Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là một thuật ngữ được dùng trong lĩnh vực kinh tế. Gắn với mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành phù hợp với nhu cầu của đất nước. Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là gì? Nhiệm vụ
Mục lục bài viết
1. Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là gì?
Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong tiếng Anh tạm dịch là Economic Restructuring Plan.
1.1. Hiểu trong phạm vi rộng:
Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là một bộ phận cấu thành hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Đây là bước tiến thể hiện yếu tố kinh tế được chuyển dịch. Các ngành kinh tế mới và tiềm năng được xác định là ngành trọng điểm của quốc gia. Yếu tố tiềm năng được xem xét trên các góc độ khác nhau tác động nên giá trị ngành đó đem về cho đất nước. Kế hoạch này xác định các mục tiêu, chỉ tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành cần đạt tới trong kì kế hoạch. Gắn với kế hoạch tăng trưởng kinh tế và các giải pháp chính sách nhằm thực hiện các mục tiêu đặt ra.
Kinh tế gắn bó và tác động chặt chẽ với các yếu tố xã hội. Ngành kinh tế phù hợp với đất nước được chú trọng đầu tư và phát triển góp phần tăng GDP. Từ đó mà giá trị đời sống của con người được cải thiện. Cả về trình độ lao động lẫn các nhu cầu được đáp ứng. Đời sống xã hội cũng trở nên phong phú hợn.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là mục tiêu tất yếu đặt ra.
Phát triển các ngành kinh tế trọng điểm giúp tăng giá trị kinh tế nhanh chóng. Thể hiện hiệu quả của hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức khi phải tiếp cận và đẩy mạnh hoạt động của ngành nghề chưa có nhiều va chạm.
Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế đề ra các mục tiêu cần đạt. Thông qua việc thực hiện các bước tiến ổn định và lâu dài. Các bước tiến nhỏ phải phát huy được tác dụng. Với các mục tiêu chung được thực hiện qua từng bước và giai đoạn cụ thể. Dó đó mà ở một bước hoạt động nhất định xảy ra vấn đề cũng giúp việc cải thiện và đưa ra giải pháp nhanh chóng và hiệu quả hợn.
1.2. Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhìn theo phạm vi hẹp:
Đó là việc xác định ngành nghề trọng điểm sẽ tập chung phát triển trong tương lai. Đưa ra các chính sách cần thiết để tác động lên ngành nghề đó. Bên cạnh tập chung cho chuyển dịch cơ cấu ngành, cần đảm bảo các ngành nghề khác vẫn phải được chú trọng đầu tư và đem đến giá trị nhất định.
Như vậy, với nhiệm vụ đặt ra cần thực hiện hiệu quả kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhưng phải đảm bảo cho hoạt động của các ngành nghề khác không bị kìm lại.
Như vậy, phải đặt ra các tiêu chí cơ bản cho tỉ trọng các ngành trong từng thời kỳ, giai đoạn. Xác định tỉ trọng của mỗi ngành cần đạt được trong tổng GDP kì kế hoạch. Từ đó mà có các điều chỉnh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp. Các chỉ tiêu trong kế hoạch cần đảm bảo phản ánh đúng xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành đặt ra. Và phản ánh đúng trình độ phát triển của nền kinh tế cần hướng tới.
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế không đồng nghĩa với tăng hay giảm sản lượng và giá trị sản phẩm mà một ngành tạo ra trong thực tế.
Ví dụ có thể hiểu như. Với mục đưa ngành dịch vụ phát triển hơn trong tương lai.
– Năm 2019, trong cơ cấu kinh tế. Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng 34% (giá trị doanh thu 34.000 USD). Công nghiệp và dịch vụ có tỉ trọng 40% (giá trị doanh thu 40.000 USD).
– Năm 2020, trong cơ cấu kinh tế. Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng 40% (giá trị doanh thu 80.000 USD). Công nghiệp và dịch vụ có tỉ trọng 30% (giá trị doanh thu 60.000 USD).
Có thể thấy, Sự chuyển dịch về cơ cấu ngành kinh tế thành công khi không ảnh hưởng đến các giá trị cơ bản của các ngành nghề thiết yếu khác. Đời sống vẫn ổn định và phát triển hơn.
2. Nhiệm vụ:
Để thực hiện kế hoạch theo đúng lộ trình và cho ra hiệu quả. Các hoạt động thực hiện phải dựa trên các mục tiêu ngắn hạn để đạt được hiệu quả theo nội dung và theo lộ trình phù hợp. Bên cạnh đó xác định các tiềm lực và các mục tiêu cho hoạt động lâu dài. Các chuyển dịch ngành trong cơ cấu kinh tế được phản ánh thông qua tỉ trọng GDP có sự thay đổi. Mục đích đặt ra đạt được khi tỉ trọng GDP với ngành cần đẩy mạnh hoạt động tăng.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế không những phản ánh sự chuyển mình của hoạt động kinh tế. Nó còn là sự đáp ứng các đòi hỏi của xã hội. Bao gồm nhu cầu thực tế đối với hoạt động, dịch vụ cung cấp cho nhân dân. Hay sự tham gia của nguồn nhân lực, dẫn đến các sự huy động hay điều chỉnh kịp thời. Các yếu tố về đáp ứng của xã hội với ngành nghề đang được tập chung phát triển.
