Trong hoạt động cung cấp hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa luôn có những thay đổi. Để điều chỉnh cung, cầu giúp cân đối tiêu dùng đưa đến nhiều lợi ích và ý nghĩa riêng cho kinh doanh. Ngoài ra cũng tạo những ảnh hưởng nhất định cho nền kinh tế. Cung vượt cầu là gì? Nguyên nhân gây ra cung vượt cầu và ví dụ thực tế.
Mục lục bài viết
1. Cung vượt cầu là gì?
Cung vượt cầu trong tiếng Anh là Oversupply.
Khái niệm
Cung được hiểu là lượng sản phẩm được cung cấp ra thị trường. Trong khi cầu là nhu cầu thực tế và sức mua của người tiêu dùng.
Cung vượt cầu là số lượng thừa quá mức của một sản phẩm chưa được thị trường tiêu thụ. Kết quả xảy ra là cầu thấp hơn cung. Nhìn vào hoạt động của một doanh nghiệp, hàng tồn kho của doanh nghiệp quá lớn. Và chưa xác định được thời điểm thu về giá trị cũng như tìm kiếm lợi nhuận trên sản phẩm.
Nói một cách đơn giản, tình trạng cung vượt cầu là khi có nhiều sản phẩm để bán hơn là nhu cầu sẵn sàng mua của mọi người. Các sán phẩm được tung ra thị trường quá nhiều dẫn đến không tiêu thụ hết được. Nguyên nhân chính là nhu cầu thực tế của người dùng không thể sử dụng hết sản phẩm trong thời gian nhất định. Hoặc người tiêu dùng không có nhu cầu cao trong việc sử dụng các sản phẩm đó trên thực tế.
Đặc điểm
Thứ nhất, số lượng hàng hóa được sản xuất lớn hơn mức tiêu thụ thực tế.
Thứ hai, hàng hóa sản xuất ra không được thị trường tiêu thụ trong khoảng thời gian dài.
Thứ ba, lâu dần trở thành sản phẩm ít chức năng, công dụng do yêu cầu đòi hỏi của thị trường ngày một cao.
Thứ tư, người bán, nhà sản xuất gặp khó khăn trong bán sản phẩm, thu hồi vốn và tìm kiếm lợi nhuận.
Thứ năm, doanh nghiệp khó khăn trong xoay vòng vốn, sử dụng lợi nhuận thu được cho các hoạt động khác. Gây ảnh hưởng đến phân bố hàng hóa trên thi trường và nền kinh tế nói chung.
2. Nguyên nhân gây ra cung vượt cầu:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng cung vượt cầu có thể xảy ra. Dựa vào thực tế có thể kể ra các lý do sau:
Thứ nhất, nguyên nhân chủ quan từ phía nhà sản xuất.
Khi cho ra mắt các sản phẩm ra thị trường, một đòi hỏi dành cho nhà sản xuất là tìm hiểu thị hiếu của người mua. Việc tham khảo nhu cầu thực tế giúp các sản phẩm của họ được khách hàng tiếp nhận. Cùng với xác định lượng hàng hóa sản xuất trong một thời gian nhất định. Xác định lộ trình phân phối sản phẩm cũng rất quan trọng. Yếu tố thị hiếu được xác định như:
– Đối tượng người dùng, độ tuổi, giới tính,…
– Sản phẩm có đáp ứng được mục đích sử dụng của khách hàng không?
– Các chức năng của sản phẩm có đa dạng không?
– Sản phẩm có nhỏ gọn, tiện lợi cho mục đích cất giữ, mang theo hay không?
-Các sở thích về màu sắc, hình dáng, chất liệu, độ bền, đẹp,…
Như vây, sự chủ quan được thể hiện thông qua việc nhà sản xuất hiểu sai hoàn toàn nhu cầu sử dụng sản phẩm của thị trường. Các công tác tìm hiểu thị trường không được diễn ra. Một phần do quá tự tin với sản phẩm của mình. Trong khi thực tế khách hàng hoàn toàn không tin dùng sản phẩm.
