Tranh chấp đầu tư quốc tế là những tranh chấp với tính chất nghiêm trọng. Xảy ra giữa các quốc gia hoặc tổ chức quốc tế khi tham gia trong hoạt động đầu tư. Tranh chấp đầu tư quốc tế là gì? Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.
Mục lục bài viết
1. Tranh chấp đầu tư quốc tế là gì?
Tranh chấp đầu tư quốc tế – danh từ, trong tiếng Anh tạm dịch là International Investment Disputes.
1.1. Khái niệm:
Tranh chấp về đầu tư quốc tế (ĐTQT) là những tranh chấp về quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động đầu tư mang tính chất quốc tế. Tính chất quốc tế được thể hiện khi có tranh chấp đầu tư diễn ra giữa hai hay nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế tham gia vào hoạt động đầu tư. Các tranh chấp này được thể hiện hết sức đa dạng. Qua đó cũng thấy được tính chất và mức độ nghiêm trọng khi xem xét đến tranh chấp đầu tư mang tính chất quốc tế.
Các tranh chấp diễn ra khi có sự không đảm bảo về quyền lợi hay nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đầu tư. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của nhà đầu tư hay tính chất thực hiện của hoạt động quốc tế. Do đó mà các bên không tiếp tục thực hiện các giai đoạn đầu tư. Các hoạt động bị gián đoạn và quan tâm đến việc đòi lại các quyền và lợi ích cơ bản. Các tranh chấp này diễn ra với tính chất quốc tế. Do đó, một quốc gia thành viên không có quyền sử dụng hệ thống pháp luật nước mình áp đặt nên quốc gia khác. Để hoạt động đầu tư được thực hiện với các ý nghĩa của nó. Một trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế ra đời.
Các tranh chấp quốc tế phát sinh trong hoạt động đầu tư ảnh hưởng rất lớn đến các yếu tố:
– Hoạt động hợp tác lâu dài, bền vững và toàn diện giữa các quốc gia.
– Ảnh hưởng trực tiếp đối với lợi ích phát sinh đối với khoản đầu tư của quốc gia hay doanh nghiệp của một quốc gia…
Có thể kể đến một số tranh chấp xảy ra như sau:
– Tranh chấp giữa nhà nước nơi tiếp nhận đầu tư và nhà đầu tư từ quốc gia khác. Phát sinh trên cơ sở Điều ước quốc tế (ĐƯQT) về đầu tư.
– Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước. Cụ thể liên quan đến hoạt động đầu tư phát sinh trên cơ sở hợp đồng. Thỏa thuận hay luật quốc gia của nước tiếp nhận đầu tư.
– Tranh chấp giữa các quốc gia liên quan đến giải thích, thực hiện các ĐƯQT về đầu tư,…
Các tranh chấp này đều có tính chất phức tạp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều phương diện.
1.2. Một số quy định về tranh chấp đầu tư quốc tế được ghi nhận tại Việt Nam:
Việt nam là quốc gia cũng tham gia vào nhiều hoạt động đầu tư quốc tế. Trong đó có các hoạt động đầu tư với chủ thể là quốc gia. Ngoài ra còn có các doanh nghiệp mở rộng thị trường. Thực hiện các hoạt động đầu tư ra các thị trường khác tìm kiếm lợi nhuận. Do đó, để giải thích đối với các tranh chấp đầu tư quốc tế, Chính phủ có quy định cụ thể đối với giải thích khái niệm. Ghi nhận trong Quyết định Số: 14/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ. Ban hành quy chế phối hợp giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. Nội dung quy định:
Tranh chấp đầu tư quốc tế là tranh chấp phát sinh từ việc nhà đầu tư nước ngoài kiện Chính phủ, Nhà nước Việt Nam hoặc cơ quan nhà nước, tổ chức được cơ quan nhà nước ủy quyền thực hiện chức năng quản lí nhà nước (sau đây gọi chung là cơ quan nhà nước) theo một trong các trường hợp sau:
– Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư hoặc hiệp định thương mại hoặc điều ước quốc tế khác có qui định về bảo hộ đầu tư mà Việt Nam là thành viên (sau đây gọi chung là hiệp định đầu tư), trong đó có qui định về việc giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế tại trọng tài quốc tế;
– Hợp đồng, thỏa thuận giữa cơ quan nhà nước Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có qui định cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng, thỏa thuận này là trọng tài quốc tế.
2. Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế:
Tranh chấp đầu tư quốc tế gây ra các tác động đến nhiều lĩnh vực. Bao gồm hoạt động đầu tư, phát triển kinh tế xã hội,.. Ảnh hưởng đến các chủ thể khác nhau tham gia đầu tư quốc tế. Như Các doanh nghiệp thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Các quốc gia chịu ảnh hưởng từ tranh chấp,… Do đó mà cần thiết có sự xuất hiện của Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.
Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế (International Centre for Settlement of Investment Disputes – ICSID).
Cơ quan này được thành lập bởi Ngân hàng Thế giới. Trên cơ sở Công ước 1965 về Giải quyết tranh chấp đầu tư giữa các quốc gia và công dân của các quốc gia khác nhau. Công ước này đã được 135 quốc gia phê chuẩn. ICSID có trụ sở đặt tại Washington D.C. Chủ tịch Trung tâm là Chủ tịch đương nhiệm của Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế (IBRD). Trung tâm có một Hội đồng quản trị và một Ban thư kí. Bên cạnh đó là một danh sách các hoà giải viên và một danh sách các Trọng tài viên.
Với đa số các quốc gia trên thế giới phê chuẩn. Các giải quyết tranh chấp được tiến hành dễ dàng và linh động hơn. Để thuận tiện trong điều tra, giải quyết, quá trình tố tụng không nhất thiết phải diễn ra tại trụ sở chính.
Như vậy, với sự đồng ý thành lập một trung tâm giải quyết tranh chấp. Giúp các quốc gia nhanh chóng giải quyết và khắc phục các hậu quả. Cũng như khi có một tổ chức đứng ra phân giải, các giải quyết sẽ được tiến hành nhanh chóng. Đem lại hiệu quả cao hơn. Đặc biệt, các kết luận cuối cùng được đưa ra bởi trung tâm giải quyết tranh chấp giúp tạo chìa khóa cho các quốc gia hóa giải tranh chấp. Từ đó mà các ý nghĩa của hoạt động đầu tư được thể hiện.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của ICSID.
Trung tâm có thẩm quyền giải quyết đối với mọi tranh chấp pháp lí nảy sinh trong hoạt động đầu tư mang tính chất quốc tế. Có thể kể đến ba trường hợp phổ biến trong phần 1. Nhìn chung đó là tranh chấp giữa một nước kí kết và công dân của một nước kí kết khác. Khi các bên tranh chấp thoả thuận bằng văn bản đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết ở Trung tâm. Trung tâm tiếp nhận các yêu cầu dưới dạng văn bản và tổ chức xem xét. Khi các bên đòi thoả thuận thì không bên nào được đơn phương rút bỏ thoả thuận đó. Đây là tính chất nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên khác khi xác định có tranh chấp đầu tư xảy ra.
Hội đồng quản trị của Trung tâm bao gồm đại diện của các nước kí kết – mỗi nước một đại diện. Trong trường hợp đại diện vắng mặt tại một kì họp hoặc không có khả năng giữ vai trò của người đại diện thì có thể cử người khác thay thế.
Cơ chế giải quyết tranh chấp của ICSID.
Mục đích chính của Trung tâm này là khuyến khích sự tin cậy lẫn nhau. Cũng như hòa giải cho các nhà đầu tư. Nhằm đẩy mạnh quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đây là công cụ hiệu quả để một quốc gia thu hút vốn đầu tư, phát triển kinh tế đất nước. Các ý nghĩa trong hoạt động đầu tư quốc tế được thiết lập lại. Bao gồm các tính chất mang đến lợi nhuận cho các nhà đầu tư của quốc gia. Đem đến phát triển kinh tế ổn định và bền vững cho các quốc gia. Đặc biệt hơn là sự thể hiện của một trung tâm đứng ra điều phối, cân đối cho các hoạt động đầu tư mang tính chất quốc tế.
Cơ chế chính được thực hiện là tiến hành các hoạt động xác minh thông tin một các toàn diện. Thông qua cung cấp từ các quốc gia cá liên quan trong tranh chấp đầu từ. Kèm theo các chứng cứ xác thực được tìm kiếm và xác minh. Trung tâm thực hiện các hoạt động liên quan trong hòa giải, phân xử. Và cuối cùng là việc đưa ra phán quyết dành cho các bên liên quan. Khi đã thỏa thuận gửi yêu cầu giải quyết đến trung tâm các cá nhân hay tổ chức phải tôn trọng phán quyết cuối cùng này. Cũng như việc phải thực hiện phán quyết trên thực tế nhằm đảm bảo cho hoạt động đầu tư mang tính chất quốc tế. Và đảm bảo tính chất uy nghiêm, các phán quyết của trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.
Kết luận nội dung.
Như vậy tranh chấp đầu tư quốc tế gây ra các ảnh hưởng đến các quốc gia, và cả những chủ thể tham gia vào hoạt động đầu tư quốc tế. Do tính chất phức tạo của hoạt động đầu tư quốc tế mà các ảnh hưởng của tranh chấp càng lớn. Với nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tranh chấp. Để có thể hạn chế cũng như đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động đầu tư, cần thiết có sự xuất hiện của một trung tâm giải quyết. Nhằm đem đến các lợi ích chính đáng cho các bên tham gia vào thi trường đầu tư quốc tế.