Chứng khoán là một thuật ngữ đã xuất hiện từ rất lâu và cũng được sử dụng rất phổ biến xung quanh chúng ta. Các sàn giao dịch chứng khoán đóng góp những vai trò và ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển của các quốc gia. Chính vì thế mà QFII trở nên quan trọng.
Mục lục bài viết
1. Khái quát về sàn chứng khoán:
Trước tiên chúng ta cần có cái nhìn khái quát về chứng khoán. Ta có thể hiểu chứng khoán là một bằng chứng xác nhận sự sở hữu hợp pháp của người sở hữu đó với tài sản hoặc phần vốn của công ty hay tổ chức đã phát hành. Chứng khoán có thể là hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hay dữ liệu điện tử.
Chứng khoán hiện nay sẽ bao gồm các loại như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ,… Chứng khoán cũng được coi là một phương tiện hàng hóa trừu tượng có thể thỏa thuận và nó cũng có thể thay thế được, đại diện cho một giá trị tài chính cụ thể.
Sàn chứng khoán được hiểu là nơi diễn ra giao dịch, trao đổi, mua/bán các loại chứng khoán. Không những thế, sàn chứng khoán cũng là đơn vị trung gian thực hiện những hoạt động niêm yết, phát hành, thu hồi chứng khoán, thanh toán các khoản lợi nhuận và chi phí phát sinh.
Chứng khoán được giao dịch trên sàn chứng khoán sẽ bao gồm các loại cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, những sản phẩm tài chính được cho phép.
Trong đó, cổ phiếu và trái phiếu là hai sản phẩm phổ biến hơn cả tại thị trường chứng khoán. Các chủ thể là nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu của một công ty được coi là người góp một phần vốn vào công ty đó, các chủ thể đó sẽ nhận được lợi nhuận/rủi ro đi cùng với các hoạt động kinh doanh của công ty đó. Trái phiếu được hiểu là một loại giấy ghi nợ, có tính an toàn hơn so với cổ phiếu, đơn vị phát hành có nghĩa vụ phải trả đúng số tiền theo ký ước. Tuy nhiên, với trái phiếu, lợi nhuận của các chủ thể sẽ ổn định và có thể không cao như những biến động của cổ phiếu.
Sàn chứng khoán cũng có vai trò quan trọng đối với từng đối tượng cũng như tổng quan nền kinh tế của các quốc gia, cụ thể như sau:
– Vai trò của sàn chứng khoán đối với các doanh nghiệp, công ty, đơn vị: Sàn chứng khoán đối với các doanh nghiệp, công ty, đơn vị sẽ là trung tâm để họ kêu gọi vốn cho tổ chức của mình. Nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng để các đơn vị hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau có thêm kinh phí để phát triển, đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường giá trị cho công ty nói riêng và cho nền kinh tế nói chung.
– Vai trò của sàn chứng khoán đối với nhà đầu tư: Sàn chứng khoán cũng chính là phương tiện trung gian, giúp các chủ thể là nhà đầu tư hiện thực hóa việc bỏ tiền mua chứng khoán với mục đích sinh lời. Không những thế, sản chứng khoán được tạo ra cũng cung cấp những thông tin hữu ích, yếu tố đảm bảo quyền đầu tư và tư vấn kỹ càng cho những người tham gia.
– Vai trò của sàn chứng khoán đối với nền kinh tế: Sản chứng khoán đóng vai trò là vị trí lưu chuyển dòng tiền, điều hướng về địa chỉ có nhu cầu, tận dụng những nguồn tài nguyên để giúp doanh nghiệp phát triển sản xuất, giúp các chủ thể là nhà đầu tư có lợi nhuận. Từ đó, góp phần quan trong sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế nói chung.
2. Chương trình QFII:
2.1. Khái niệm chương trình QFII:
QFII được hiểu là một chương trình cho phép các chủ thể là nhà đầu tư nước ngoài được cấp phép chỉ định tham gia vào các sàn giao dịch chứng khoán của Trung Quốc đại lục.
Chương trình QFII đã được Trung Quốc giới thiệu vào năm 2002 nhằm để cung cấp cho các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài quyền giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán ở Thượng Hải và Thâm Quyến.
Trước khi chạy chương trình QFII, các nhà đầu tư từ các quốc gia khác không được phép mua hoặc bán cổ phiếu trên các sàn giao dịch của Trung Quốc do sự kiểm soát vốn chặt chẽ của quốc gia này.
Chương trình QFII là viết tắt của cụm Qualified Foreign Institutional Investor, ta có thể tạm dịch là Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài đủ năng lực.
2.2. Đặc điểm của chương trình QFII:
Định mức của chương trình QFII được đặt ở mức 80 tỉ đô la vào tháng 4/2012, một thập kỉ sau khi chương trình này được khởi động. Tính đến tháng 4/2018, có đến gần 300 tổ chức ở nước ngoài đã nhận định mức với tổng trị giá khoảng 100 tỉ đô la.
