Tổn thất tải trọng là một nội dung liên quan trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, buôn bán. Đây là các hoạt động gắn bó chặt chẽ trong đời sống sinh hoạt của con người. Nó gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đối với nhà sản xuất, người tiêu dùng và cả Chính phủ.
Mục lục bài viết
1. Tổn thất tải trọng là gì?
Tổn thất tải trọng được hiểu trong tiếng Anh là Deadweight-loss.
Khái niệm
Tổn thất tải trọng được hiểu cơ bản là tổn thất của người bán và người mua trên một thị trường. Các giá trị được được xem là phần thặng dư mà người tiêu dùng mất đi. Tuy nhiên nguồn thu của chính phủ hay một tổ chức liên quan lại không tăng.
Thông thường trong một hoạt động có yếu tố kinh doanh, các giá trị thặng dư tạo ra trong hoạt động kinh doanh cũng mang lại cho Chính phủ một giá trị thặng dư nhất định. Do Chính phủ được nhận các khoản nghĩa vụ về thuế mà cá nhân, tổ chức thực hiện.
Tuy nhiên khi xảy ra tổn thất tải trọng, không có thặng dư được tạo ra. Đồng nghĩa với việc không một nhà sản xuất nào hay chính phủ được hưởng. Bởi nếu các tổn thất trên thực tế quá lớn, người mua và người bán đều không nhận được giá trị mà họ mong muốn. Khi đó giao dịch trên thực tế không được tiến hành.
Hiểu cơ bản, nếu không phải thực hiện các nghĩa vụ, giá trị thặng dư mà các bên nhận về là phù hợp với khả năng và đòi hỏi của họ. Tuy nhiên nghĩa vụ được đặt ra. Do đó mà có thể họ sẽ không nhận được bất cứ giá trị thặng dư nào. Tổn thất tải trọng cũng phát sinh từ đó.
Tổn thất tải trọng xuất hiện khi:
– Thị trường cạnh tranh bị độc quyền hóa. Một bên trong quan hệ mua bán xác định giá trị thặng dư họ muốn nhận. Áp đặt các giá trị lên hàng hóa quá lớn. Các bên còn lại không có khả năng tham gia. Do nếu tham gia, họ không nhận được giá trị thặng dư. Nói cách khác, các giá trị bỏ ra để mua về sản là không xứng đáng với lợi ích họ mong muốn.
– Hoặc khi chính phủ áp dụng các chính sách can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh tế. Ví dụ chính sách thương mại. Đó là việc chính phủ áp nghĩa vụ thuế trong hoạt động kinh doanh qua lớn so với phần giá trị thặng dư các bên có thể sẽ được nhận. Bởi theo tính toán, sau khi trừ các nghĩa vụ thuế, hoạt động giao dịch ảnh hưởng lớn đến giá trị mà các bên nhận được.
2. Phân tích tổn thất tải trọng về thuế:
Nguồn gốc trực tiếp của tổn thất tải trọng: Thuế gây ra tổn thất tải trọng vì nó ngăn không cho người bán và người mua thực hiện một phần mối lợi từ thương mại. Như đã đề cập, do giá trị thuế quá lớn làm ảnh hưởng đến lợi ích trực tiếp của các chủ thể liên quan. Các giá trị thặng dư được xác định trước không diễn ra trên thực tế. Đặc biệt đối với nhà sản xuất mục đích tìm kiếm và tối đa hóa lợi nhuận được đặt lên hàng đầu.
Trong nhiều trường hợp, rất khó để hai bên trong quan hệ hợp đồng cùng nhận được lợi ích sau khi thực hiện nghĩa vụ thuế. Do đó mà giao dịch không được tiến hành nữa. Các bên từ bỏ hợp đồng và không có được bất kì thu nhập nào. Như vậy, giá trị thặng dư của hai bên mất đi. Chính phủ cũng mất đi thặng dư nhờ vào giá trị nghĩa vụ thuế.
2.1. Có thể hiểu dựa trên ví dụ đơn giản như:
Một người làm nghề dịch vụ. Hoạt động dịch vụ của họ bị áp thuế 300.000 Vnđ cho mỗi giao dịch phát sinh. Khách hàng sử dung ít dịch vụ cho nên với giao dịch này, họ chỉ có thể nhận được giá trị thặng dư là 200.000 Vnđ. Như vậy, nếu tiến hành giao dịch thì sau khi trừ các nghĩa vụ thuế phải nộp, người này không nhận được bất kỳ khoản lợi ích nào. Thêm vào đó, họ còn phải dùng đến khoản tiền khác để đủ đóng thuế. Do đó họ quyết định không xác lập giao dịch với khách hàng nữa. Việc này gây ra các tổn thất nhất định với họ. Và còn gây ra tổn thất khi Chính phủ không thu được giá trị thặng dư trong trường hợp đó.
