Khoảng trống suy kiệt là một loại tín hiệu phân tích kỹ thuật. Đây là thuật ngữ được sử dụng trong xem xét và đánh giá đối với các biểu đồ giá mua bán trên thị trường. Nó được xem là một công cụ hữu hiệu khi quan sát về mức độ giá cả đối với các khoản đầu tư. Khoảng trống suy kiệt là gì? Ví dụ về Khoảng trống suy kiệt
Mục lục bài viết
1. Khoảng trống suy kiệt là gì?
Khoảng trống suy kiệt trong tiếng Anh là Exhaustion Gap.
1.1. Khái niệm:
Khoảng trống suy kiệt là một loại tín hiệu phân tích kĩ thuật. Trong đó, các khoảng trống tạo ra là vấn đề trong đánh giá và phân tích. Đặc thù được thể hiện với một mức giá giảm sau khi đã tăng nhanh trong vài tuần trước đó. Hiện tượng này được xem là một vấn đề tất yếu đối với các nhu cầu thực tế của người dùng.
– Với khoảng thời gian giá tăng nhanh, cung nhỏ hơn cầu. Khi hàng hóa khan hiếm hơn so với nhu cầu của thực tế. Người dùng tìm kiếm và sở hữu cho mình với lượng hàng hoa ít ỏi trên thị trường. Người bán khi này có được ưu thế hơn. Vì vậy, họ đẩy giá thi trường của sản phẩm hàng hóa nên cao. Xu hướng này vừa kích thích nhu cầu tiêu dùng. Vừa mang đến những khoản lợi nhuận lớn hơn cho người bán. Trong khoảng thời gia đó, khi các nhà đầu tư nhìn thấy tiềm năng đối với sản xuất và tiêu dùng. Nhiều doanh nghiệp tập chung nguồn lực và đẩy nhanh tiến độ hàng hóa sản xuất trong thời gian ngắn nhất.
Ban đầu, nó đáp ứng cho nhu cầu của người dùng trong khoảng cung nhỏ hơn cầu. Thời gian này giá của sản phẩm vẫn được đẩy lên cao. Nhiều nhà đầu tư và kinh doanh thu được các giá trị lợi nhuận khổng lồ.
– Khi đến một thời điểm nhất định, các sản phẩm bắt đầu có xu hướng xuất hiện trên nhiều thị trường khác nhau. Người mua đã đáp ứng đủ các nhu cầu trong tiêu dùng và tích trữ cần thiết. Mức giá không còn được đẩy lên cao hơn do thị trường đã có xu hướng bão hòa.
– Nhiều nhà kinh doanh cùng tập chung cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa. Lúc này, người mua có thể thấy các sản phẩm xuất hiện ở bất cứ nơi đâu trên thị trường. Điều này khiến họ có cho mình nhiều sự lựa chọn hơn. Các cơ sở kinh doanh cũng muốn sản phẩm được tiêu thụ nhanh chóng nhằm thu hồi nguồn vốn lớn đã bỏ ra cho tập chung sản xuất. Đó là lý do mà họ phải suy nghĩ đến việc giảm giá thành sản phẩm xuống mức cạnh tranh. Đây cũng là tất yếu dẫn đến giá thành sản phẩm có xu hướng giảm mạnh sau một khoảng thời gian tăng đỉnh điểm.
1.2. Hiện tượng khoảng trống suy kiệt:
Hiện tượng này là một xu hướng tất yếu đối với cung cầu trên thị trường. Do đó, các nhà phân tích thấy được rằng. Giá cả đang đi lên một cách đều đặn và đạt đến giới hạn lớn nhất về giá. Tức là diễn ra hiện tượng tăng giá mạnh trong khoảng vài tuần. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian thời gian này, giá sản phẩm lại giảm mạnh. Khi đó, nếu hình dung khoảng giá đi lên được nối liền theo hướng từ đáy lên đỉnh. Thì khoảng giảm giá lại không đi theo quy luật từ đỉnh hướng về phía đáy. Nó có một khoảng trống tạo thành giữa giá thành cao nhất với giá của hôm sau. Khoảng cách chênh lệch này khá lớn. Trong kinh tế, các chuyên gia đặt tên cho nó là khoảng trống suy kiệt.
