Suy thoái tăng trưởng là thuật ngữ mô tả tình trạng của một nề kinh tế. Được thể hiện thông qua tính chất của suy thoái và yếu tố tăng trưởng. Để tìm hiểu rõ hơn về thuật ngữ này cùng các đặc điểm của nó đối với nền kinh tế. Suy thoái tăng trưởng là gì? Đặc điểm và ý nghĩa.
Mục lục bài viết
1. Suy thoái tăng trưởng là gì?
Suy thoái tăng trưởng trong tiếng Anh là Growth Recession.
1.1. Khái niệm:
Suy thoái tăng trưởng mô tả một nền kinh tế đang phát triển, nhưng với tốc độ rất chậm. Thuật ngữ này mô tả cho hai trạng thái tăng trưởng và suy thoái. Với đặc điểm tăng trưởng được thể hiện cho hoạt động của nền kinh tế. Nền kinh tế này đang tăng trưởng, nghĩa là đang phát triển. Một nền kinh tế phát triển được mô tả với tốc độ tăng trưởng nhanh, mạnh hay chậm,..
Và với trạng thái của nền kinh tế này thì tốc độ tăng trưởng đang trong trạng thái suy thoái. Nghĩa là với chu kỳ hoạt động kinh tế, tốc độ tăng trưởng đang giảm xuống mức độ kém. Và duy trì như vậy mà không có sự cải thiện. Sự suy thoái này là giai đoạn sau khi nền kinh tế đã qua thời kỳ mà tốc độ tăng trưởng nhanh và mạnh.
Suy thoái tăng trưởng là khi một nền kinh tế đang phát triển. Nhưng việc phát triển lại chậm hơn tốc độ tăng trưởng bền vững dài hạn của nó. Trong các giai đoạn trước, nền kinh tế được kỳ vọng tạo ra nhiều giá trị hơn trong tương lai. Tuy nhiên trong các giai đoạn hiện tại, tốc độ tăng trưởng lại thể hiện sự trững lại và không có khởi sắc. Tuy nhiên, mức tăng trưởng kinh tế không thực sự xuống dưới mức 0. Nghĩa là khi tính toán các giá trị thu được trong hoạt động kinh tế vẫn là một giá trị lớn. Nó có tăng trưởng so với các giai đoạn trước đây. Nhưng các nhìn nhận thực tế không tạo ra nổi bật.
1.2. Đặc điểm của suy thoái tăng trưởng:
Suy thoái tăng trưởng là một khái niệm được đặt ra bởi nhà kinh tế học Solomon Fabricant, giáo sư tại Đại học New York. Để mô tả một nền kinh tế đang phát triển với tốc độ rất chậm. Đến mức mất việc làm nhiều hơn là có việc làm. Như vậy suy thoái tăng trưởng ngoài mô tả tình trạng của nền kinh tế còn phản ánh tình trạng mất việc làm của người lao động. Với các hoạt động trong kinh tế – xã hội, việc làm và lao động là hai khía cạnh phản ánh rất rõ rệt. Kinh tế không có sự tăng trưởng hoặc đang dậm chân tại chỗ ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu về việc làm. Với suy thoái tăng trưởng, tình trạng mất việc làm diễn ra phổ biến hơn là có việc làm.
Suy thoái tăng trưởng không đạt đến mức độ nghiêm trọng như suy thoái thực sự (Recession). Nhưng vẫn liên quan đến sự gia tăng thất nghiệp. Và thể hiện một nền kinh tế đang hoạt động dưới mức tiềm năng của nó. Hiện tượng gia tăng thất nghiệp diễn ra khi các hoạt động sản xuất hay kinh doanh không được thúc đẩy. Các doanh nghiệp muốn duy trì hoạt động cần cắt giảm các chi tiêu, cắt giảm lao động để thực hiện các mục tiêu tài chính.
