổ thông hóa:
Quá trình dẫn đến phổ thông hóa thông thường bắt đầu khi một công ty giới thiệu sản phẩm mới mang tính cách mạng hoặc cải tiến đáng kể một sản phẩm đã có.
Trong cả hai trường hợp, đưa ra mức giá cao hơn chính là việc hợp lí nhằm mục đích để giải đáp các câu hỏi nghi ngờ sản phẩm.
Ví dụ cụ thể thì vào năm 2007, Apple đã giới thiệu iPhone ra thị trường, vốn tự hào với các tính năng khác biệt như giao diện màn hình cảm ứng, cũng như khả năng đa nhiệm cho phép chủ sở hữu lướt web trong khi thực hiện cuộc gọi điện thoại.
Trước khi tất cả các tính năng này được phổ thông hóa, iPhone vốn đã nổi bật so với tất cả các điện thoại di động khác trên thị trường. Và các chủ thể là người tiêu dùng điện thoại di động vẫn xếp hàng, chi ra số tiền lớn để có cơ hội sở hữu công nghệ tiên tiến như vậy.
Khi các công ty đối thủ bắt đầu sao chép các tính năng điện thoại di động tiên tiến của Apple, các chức năng độc nhất vô nhị đã trở thành xu hướng chủ đạo và có ở khắp mọi nơi, và đó được gọi là phổ thông hóa.
Trong khi đó, Apple tiếp tục tạo sự khác biệt cho iPhone của mình bằng cách thường xuyên phát hành các phiên bản cập nhật, với các chức năng mới thú vị mà không có trong đối thủ.
Ví dụ cụ thể là vào năm 2011, Apple đã giới thiệu iPhone 4s, mẫu điện thoại này đã có sự góp mặt của trợ lí kĩ thuật số được kích hoạt bằng giọng nói, Siri. Công nghệ chưa từng thấy này đã làm iPhone khác biệt với các mẫu cạnh tranh và thu hút được tiếng vang lớn từ khách hàng cũng như giới truyền thông.
2.4. Thách thức trong ngành phổ thông hóa:
Các sản phẩm thiếu tính năng khác biệt với đối thủ có xu hướng giảm giá và gây ra biên lợi nhuận giảm dần. Do đó, các công ty cố gắng trì hoãn việc phổ thông hóa, càng lâu càng tốt, để duy trì sự đặc biệt trong dịch vụ, sản phẩm của họ.
Công ty có thể trì hoãn việc phổ thông hóa là bằng cách kết hợp các sản phẩm hoặc dịch vụ được thương mại hóa của mình với các dịch vụ liên quan, để tạo ra sản phẩm kết hợp độc đáo.
Ví dụ cụ thể các công ty truyền hình cáp thường kết hợp những thứ có tính phổ thông hóa, như điện thoại cố định kết hợp với các dịch vụ internet và truyền hình.
Đối với nhóm sản phẩm này, được kết hợp với giá hấp dẫn, có thể giúp một công ty làm giảm đi quá trình phổ thông hóa.
Các công ty cũng có thể trì hoãn việc phổ thông hóa bằng cách tiếp thị các sản phẩm với các mức độ khác nhau của dịch vụ sau khi mua hàng.
Ví dụ cụ thể các hãng hàng không thương mại như Delta Air Lines (DAL) và American Airlines (AAL) của Mỹ cung cấp cho thương nhân là thành viên cao cấp được tiếp cận phòng chờ sân bay tư nhân.
Tại một số địa điểm nhất định, thành viên cao cấp cũng có thể tận hưởng các đặc quyền như đồ ăn nhẹ cho người sành ăn, hỗ trợ du lịch cá nhân và phòng tắm vòi sen,
2.5. Lợi ích của phổ thông hóa cho người tiêu dùng:
Bởi vì bản thân các sản phẩm về cơ bản là giống hệt nhau, phổ thông hóa chỉ đơn giản là quá trình ra quyết định của người tiêu dùng: họ có thể mua hàng chỉ dựa trên giá cả.
Ví dụ cụ thể như một quả cam có giá 20 nghìn đồng tại một cửa hàng có thể có vị giống như một quả cam có giá chỉ 5 nghìn đồng mua từ một người bán hàng rong trên phố.
Khi các công ty cạnh tranh bán các sản phẩm phổ thông hóa, các chủ thể là người tiêu dùng có thể sẽ được hưởng các ưu đãi, cụ thể như bán hàng theo chủ đề ngày lễ, khuyến mãi, giao hàng miễn phí, tùy chọn thanh toán linh hoạt và bảo hành.