Thường khoảng trống suy kiệt hay xảy ra trên các biểu đồ giá hàng ngày. Nó được vẽ trên các biểu đồ, nhằm thể hiện tính chất tăng giảm của giá cả. Hay chính là tăng, giảm về nhu cầu sở hữu hàng hóa của người tiêu dùng. Yếu tố suy kiệt cho thấy mức giá giảm xuống quá lớn so với khoảng thời gian đạt đỉnh về giá. Nó cũng phản ánh lượng hàng tồn quá lớn của các doanh nghiệp. Các khoảng trống tạo thành trên biểu đồ càng lớn, chứng tỏ chênh lệch giá càng lớn. Và cho thấy cung quá lớn trong khi cầu đang chững lại.
Như vậy có thể thấy được các hệ quả xảy ra như sau:
– Đánh dấu sự thay đổi tiềm năng từ xu hướng tăng sang xu hướng giảm. Ban đầu là nhu cầu tăng dẫn đến tập chung vào sản xuất tăng. Giá thành sản phẩm cũng tăng mạnh. Đây cũng là thời điểm mở ra đối với xu hướng giảm. Khi mà sản phẩm bão hòa trên thị trường, các nhu cầu không còn. Chuyển dịch xảy ra khi nhu cầu mua giảm mạnh dẫn đến giá thành giảm mạnh.
– Hệ quả đối với Khối lượng sản phẩm tăng và giá giảm xuống. Khi sản xuất được tập chung trong một thời gian ngắn. Nhiều doanh nghiệp tham gia với số lượng sản phẩm quá lớn. Nhu cầu mua không thể đáp ứng hết lượng sản phẩm. Hàng tồn kho với giá trị lớn đòi hỏi doanh nghiệp phải đưa ra giá cạnh tranh để bán được hàng. Giá giảm sâu gây ta khoảng giá chênh lệch lớn. Tạo ra khoảng trống suy kiệt.
– Khoảng trống suy kiệt là một tín hiệu giá báo hiệu sự kết thúc một động thái giá bền vững hoặc không ổn định. Đồng thời xác nhận một sự đảo chiều giá mới. Sự đảo chiều này là tất yếu đối với đòi hỏi của cân đối cung – cầu. Nó mang đến trạng thái cân bằng cho giá sản phẩm trên thị trường, tạo ra sự bình ổn trong một thời gian dài tiếp theo. Tuy nhiên, mức giá này vẫn được xác định trên nguyên tắc lợi nhuận. Tuy nhiên, lợi nhuận thu được đã giảm đáng kể.
Như vậy xu hướng tăng giá sẽ dừng lại tại thời điểm mức giá đạt đỉnh và người mua không còn nhu cầu. Người bán đã kiếm được lợi nhuận từ những lần tăng giá cổ phiếu trước đó.
Trong hoạt động đầu tư, Khoảng trống suy kiệt có ba đặc điểm sau:
– Giá cổ phiếu có xu hướng tăng trong vòng vài tuần hoặc vài tháng trước đó. Do nhìn thấy các tiềm năng trong đầu tư, các nhà đầu tư tập chung vào mua cổ phiếu. Trong khi lượng bán ra tại thời điểm đó có giới hạn. Do đó để sở hữu được cổ phiếu, các nhà đầu tư phải trả mức giá cao hơn. Tạo sự cạnh tranh mà đem lại các lợi nhuận lớn hơn cho bên bán. Các bên tìm kiếm và mua cổ phiếu khiến hoạt động giao bán có giá trị hơn. Giá cổ phiếu tăng mạnh trong một thời gian đến khi nó đạt giá trị lớn nhất. Các nhà đầu tư bắt đầu phải bỏ ra các khoản tài sản lớn để sở hữu cổ phiếu.
– Một khoảng cách khá lớn giữa giá chênh lệch tại hai thời điểm cạnh nhau. Đó là khi giá được đẩy mạnh khi nhu cầu mua quá lớn. Và lượng cung chưa đủ để đáp ứng hết cho những người cần. Khoảng trống này đem đến lợi nhuận khổng lồ cho người bán. Khoảng trống thứ hai là khoảng trống suy kiệt. Khi mà nhu cầu mua giảm mạnh. Trong khi lượng sản phẩm cung cấp ra thị trường tăng mạnh. Cung lớn gấp nhiều lần so với cầu. Giá sản phẩm bắt buộc giảm xuống mức cạnh tranh.