Thứ hai, do mọi người đồng loạt chờ đợi một mô hình cải tiến mới của sản phẩm.
Ví dụ điển hình cho nguyên nhân cung vượt cầu trong trường hợp này có thể kể đến như: việc chờ đợi các dòng điện thoại thông minh đời mới từ một nhà sản xuất nào đó.
Mặc dù nhu cầu sở hữu và sử dụng một mặt hàng nào đó của mọi người rất cao. Tuy nhiên, các sở thích của con người luôn hướng đến sản phẩm chất lượng, hiện đại, hợp thời nhất. Do đó một nhãn hàng có rất nhiều sản phẩm với mẫu mã đa dạng nhưng không được người dùng đón nhận.
Hay một điển hình khác, thị trường có nhiều nhãn hàng cùng tập chung sản xuất một loại sản phẩm, luôn cho ra mắt các sản phẩm mới. Nhưng sức ảnh hưởng của những nhãn hàng này không đủ để thu hút sự quan tâm của khách hàng. Họ chờ đợi các các mô hình cải tiến mới của nhãn hàng yêu thích và bỏ quên sự tồn tại của các mô hình cũ. Đây là lý do phổ biến để sản phẩm tồn tại trên thị trường rất lâu nhưng không được tiêu thụ.
Thứ ba, giá dịch vụ hoặc sản phẩm quá cao so với nhu cầu tiêu dùng.
Cung vượt cầu cũng có thể xảy ra trong tình huống giá hàng hóa hoặc dịch vụ quá cao. Mọi người đơn giản là không sẵn sàng mua với giá đó. Viêc ứng dụng sản xuất các mặt hàng trên thực tế phụ thuộc vào hai yếu tố chính:
– Nhu cầu của khách hàng.
– Chất lượng đi đôi với giá cả.
Hai yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu có nhu cầu cao trong việc tiêu dùng sản phẩm phục vụ cho cuộc sống, thì có hai trường hợp đặt ra:
– Sản phẩm phục vụ nhu cầu tốt, chất lượng phù hợp với túi tiền: khách hàng tập chung khai thác giá trị sản phẩm và lựa chọn mua vào sản phẩm.
– Không phù hợp với nhu cầu thực tế của người dùng. Nhu cầu không quá cao cho việc sử dụng sản phẩm. Nếu giá thành hợp lý có thể mua sử dụng để đa dạng cuộc sống và có nhiều trải nghiệm mới. Việc nhà sản xuất quá tập chung dùng một giá trị cao để đầu tư vào nguyên vật liệu, hình thức mà không tập chung tạo đa dạng về công dụng sản phẩm, đưa đến tính hữu ích sẽ không thỏa mãn được người dùng. Giá thành sản phẩm quá cao trong khi không thực sự cần thiết sẽ không thể bán được hàng.
Kết quả chung cho các nguyên nhân trên đều là, cung vượt cầu dẫn đến việc sản xuất thừa. Kết quả là tích lũy hàng tồn kho không bán được. Như vậy nhu cầu thực tế và giá cả ảnh hưởng trực tiếp đến quy luật cung cầu. Các giá trị này có mối tương quan mạnh mẽ với nhau.
Phân tích nguyên nhân
– Khi giá quá cao, nhu cầu mua và sử dụng sản phẩm sẽ giảm xuống.
Số lượng hàng hóa tồn kho, không bán được sẽ tăng.Để khắc phục hậu quả đó, nhà sản xuất bắt buộc phải đưa ra các chính sách về trợ giá sản phẩm, giảm giá hàng hóa hoặc tạm dừng sản xuất. Giảm giá sản phẩm là cách rõ ràng nhất để đối phó với tình trạng cung vượt cầu. Đây cũng là cách duy nhất để giải quyết hàng tồn, thu hồi vốn nhanh chóng, tối đa hóa lợi nhuận.
