Tổng thu nhập quốc dân là giá trị phản ảnh tổng giá trị thu nhập của một quốc gia. Bao gồm các thu nhập trong nước và thu nhập tạo ra ở nước ngoài. Trong đó, yếu tố quốc dân cho thấy đây là nguồn thu được tạo ra bởi người dân hay doanh nghiệp. Tổng thu nhập quốc dân là gì? Cách tính tổng thu nhập quốc dân?
Mục lục bài viết
1. Tổng thu nhập quốc dân là gì?
Tổng thu nhập quốc dân trong tiếng Anh gọi là: Gross national income – GNI.
Khái niệm.
Tổng thu nhập quốc dân (GNI) là giá trị thể hiện cho thu nhập của một quốc gia. Được tính bằng tổng số kiếm được của người dân và doanh nghiệp của một quốc gia. Trong một thời gian nhất định, thường được tính là một năm. Chỉ tiêu này được sử dụng để đo lường và theo dõi sự giàu có của một quốc gia từ năm này qua năm khác.
Các đóng góp trong nước làm lớn mạnh GDP, và kéo theo thu nhập bình quân đầu người tăng. Trong khi tất cả thu nhập sinh ra sẽ tạo sự khác biệt. Góp vào tổng thu nhập quốc dân và làm giàu có nền kinh tế đất nước. Phản ánh mức độ giàu có của một quốc gia.
Để tính tổng số tiền kiếm được trong tổng thu nhập quốc dân, phải tính tổng các giá trị kiếm được trên các thị trường. Với hoạt động trong nước, tổng giá trị tiền được thể hiện qua giá trị tổng sản phẩm quốc nội. Ngoài ra với hoạt động hội nhập kinh tế và tìm kiếm phát triển các thị trường mới. Các quốc gia còn thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh,… với các thị trường khác. Để thống kê phản ánh chính xác nhất giá trị tiền tổng thu nhập sẽ phản ánh bằng GNI. Con số này bao gồm tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia (GDP) cộng với thu nhập nhận được từ các nguồn ở nước ngoài.
Các chủ thể tham đóng góp trong tổng thu nhập quốc dân.
Trong quốc gia, các chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại, góp phần tăng giá trị tổng thu nhập quốc dân bao gồm:
– Người dân với các hoạt động có tính chất và quy mô nhỏ. Thực hiện các hoạt động kinh doanh chủ yếu với thị trường trong nước. Cũng như thực hiện bán buôn, bán lẻ với quy mô không quá lớn. Các chủ thể này thường hoạt động nhằm tìm kiếm thu nhập trực tiếp cho bản thân. Và sử dụng cho các nhu cầu chi tiêu gia đình. Ngoài ra còn thực hiện các hoạt động lao động với thị trường nước ngoài. Các chênh lệch trong giá trị tiền nhận được đóng góp vào GNI.
– Doanh nghiệp với các quy mô khác nhau. Như doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có quy mô lớn. Thông thường, các các doanh nghiệp quy mô lớn sẽ có nhiều thuận lợi hơn khi khai thác hoạt động đầu tư, kinh doanh ở thị trường nước ngoài. Doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu tập chung phát triển thị trường trong nước.
Tổng thu nhập quốc dân bao gồm:
Chi tiêu dùng cá nhân, tổng đầu tư của dân cư, chi tiêu dùng của chính phủ, thu nhập thuần từ tài sản ở nước ngoài (sau khi trừ các thuế), và tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu và trừ đi hai khoản: tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu và thuế gián thu.
GNI là một chỉ tiêu thay thế cho tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Để đo lường và theo dõi sự giàu có của một quốc gia. Nó cũng phản ánh chính xác hơn giá trị ở một số quốc gia. Do các giá trị thu nhập được tính toàn diện hơn. Bao gồm tất cả các giá trị tạo ra thu nhập ở các thị trường khác nhau. Không chỉ tính đến thu nhập ở thị trường trong nước.
Với GDP sẽ phản ánh các giá trị thu nhập mà thị trường trong nước mang lại. Nó chưa thể hiện toàn diện tất cả các thị trường có khả năng tạo ra nguồn thu thực tế. Hiện nay, khi đẩy mạnh hoạt động mở cửa thị trường. Các giá trị thu nhập từ các nguồn nước ngoài đang đóng góp một vai trò quan trọng cho tổng thu nhập quốc dân. Thể hiện thực tế các giá trị mà công dân và doanh nghiệp mang về cho đất nước.
Ví dụ, lợi nhuận của một công ty Mỹ hoạt động tại Anh sẽ được tính vào GNI của Mỹ và GDP của Anh.
Vai trò của GNI.
GNI là một trong những chỉ tiêu quan trọng. Dùng để đánh giá tăng trưởng kinh tế một cách đầy đủ và đo thực lực của một quốc gia. GNI thể hiện mức độ giàu có của một quốc gia. Bởi vì nó là giá trị được thể hiện toàn diện nhất. Việc so sánh các tổng thu nhập thực tế của các nước sẽ cho thấy nước nào có tiềm năng phát triển hơn. Hoặc xác định các nước phát triển với tổng thu nhập quốc dân lớn. Ngoài thu về lợi nhuận cho công dân, còn góp phần vào ngân sách quốc gia. Khi một quốc gia có tài chính vững vàng. Các nhu cầu được đáp ứng mạnh mẽ hơn. Các dự án mở rộng đầu tư và kinh doanh được mở rộng hơn. Nó giúp quốc gia có nhiều cơ hội hơn trong khai thác tiềm năng của thị trường.