– Khối lượng giao dịch cổ phiếu ở trên mức trung bình trong ngày giao dịch hiện tại. Đó là thời điểm sau khi xuất hiện khoảng trống suy kiệt. Giá hàng hóa hay giá cổ phiếu giảm xuống mức bình ổn. Người bán lúc này chỉ tính toán đến thu hồi vốn và hưởng một khoản lợi nhuận nhất định. Do đó mà giá cả khi đó được cân bằng trên mức trung bình.
Khi ba thành phần này đều tồn tại trong mô hình giá hai ngày, nó thường được gọi là khoảng trống cạn kiệt. Và các nhà phân tích kỹ thuật kỳ vọng rằng tín hiệu này ngụ ý rằng giá sẽ có xu hướng thấp hơn trong những ngày và tuần tới. Sở dĩ có phân tích này vì bản dựa trên bản chất tiêu dùng của thị trường. Khi giá sản phẩm bình ổn và nhu cầu mua không còn. Hàng hóa tồn kho quá lớn đòi hỏi bên bán phải tiếp tục giảm giá để kích thích tiêu dùng. Chỉ có như vậy họ mới có thể nhanh chóng thu hồi vốn.
2. Ví dụ về Khoảng trống suy kiệt:
Năm 2019, lượng khẩu trang sản xuất trên thị trường bình ổn với nhu cầu tiêu dùng nhất định. Khi xuất hiện đại dịch Covid-19 vào cuối năm, nhu cầu mua khẩu trang sử dụng và dự trữ của người tiêu dùng tăng mạnh. Ban đầu, khi nhu cầu này bắt đầu được đẩy lên, các nhà bán lẻ có xu hướng tăng giá thành sản phẩm. Nhu cầu càng được đẩy mạnh dẫn đến khan hiếm về hàng hóa. Các doanh nghiệp bắt đầu tập chung khai thác tiềm năng trên các sản phẩm hàng hóa này.
Nhu cầu mua hàng vẫn tăng, kéo theo giá cả tăng nhanh. Đến một thời điểm nhất định khi khẩu trang xuất hiện ở rất nhiều địa điểm bán lẻ, mặt hàng này trở lên dễ kiếm hơn. Đó cũng là lúc người tiêu dùng đã mua đủ để sử dụng và tích trữ. Giá cả hàng hóa tăng đến đỉnh và dừng lại. Các thị trường khó khăn hơn trong việc tìm kiếm khách hàng. Trong khi lượng hàng hóa đang tồn kho quá lớn. Nó đòi hỏi sự giảm mạnh về giá cả bình ổn để kích thích tiêu dùng. Sự chênh lệch giá cả này xuất hiện hiện tượng khoảng trống suy kiệt.
Xu hướng diễn ra.
Xu hướng cung cầu được thể hiện ở đây như sau. Hàng hóa khan hiếm -> Nhu cầu quá lớn -> Giá cả hàng hóa được đẩy mạnh -> Sản xuất được tăng cường, lượng hàng hóa được đẩy mạnh sản xuất với số lượng lớn -> Bán ra thị trường với giá cả cao -> Đến khi giá đạt đỉnh (Giá cao nhất đối với sản phẩm hàng hóa) -> Sản phẩm và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm bão hòa -> Giảm giá đột ngột kích thích tiêu dùng.
Như vậy, khoảng trống suy kiệt phản ánh một sự thay đổi đáng kể từ xu hướng mua sang bán. Với đầu tư, khoảng trống suy kiệt thường đi cùng hiện tượng cầu đối với cổ phiếu đó giảm xuống. Như vậy, khi giá cả đẩy lên đến một giới hạn lớn nhất, cũng là lúc nhu cầu mua giảm mạnh. Hàm ý của tín hiệu này là xu hướng tăng giá có thể sớm đến hồi kết. Khi đó, không những giá không thể giữ bình ổn, mà còn phải giảm sâu để kích thích tiêu dùng.