Thực tế diễn ra là một sản phẩm càng tồn tại lâu trên thị trường do không đem lại giá trị thực tế với người mua, thời gian càng lâu thì càng mất giá trị. Giảm giá không ảnh hưởng đến lãi ròng của người bán. Người bán có thể có những thỏa thuận chia sẻ mất mát đó với nhà sản xuất.
– Một vấn đề lưu ý đối với các sản phẩm hàng hóa, tiêu dùng chỉ có thể bảo quán và sử dụng ngắn ngày.
Nếu không được tiêu thụ sớm sẽ gây ra tốn kém với chi phí cho công tác bảo quản. Với diễn biến xấu hơn, hang hóa có thể bị giảm chất lượng hoặc hỏng trước khi thị trường kịp thời tiêu thụ sản phẩm đó. Bao nhiêu hàng hóa có thể được bảo quản và tích trữ trước khi nó được bán tại bất kì mức giá nào thị trường sẽ trả. Bởi vì sản xuất không phải quá trình đơn giản.
Tất nhiên, nếu sản xuất bị kìm hãm quá nhiều, thị trường sẽ không được cung cấp đủ và đầu tư nhiều hơn sẽ chảy về phía sản xuất. Đây là một trong nhiều lí do mà nhiều mặt hàng có biểu đồ giá bùng nổ và suy thoái theo chu kì.
3. Ví dụ thực tế:
Tình trạng cung vượt cầu và tác động của nó đến mất cân bằng thị trường được hiểu rõ nhất thông qua một ví dụ.
Giả sử với thị trường sản xuất ồ ạt và luôn cải tiến các thiết bị điện tử như hiện nay. Các sản phẩm điện thoại thông minh luôn được ưu tiên với các mẫu mã và chức năng mới nhất. Giá của một chiếc điện thoại với hai chức năng chính là nghe và gọi là 200.000 VNĐ. Nhà sản xuất tạo ra 1000 chiếc điện thoại nhằm cung cấp ra thị trường bán lẻ. Nhưng nhu cầu thực tế của thị trường chỉ cần 300 chiếc. Trong tình huống như vậy, người bán phải tìm cách bán 700 chiếc điện thoại chưa có người mua. Cung vượt cầu 700 đơn vị khiến thị trường điện thoại cũ mất cân bằng. Nhà sản xuất và người bán hàng cần thực hiện các chính sách phù hợp điều chỉnh quy luật cung cầu.
Bình luận
Vì họ không thể bán tất cả các sản phẩm điện thoại với mức giá mong muốn là 200.000 VNĐ. Người bán phải cân nhắc việc giảm giá để khiến sản phẩm hấp dẫn hơn đối với người mua. Nhu cầu sử dụng điện thoại của người tiêu dùng thực tế rất cao. Nên khi giá của chúng được giảm xuống một mức hợp lý sẽ kích thích hoạt động mua bán diễn ra mạnh hơn.
Nhà sản xuất mong muốn bán hết số điện thoại tồn kho để thu hồi vốn và tìm kiếm lợi nhuận nhanh chóng. Sau đó là kết thúc việc sản xuất các sản phẩm đó. Để phản ứng với việc giảm giá sản phẩm, nhu cầu của người tiêu dùng tăng lên và các nhà sản xuất cắt giảm sản xuất. Cuối cùng, thị trường sẽ đạt được giá và lượng ở mức cân bằng. Với điều kiện bỏ qua các yếu tố bên ngoài.
Như vậy, khi diễn ra tình trạng cung vượt cầu trong một thời gian dài và có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Nhà sản xuất và người bán hàng cần đưa ra các chính sách phù hợp, kịp thời nhằm đưa quy luật cung cầu trở về trạng thái cần bằng. Đây cũng là xu thế của thị trường và thực tế sản xuất, tiêu thụ hàng hóa hiện nay.