Chính sách tích lũy và tiêu dùng là một chính sách được thực hiện đối với chi tiêu ngân sách nhà nước. Thể hiện bằng việc xác định chi tiết nội dung chính sách. Định hướng đối với quá trình tích lũy và tiêu dùng hiệu quả. Chính sách tích luỹ và tiêu dùng là gì? Các bộ phận của chính sách tích luỹ và tiêu dùng.
Mục lục bài viết
1. Chính sách tích luỹ và tiêu dùng là gì?
Chính sách tích luỹ và tiêu dùng là một bộ phận trong chính sách cơ cấu kinh tế của Nhà nước. Là tổng thể những quan điểm, hình thức, nguyên tắc, công cụ và giải pháp mà Nhà nước vận dụng để điều chỉnh mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng. Đảm bảo cho nền kinh tế quốc dân phát triển cân đối với tốc độ hợp lí, tránh khủng khoảng. Vừa giải quyết được vấn đề kinh tế, vừa giải quyết được các vấn đề xã hội và môi trường.
Tích lũy và tiêu dùng có mối liên hệ với nhau. Muốn thực hiện các hoạt động tiêu dùng, bắt buộc phải được đáp ứng bằng nguồn ngân sách. Vậy nếu không có tích trữ thì sẽ không có tài sản để dùng trong mục đích nhất định. Với các khoản thu ngân sách được sử dụng hết sau đó mà không được tích lũy sẽ bị phân bổ lãng phí, gây thất thoát. Khi cần không có ngân sách đáp ứng sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động cụ thể được thể hiện trong kế hoạch chi tiêu ngân sách. Nhiều hoạt động như vậy không được tiến hành sẽ ảnh hưởng trực tiếp, cản trở sản xuất, kinh doanh,… dẫn đến suy thoái kinh tế.
Phân tích khái niệm.
Nhắc đến chính sách phải được thể hiện thông qua hệ thống các quan điểm, hình thức, nguyên tắc, công cụ và giải pháp để hướng đến tích lũy ngân sách. Các yếu tố được thể hiện đầy đủ và toàn diện trong nội dung của chính sách. Tích lũy là hoạt động góp lại, giữ lại tài sản, tiềm bạc. Qua thời gian kết quả của tích lũy là giá trị của tài sản nhiều lên, đầy hơn. Càng thực hiện tích lũy nhiều tài sản thì ngân sách càng đảm bảo cho các nhu cầu dự phòng. Các chính sách tích lũy phải được lập cùng với kế hoạch chi ngân sách hay phân bổ ngân sách quốc gia. Các hoạt động này tạo căn cứ rất lớn cho hoạt động sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách quốc gia.
Như vậy, chính sách tích lũy và tiêu dùng mang đến ý nghĩa trong hoạt động và duy trì các khoản chi tiêu quốc gia. Nó tạo ra các ảnh hưởng nhất định với công dân trong quyền và nghĩa vụ với nhà nước. Các chính sách cần được thực hiện theo lộ trình cụ thể. Hoạt động sử dụng có hiệu quả vì lợi ích quốc gia.
2. Các bộ phận của chính sách tích luỹ và tiêu dùng:
Tích lũy và tiêu dùng có sự tác động và ảnh hưởng đến ý nghĩa của hoạt động còn lại. Có thể thấy với chính sách này, định hướng cho hai nội dung cụ thể. Chính sách tích luỹ và tiêu dùng bao gồm hai bộ phận chính:
2.1. Chính sách tích luỹ:
Chính sách tích lũy là đưa ra hệ thống các giải pháp, phương hướng, nguyên tắc trong hoạt động để thực hiện tích lũy tài sản. Mà cụ thể trong trường hợp này là tích lũy ngân sách quốc gia. Gồm những quan điểm, giải pháp mà Nhà nước áp dụng. Nhằm điều chỉnh quy mô và tích luỹ xã hội theo định hướng chiến lược của nền kinh tế. Đảm bảo cân đối với quy mô tiêu dùng. Các hoạt động tích lũy sẽ thể hiện tiềm năng khi tham gia vào hoạt động kinh tế. Việc sử dụng ngân sách như thế nào, chiến lược ra sao sẽ đặt câu hỏi cần tích lũy ngân sách như thế nào.
Quan điểm trong tích lũy.
Tích lũy ngân sách là hoạt động cần thiết. Do các mục tiêu phát triển quốc gia đòi hỏi đáp ứng trong khoa học – kỹ thuật; Các công trình công cộng,.. Đòi hỏi các khoản chi lớn trong đầu tư, thực hiện dự án. Cùng với các khoản chi thường xuyên rất đa dạng. Thứ hai, việc tích lũy phát huy tác dụng khi đất nước đối mặt với các khó khăn làm kinh tế ảnh hưởng nghiêm trọng (như đại dịch, các cuộc khủng hoảng kinh tế;…). Nếu không có ngân sách tích lũy sẽ không thể xoay sở với các khó khăn trước mắt cũng như khắc phục và ổn định, phát triển kinh tế lâu dài. Quan điểm này giúp thuyết phục về tầm quan trọng trong tích lũy ngân sách.
Tích lũy là tầm nhìn và sự chuẩn bị của người có chiến lược xa. Trong hoạt động phát triển kinh tế đất nước cũng vậy. Nếu không có sự chuẩn bị chắc chắn, về cả tiềm lực kinh tế thì sẽ dẫn đến gián đoạn các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vừa thực hiện công việc, vừa tìm kiếm nguồn cung sẽ không khả thi, không hiệu quả và chuyên nghiệp. Với một đất nước, các sự chuẩn bị phải là đầy đủ nhất.
Hình thức tích lũy.