Trong thực tế, với các doanh nghiệp sử dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt đống sản xuất. Giá trị trong GDP vẫn tăng nhưng các nhu cầu giải quyết việc làm cho lực lượng lao động lại giảm. Để không rơi vào tình trạng suy thoái tăng trưởng cần tăng các quy mô sản xuất và khối lượng cộng việc. Từ đó mà tăng nhu cầu việc làm cho người lao động với các vị trí chuyên môn và đòi hỏi về trình độ, kinh nghiệm.
2. Đặc điểm:
Suy thoái kinh tế là sự suy giảm đáng kể trong hoạt động kinh tế.
Sự suy giảm này diễn ra trong hơn một vài tháng. Với các hoạt động kinh tế trong các khoảng thời gian trước luôn có dấu hiệu tăng trưởng mạnh mẽ. Thể hiện bằng dấu mũi tên có chiều hướng phát triển đi lên. Nhưng khi xảy ra suy thoái tăng trưởng, các lợi ích đạt được không có đặc điểm nổi bật. Trong một thời gian dài, chiều hướng phát triển là mũi tên đi ngang. Nó đặt ra các biểu hiện trong sản xuất công nghiệp, việc làm, thu nhập thực tế và thương mại bán lẻ.
Biểu hiện trong sản xuất công nghiệp, việc làm, thu nhập thực tế và thương mại bán lẻ.
Với sản xuất công nghiệp. Các đơn hàng mới không có chiều hướng tạo ra giá trị lớn hơn trong các khoảng thời gian liên tiếp. Doanh thu và lợi nhuận thực tễ có thể tăng nhưng không đáng kể. Nó là dấu hiệu cho thấy hoạt động của doanh nghiệp đang ổn định. Nhưng mục tiêu tìm kiếm các giá trị lớn hơn trong lợi nhuận thì không được đề cập.
Với yếu tố việc làm. Nhu cầu việc làm không tăng thêm và còn có dấu hiệu giảm. Do các hoạt động kinh doanh đang bình ổn. Khi muốn thu về lợi nhuận nhiều hơn, công ty phải xem xét đến cắt giảm lao động.
Tuy nhiên, với thu nhập thực tế lại phát triển theo chiều hướng ngược lại. Những người may mắn có việc làm trong thời kì suy thoái tăng trưởng có thể có nguồn thu nhập thực tế cao hơn. Bởi họ được giữ lại cho những mục tiêu hoạt động ổn định. Khối lương công việc có thể nhiều hơn. Những người này thường có kinh nghiệm và trình độ nhất định. Họ được đánh giá cao hơn trong khả năng đem về thu nhập cho doanh nghiệp. Từ đó mà sức mạnh chi tiêu của họ cũng tăng lên. Khi mà các nhu cầu của họ đều được đáp ứng bằng nguồn thu nhập ổn định và có chiều hướng tăng.
Với thương mại bán lẻ. Các hoạt động bán lẻ thường diễn ra suy thoái kinh tế. Do hoạt động này khó có sự tăng trưởng mạnh mẽ và rõ rệt trong hoạt động kinh doanh. Nó cũng phụ thuộc vào thị trường, nhu cầu của người tiêu dùng và các giá trị mà doanh nghiệp tạo ra. Với các doanh nghiệp luôn có chiến lược tốt trong sản xuất, kinh doanh, marketing,… vẫn có thể tạo ra các tăng trưởng mạnh và ồn định.
Thay đổi cấu trúc trong nền kinh tế.
Thay đổi cấu trúc trong nền kinh tế có thể dẫn đến suy thoái tăng trưởng tạm thời. Các thay đổi trong cấu trúc nền kinh tế khiến các lao động chưa thực sự bắt nhịp và kết hợp hiệu quả. Trong thời gian đầu, việc thay đổi cấu trúc kinh tế khiến doanh nghiệp cần một thời gian để làm quen và điều chỉnh. Do đó mà các thay đổi trong đáp ứng nhu cầu việc làm vẫn có thể diễn ra. Cũng như thời gian đầu có thể các giá trị tạo ra chưa ổn định và bền vững. Do đó mà có thể dẫn đến sự suy thoái tăng trưởng tạm thời.