Là cơ sở nghiên cứu đánh giá các mối quan hệ sản xuất, phân phối, thu nhập. Cũng như các mối quan hệ kinh tế vĩ mô khác trong nền kinh tế. GNI là được xác định là tổng thu nhập quốc dân đã trừ đi thuế gián thu và khấu hao.
2. Phương pháp tính tổng thu nhập quốc dân:
Tổng thu nhập quốc gia là chỉ tiêu phản ánh kết quả thu nhập được tạo ra từ các yếu tố sở hữu của một quốc gia. Tham gia vào hoạt động sản xuất trên các thị trường khác nhau. Có thể là lãnh thổ quốc gia đó hay ở nước ngoài trong một thời kì nhất định. Để thống kê và đánh giá hoạt động và chỉ tiêu, mục đích, thời gian được xác định thường là một năm.
Tổng thu nhập quốc gia (GNI) là chỉ tiêu cân đối của tài khoản phân phối thu nhập lần đầu. Do vậy, để tính chỉ tiêu này cần phải lập các tài khoản sản xuất và tài khoản tạo thành thu nhập. Hoặc phải xuất phát từ chỉ tiêu GDP và các chỉ tiêu có liên quan.
2.1. Theo giá hiện hành:
Theo cách hiểu đơn giản nhất đối với tính chất của GNI. Có thể thấy:
GNI = GDP + Thu nhập nhận được từ bên ngoài – Những khoản tương tự phải trả ra bên ngoài.
Trong đó:
– GNI là tổng thu nhập quốc dân.
– GDP là Tổng sản phẩm trong nước.
– Thu nhập nhận được từ các nguồn ở nước ngoài chủ yếu là lãi vay và cổ tức.
Hay cụ thể hơn, xác định GNI như sau:
GNI = GDP (Tổng sản lượng cả nước) + Lượng chênh lệch giữa mức lương giữa lượng nhận vào và lượng gửi ra + Chênh lệch giữa thu nhập sở hữu nhận được từ nước ngoài với thu nhập sở hữu trả cho nước ngoài.
Với các chênh lệch này được xác định nhằm tính các giá trị còn lại góp vào tổng thu nhập quốc dân. Đó là giá trị thu nhập có yếu tố nước ngoài được nhận về – Giá trị thu nhập phải trả ra bên ngoài.
Với xác định chênh lệch thông qua:
Lượng chênh lệch giữa mức lương giữa lượng nhận vào và lượng gửi ra: Là phần còn lại được cộng vào thu nhập của người dân. Là một nguồn của tổng thu nhập quốc gia. Thể hiện thông qua thù lao và các khoản thu nhập khác trả cho người lao động.
Chênh lệch giữa thu nhập sở hữu nhận được từ nước ngoài cùng với thu nhập sở hữu trả cho nước ngoài: Là kết quả của đơn vị và dân cư thường trú Việt Nam nhận được từ nước ngoài ( làm việc tại nước ngoài) – không thường trú tại Việt Nam. Thu nhập, chi trả sở hữu gồm các khoản lợi tức:
– Lợi tức đầu tư thu nhập và chi trả trực tiếp với nước ngoài.
– Lợi tức đầu tư được thu nhập và chi trả từ các loại giấy tờ có giá như: cổ phiếu, trái phiếu…
– Lợi tức được thu nhập và chi trả về thuê, mượn quyền sử dụng, sáng chế…
2.2. Theo giá so sánh:
Công thức tính:
Thu nhập quốc gia (GNI) theo giá so sánh = Thu nhập quốc gia (GNI) theo giá hiện hành năm báo cáo/ Chỉ số giảm phát GDP của năm báo cáo so với năm gốc so sánh.
Công thức này phản ánh sự so sánh về giá tri tổng thu nhập thực tế giữa hai năm khác nhau. Đại lượng này giúp quốc gia xem xét, đánh giá các đạt được của hiện tại so năm được dùng làm gốc để thực hiện so sánh. Từ đó nhằm xác định các lợi thế, hay các thách thức trong hoạt động kinh tế.
Khi muốn xác định các giá trị kinh tế quốc gia làm ra trong năm, ta sử dụng phương pháp tính theo giá hiện hành. Nó sẽ phản ánh mức độ giàu có của quốc gia. Khi muốn đưa ra so sánh nhằm phân tích, nghiên cứu; người ta dùng phương pháp tính theo giá so sánh. Nó sé phản ánh các giá trị chênh lệch so với GNI theo giá hiện hành. Các chênh lệch này tạo ra ý nghĩa lớn trong nghiên cứu, đánh giá của các chuyên gia kinh tế. Và phục vụ cho xây dựng chiến lược phát triển kinh tế bền vững, phát triển.
Bình luận phân tích.
Thông thường, phương pháp tính theo giá hiện hành được sử dụng phổ biến trên thực tế. Nó giúp phản ánh các tính chất của tổng thu nhập quốc dân. Ngoài ra cũng thể hiện các giá trị đại lượng liên quan một cách chi tiết và chính xác nhất.
Như vậy, tổng thu nhập quốc dân là đại lượng phản ánh cho kinh tế của một quốc gia. Cũng như đánh giá về giá về mức độ giàu có. Từ đó đưa ra các so sánh với các quốc gia khác. Hoạt động kinh tế được thực hiện cả ở thị trường nội địa và mở rộng ra các thị trường khác. Các giá trị này cũng phản ánh hiệu quả của hoạt động kinh tế. Giúp các quốc gia xác định mục tiêu chiến lược cho các giai đoạn tiếp theo.