Các tài sản không phải cứ quy đổi ra tiền và để cất gọn không sử dụng đến mới được coi là tích lũy. Có thể thực hiện các chiến lược tích lũy tạo sự an toàn, bền vững. Chính sách xác định hình thức tích lũy thông qua dạng tích lũy tiền mặt, dạng tài sản không tiêu hao. Hay cả các khoản tiết kiệm tạo lợi nhuận cũng đang được tích lũy. Các tài sản đang tạo ta giá trị hằng ngày một cách ổn định, ít rủi ro và hiệu quả đều có thể được xem là đang tham gia vào tích lũy.
Tích lũy cũng được thể hiện khi nhà nước thực hiện các khoản thu ngân sách. Các khoản chi thường xuyên được đảm bảo sử dụng bằng ngân sách. Số còn lại sẽ tham gia vào đầu tư và tích lũy. Các đầu tư trong nhu cầu công, xây dựng hay mua sắm thiết bị, đầu tư khoa học – kỹ thuật cũng được xem là các khoản tích lũy giá trị cho tương lai.
Nguyên tắc tích lũy.
Có thể xem xét đến việc xác định giá trị ngân sách cho từng giai đoạn thời kỳ kinh tế cụ thể. Đối với các giai đoạn có nhiều nguồn thu, có thể xác định phần giá trị nhất định cho khoản tích lũy. Xây dựng đại lượng về giá trị ngân sách tích lũy trong điều kiện kinh tế bình thường. Đại lượng này được xác định dựa trên yếu tố đề phòng rủi ro với các quốc gia nhất định. Với các nước có tiềm lực kinh tế mạnh, khả nang tích lũy của họ cũng cao hơn. Đây cũng là một đặc điểm khi xem xét nguyên tắc trong tích lũy.
Có thể đặt ra các mốc thời gian hay các khoảng thời gian để thực hiện hoạt động đắp một phần ngân sách hiện có cho tích lũy. Xây dựng các khung chi tiết để ngân sách tích lũy luôn được củng cố và mạnh lên qua thời gian. Các ngân sách tích lũy nếu được dùng phải tìm các khôi phục và bù đắp ngay sau đó.
Công cụ giúp xác định chính sách tích lũy.
Để xác định được chính sách tích lũy, có thể dựa trên các báo cáo tài chính. Hay căn cứ vào các khoản thu ngân sách, khoản chi thường xuyên để nắm rõ các khoản ngân sách chi không thường xuyên trong các giai đoạn nhất định. Đây là căn cứ quan trọng xác định các khoản chi mà tại thời điểm lập kế hoạch chi các quốc gia chưa xác định được. Nó là căn cứ để giá trị tích lũy của quốc gia không nên bị giới hạn.
2.2. Chính sách tiêu dùng:
Gồm những quan điểm, giải pháp được Nhà nước áp dụng. Nhằm điều chỉnh mức độ tiêu dùng của xã hội cho phù hợp với tốc độ và quy mô của tích luỹ, của sản xuất. Chính sách được đưa ra đảm bảo cho hoạt động tiêu dùng đúng mục đích, đạt hiệu quả. Đảm bảo cuộc sống cho xã hội. Để thực hiện được mục tiêu, cần xem xét dưới các khía cạnh.
Quan điểm trong tiêu dùng.
Nhu cầu tiêu dùng là đòi hỏi của mỗi quốc gia. Bao gồm các tiêu dùng với nhiều mục đích phát triển khác nhau. Như tiêu dùng cho phát triển cơ sở hạ tầng. Cho hoạt động nghiên cứu khoa học – kỹ thuật. Cho mục đích quốc phòng và an ninh quốc gia. Cho các hoạt động mua bán của các cơ quan,… Gọi chung là các hoạt động nhằm xác định các lợi ích lâu dài, bền vững. Ngoài ra tiêu dùng cũng được thực hiện trong các hoạt động thường xuyên. Các hoạt động này được thống kê chi tiết cho kế hoạch chi tiêu ngân sách ở các đơn vị hành chính.
Hình thức tiêu dùng.
Có hai nhóm hình thức chính được quy định với chính sách về tiêu dùng. Đó là hoạt động chi tiêu thường xuyên. Và các hoạt động chi tiêu bất thường. Được thực hiện với những chi tiêu không được dự liệu từ trước. Các chi tiêu này cần được đánh giá về mức độ, tính chất đối với lợi ích khi thực hiện. Bởi càng thực hiện ít các hoạt động chi tiêu bất thường, quốc gia càng nắm rõ được vấn đề tài chính của mình. Dễ dàng xác định và đánh giá các diễn biến và nắm bắt hoạt động kinh tế.
Tiêu dùng có thể được thực hiện với các hoạt động tạo ra giá trị trước mắt. Tức là nhanh chóng thu hồi vốn cà tìm kiếm lợi nhuận. Hoặc có thể diễn ra với hoạt động không nhìn thấy lợi ích trước mắt. Tuy nhiên, nó tạo ra các lợi ích, giá trị bền vững thúc đẩy các hoạt động kinh tế. Như việc đầu tư vào các dự án khoa học, nghiên cứu, dự án bảo vệ môi trường hay đầu tư vào giao thông vận tải.
Nguyên tắc tiêu dùng.
Nguyên tắc được xác định. Dùng cho các hoạt động chi thường xuyên và chi bất thường. Các khoản chi này phải được căn cứ trên kế hoạch thu – chi được lập từ trước. Kèm theo các nguyên tắc phân bổ ngân sách theo cấp chính quyền hay theo vùng lãnh thổ. Được xem là chính sách mang tính chiến lược. Khi ngân sách được phân bổ hợp lý, các đơn vị hành chính nhỏ hơn phải lập các kế hoạch chi tiêu cụ thể cũng như tích lũy các ngân sách còn lại.