Giá trị tăng trưởng yếu đến mức thất nghiệp tăng và thu nhập giảm. Do đó tạo ra các điều kiện cảm giác tương tự như suy thoái kinh tế. Nhiều người không có việc làm và phải cắt giảm chi tiêu. Và kết quả là lạm phát sẽ diễn ra ở mức thấp.
3. Ý nghĩa:
Trên thực tế các ảnh hưởng cho kinh tế không quá nghiêm trọng.
Nó vẫn thể hiện hoạt động ổn định lợi nhuận và giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên không tạo ra nhiều giá trị hơn trong tương lai. Nếu tình trạng suy thoái tăng trưởng kéo dài, doanh nghiệp sẽ khó khăn trong mở rộng thị trường hay quy mô hoạt động kinh doanh. Biểu hiện suy thoái không gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng giống như suy thoái hoàn toàn. Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh không tạo nhiều bước đột phá. Hơn nữa, nó mang đến những ảnh hưởng gián tiếp trong hoạt động và nhu cầu phát triển kinh tế chung.
Tình trạng kinh tế tuy không gây tác động xấu về các khoản nỗ. Do hoạt đông của doanh nghiệp vẫn ổn định trong thu nhập. Các chi tiêu và các giá trị tạo ra vẫn được cân đối. Tuy nhiên lợi nhuận thu về không tăng hoặc tăng không đáng kể so với các giai đoạn trước. Các giá trị trong kinh tế không có khởi sắc, luôn tạo ra các giá trị như nhau. Kinh tế có tăng trưởng, nhưng với tốc độ ảm đạm trong thời gian dài. Hoạt động kinh doanh không xác định với hoạt động sản xuất và thúc đẩy kinh doanh. Do đó mà doanh nghiệp xác định một số lượng lao động với năng lực nhất định. Không tạo ra đủ việc làm để thu hút những người mới vào thị trường việc làm.
Ảnh hưởng đến lao động và việc làm.
Gây ra tình trạng thất nghiệp và không cân đối nhu cầu lao động với chỉ tiêu việc làm. Trong hoạt động doanh nghiệp xác định cắt giảm chỉ tiêu việc làm sẽ mang lại nhiều giá trị hơn trong doanh thu. Nó đồng nghĩa với việc trong tương lai gần, doanh nghiệp khó có khả năng thúc đẩy tăng trưởng, tìm kiếm vị thế mới. Lao động và việc làm chịu ảnh hưởng khiến nhu cầu của người dân đi xuống. Các đóng góp cho ngân sách giảm. Đây chính là biểu hiện tác động xấu đến kinh tế – xã hội.
Một quốc gia đang trong thời kì suy thoái tăng trưởng được biểu hiện thông qua. GDP vẫn tăng, nhưng không tạo ra tăng trưởng việc làm. Thậm chí số lượng người mất việc làm tăng nhanh. Để đáp ứng nhu cầu lao động và việc làm cho người dân, đòi hỏi các chiến lược và kế hoạch tăng cường kinh doanh hay sản xuất. Kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ sẽ gắn với nhu cầu việc làm ngày càng tăng.
Đánh giá phân tích.
Như vậy, suy thoái tăng trưởng là một giai đoạn trong phát triển nền kinh tế. Mặc dù những ảnh hưởng đến nền kinh tế không quá lớn. Nhưng đây cũng là một tác động cản trở đến chu kì phát triển kinh tế. Việc xác định các ảnh hưởng giúp nhà kinh tế đưa ra các phương hướng và giải pháp kịp thời trong khôi phục và phát triển hoạt động của doanh nghiệp.