Sự đa dạng và khác nhau trong đáp ứng xã hội của mỗi quốc gia tạo nên xác thuận lợi và trở ngại nhất định. Do đó mà kế hoạch được đặt ra phải có sự đa dạng và linh hoạt. Mặc dù xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành là mang tính chất quy luật khách quan. Nhưng trong thực tế không có một mô hình chuyển dịch chung cho tất cả các nước. Xây dựng kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế với các nhiệm vụ cơ bản được xác định theo thứ tự là:
– Xác định các điều kiện, yếu tố và quan điểm chi phối sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Mỗi thời kỳ nhất định lại phản ánh kết quả của hoạt động trong giai đoạn nhất định. Nên kết quả chuyển dịch cần được so sánh giữa các giai đoạn và so sánh với thực trạng ban đầu khi chưa triển khai kế hoạch. Nhằm xác định những hiệu quả đạt được. Cùng các nhân tố tạo ảnh hưởng tích cực, tiêu cực cho hoạt động.
Đánh giá xu hướng chuyển dịch quá khứ được so sánh với kỳ gốc. Từ đó xem xét các thực trạng cơ cấu ngành kinh tế tại thời điểm làm kế hoạch (kì gốc). Các hoạt động cần tiến hành bao gồm: điều tra, khảo sát, dự báo diễn biến cung, cầu thị trường, sự phát triển khoa học công nghệ, phân công lao động, các yếu tố nguồn lực,…
Đây chính là cơ sở để đưa ra các hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Từ đó xác định được các yếu tố nhất định sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch. Yếu tố cản trở kế hoạch cần được loại bỏ để đem đến hiệu quả cho từng giai đoạn. Góp phần thực hiện thành công kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
– Xác định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Đây và việc xác định ngành trọng điểm để phát triển kinh tế trong tương lai. Hướng chuyển dịch được cụ thể hóa bằng các chỉ tiêu phản ánh quan hệ tỉ lệ giữa các ngành. Các ngành hiện tại đang có tỉ lệ như thế nào trong phản ánh GDP. Qua đó hướng chuyển dịch được thực hiện trong ngắn hạn hay dài hạn. Đảm bảo phù hợp với xu thế biến đổi chung. Cũng như phản ánh được đặc điểm của nền kinh tế trong những điều kiện cụ thể.
Đặc biệt là khi các ngành kinh tế được chuyển dịch cơ cấu cần phù hợp với thực trạng của đất nước. Với các đòi hỏi chung của xã hội. Có thể dựa trên xem xét với nguồn nhân lực và trình độ của lực lượng lao động có đáp ứng không. Nhu cầu của người dân có tăng cao khi một ngành kinh tế được thúc đẩy phát triển không. Hay các tiềm lực có sẵn và phản ánh xã hội có phù hợp hay không. Các khả năng tài chính cũng là yếu tố quan trọng khi xác định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Xác định cơ cấu vốn đầu tư và cơ cấu lao động nhằm đảm bảo được cơ cấu đầu ra theo hướng đã xác định.
– Đề xuất các chính sách, giải pháp kinh tế – xã hội cần thiết:
Các chính sách hay giải pháp này được thực hiện khi các chuyển dịch cơ cấu dẫn đến các thay đổi. Trong khi con người thích nghi với các thay đổi này, kế hoạch cần được thực hiện linh hoạt và đi đúng hướng. Chính sách đưa ra để hướng dẫn hoạt động nền kinh tế. Phù hợp đáp ứng được các yêu cầu sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Do đòi hỏi chung về sự chuyển dịch trên sự ổn định xã hội cần thực hiện dài hạn. Các kế hoạch được đề ra vì vậy mà phải được xác định lộ trình với các mục tiêu cụ thể. Trong khoảng thời gian này, cần thúc đẩy các tiềm lực về tài chính. Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nhân lực đáp ứng đòi hỏi trong tình trạng mới. Yêu cầu về ổn định xã hội cũng góp phần ổn định về kinh tế. Các sự thay đổi sẽ diễn ra một cách tự nhiên nhất. Từ đó mà mục đích được thể hiện với hiệu quả là cao nhất.
Kết luận về nhiệm vụ thực hiện:
Như vậy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là nhu cầu tất yếu. Tuy nhiên, kế hoạch thực hiện phải linh hoat dựa trên thực tế của từng vùng và từng quốc gia. Chuyên dịch phù hợp, hiệu quả không những giúp quốc gia trong tiềm lực kinh tế. Mà còn đáp ứng đòi hỏi khi tham gia hòa nhập kinh tế thế giới.