Định mức này đã được cấp bởi Cơ quan quản lí Ngoại hối Nhà nước (SAFE) của Trung Quốc, và định mức này cũng có thể được thay đổi bất kì lúc nào để đáp ứng với điều kiện kinh tế và tài chính hiện tại của đất nước.
Loại hình đầu tư có thể được giao dịch như một phần của hệ thống QFII bao gồm các loại sau đây: cổ phiếu niêm yết (nhưng không bao gồm cổ phiếu có nguồn gốc nước ngoài), trái phiếu kho bạc, trái khoán công ty, trái phiếu chuyển đổi và các công cụ tài chính khác được Ủy ban Quản lí chứng khoán Trung Quốc (CSRC) phê duyệt.
Để các chủ thể được chấp nhận là nhà đầu tư có giấy phép, một số điều kiện tiên quyết cần phải được các chủ thể đó đáp ứng đầy đủ theo quy định. Những điều kiện được xác định bởi loại nhà đầu tư tổ chức nào xin cấp giấy phép, chẳng hạn như công ty quản lí quỹ hoặc các doanh nghiệp bảo hiểm.
Ví dụ cụ thể như: các công ty quản lí quý sẽ cần phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm quản lí tài sản và ít nhất 5 tỉ đô la tài sản đang quản lí trong năm kế toán gần nhất. Một lượng ngoại tệ nhất định, được chuyển và chuyển đổi sang nội tệ, cũng bắt buộc để phê duyệt.
Với sự ra mắt của chương trình QFII, các chủ thể là nhà đầu tư tổ chức được cấp phép có thể mua và bán cổ phiếu A có mệnh giá nhân dân tệ (đây là cổ phiếu của các công ty có trụ sở tại Trung Quốc đại lục). Các công ty nước ngoài bị hạn chế tiếp cận với các cổ phiếu này bởi một định mức quy định. Định mức quy định này được sử dụng để nhằm mục đích điều chỉnh lượng tiền mà các nhà đầu tư được cấp phép có thể đầu tư vào thị trường vốn của Trung Quốc.
Trong đó, cụ thể thì cổ phiếu Trung Quốc loại A được hiểu như sau:
– Cổ phiếu Trung Quốc loại A (gọi tắt là cổ phiếu A) được hiểu là cổ phiếu chứng khoán của các công ty có trụ sở tại Trung Quốc đại lục, giao dịch trên hai Sàn chứng khoán Trung Quốc là Sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải (SSE) và Sàn giao dịch chứng khoán Thâm Quyến.
– Trong quá khứ, cổ phiếu sẽ chỉ mua được bởi công dân đại lục do những hạn chế của Trung Quốc đối với các chủ thể đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, kể từ năm 2003, các tổ chức nước ngoài khi được chọn đã có thể mua các cổ phiếu này thông qua hệ thống Đầu tư tổ chức nước ngoài đủ năng lực (QFII).
– Được thành lập vào năm 2002, chương trình QFII ra đời đã cho phép các chủ thể là nhà đầu tư quốc tế được cấp phép mua và bán trên các sàn giao dịch chứng khoán của Trung Quốc đại lục. Cổ phiếu A còn được gọi là cổ phiếu trong nước vì nó sử dụng đồng Nhân dân tệ Trung Quốc (RMB) để định giá.
Như vậy, từ những phân tích nêu trên, ta nhận thấy, chương trình QFII đã được chính phủ Trung Quốc triển khai vào năm 2002, chương trình Nhà đầu tư Tổ chức Nước ngoài Đủ điều kiện (QFII) đã cho phép một số chủ thể là nhà đầu tư quốc tế được cấp phép có cơ hội đầu tư vào các sàn giao dịch chứng khoán của Trung Quốc.
Chương trình QFII ra đời đã cho phép các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài mua và bán cổ phiếu “A” bằng đồng nhân dân tệ của các công ty Trung Quốc.
Một chương trình tương tự như QFII, chương trình Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài đủ điều kiện của Renminbi (RQFII) áp dụng ít hạn chế hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài và giúp đầu tư trực tiếp vào thị trường vốn trong nước của Trung Quốc dễ dàng hơn.
Những quy tắc mới khiến chương trình QFII trở nên hấp dẫn hơn:
Cho đến những năm gần đây, các tổ chức nước ngoài khi tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán hoặc trái phiếu của Trung Quốc thông qua chương trình QFII chỉ có thể chuyển vốn về nước tối đa 20% khoản đầu tư mỗi tháng.
Ngoài ra, mỗi lần người tham gia QFII tìm cách chuyển tiền ra khỏi Trung Quốc, thì các chủ thể này đều sẽ bị ngăn chặn bởi một hạn chế không được rút vốn trong 3 tháng. Tuy nhiên, điều này hiện đã thay đổi.
Kể từ giữa tháng 6/2018, Trung Quốc đã nâng cả trần chuyển tiền 20% và thời hạn không được rút vốn trong vòng 3 tháng đối với tất cả những người tham gia QFII mới và cũ. Giống như là một sự khích lệ được bổ sung, lần đầu tiên Trung Quốc cho phép các chương trình QFII thực hiện lập hàng rào để quản lí rủi ro ngoại hối.