2.2. Phân tích tổn thất trọng tải do thuế:
Với giá trị thặng dư được xác định bao gồm tổng:
Thặng dư = Thặng dư người tiêu dùng + Thặng dư nhà sản xuất + Thặng dư của chính phủ
– Phương trình xác định giá trị tổn thất tải trọng do thuế:
Tổn thất tải trọng do thuế = Thặng dư trước khi đánh thuế – Thặng dư sau khi đánh thuế
Cùng xem xét sự thay đổi của các thặng dư trước và sau khi có thuế. Từ công thức trên có thể thấy, trước khi đánh thuế thặng dư có thể thu được sẽ lớn hơn sau khi đánh thuế. Các giá trị mất đi khiến các bên trong quan hệ hợp đồng có sự nghiên cứu, xem xét giá trị mà hợp đồng mang lại. Nếu giá trị nhận được sau đánh thuế là xứng đáng họ mới tiếp tục thực hiện hợp đồng.
Tổn thất tải trọng do thuế là giá trị mất đi mà chính các chủ thể và nền kinh tế nói cung đều phải chịu thiệt hại. Các tổn thất này gây ra ảnh hưởng đến tài chính, kinh tế các đối tượng chính tham gia trong hợp đồng. Nó còn khó khăn trong giải quyết hàng tồn kho hoặc tìm kiếm lợi nhuận của các nhà đầu tư. Với chính phủ, việc khó nhận được các giá trị thặng dư thuế khiến ngân sách không tăng. Do đó mà cũng ảnh hưởng đến các khoản chi thường xuyên.
Cùng làm rõ một số khái niệm:
– Thặng dư người tiêu dùng
Thặng dư người tiêu dùng = Số tiền họ sẵn sàng trả cho một loại hàng hóa – Số tiền họ thực sự trả.
Khi tìm được một đối tác với giá cả hợp lý, người tiêu dùng đã thu được một giá trị thặng dư nhất định. Với nhu cầu sở hữu hàng hóa, họ sẵn sàng bỏ ra một giá trị để trao đổi. Tuy nhiên, trên thực tế họ mua được sản phẩm với mức giá rẻ hơn mong đợi. Hoặc họ thỏa thuận được giá cả hợp lý với người bán. Do đó giá trị thặng dư được tạo ra đối với bên mua trong hợp đồng.
Giá trị thặng dư người tiêu dùng không được xác định cụ thể với lãi mà họ thu được sau giao dịch. Tuy nhiên đây là việc đảm bảo quan hệ mua bán diễn ra theo ý muốn và đem về cho họ những lợi ích nhất định. Với họ đó là các lợi ích xứng đáng được nhận.
– Thặng dư nhà sản xuất
Thặng dư nhà sản xuất = Số tiền họ nhận được – Chi phí sản xuất.
Thặng dư nhà sản xuất được hiểu là số tiền chênh lệch của giá trị hàng hóa mang lại cho chủ sở hữu trừ đi số tiền mà chủ sở hữu đã chi ra dùng trong việc sản xuất ra loại hàng hóa đó.
Các hoạt động để tạo ra sản phẩm phải tiêu tốn một giá trị nhất định. Đó được gọi là chi phí sử dụng cho sản xuất. Các chi phí này bao gồm: Tiền nhân công; tiền vật liệu; tiền dùng trong gia công, chế tác; tiền bảo quản; chi phí vận chuyển,…
Sau khi thành công bán được sản phẩm cho người tiêu dùng, giá trị họ thu về phải lớn hơn số tiền bỏ ra sẽ được xác định là kinh doanh có lãi. Trong trường hợp này, phần giá trị chênh lệch được gọi là lợi nhuận nhà sản xuất tạo ra. Để xác định là thực tế khoản tiền lợi nhuận này là bao nhiêu, ta có thể áp dụng công thức tính thặng dư đối với nhà sản xuất.
Nếu chỉ nhìn trên tính chất chênh lệch của hai giá trị, phần dôi ra được gọi là giá trị thặng dư của nhà sản xuất. Trong đó, phân dôi là sự chênh lệch giữa giá trị thu về với giá trị thực tế bỏ ra hoàn thành sản phẩm. Phần giá trị thu được phải lớn hơn giá trị bỏ ra.
– Thặng dư của chính phủ
Thặng dư của chính phủ = Số tiền thu được từ thuế
Chính phủ có hoạt động đánh thuế trên hàng hóa trong hoạt động kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh sẽ được hỗ trợ của thị trường. Tham gia vào thị trường tìm kiếm lợi nhuận đồng nghĩa với việc phải thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước. Thặng dư được hiểu là phần chênh lệch giữa khoản thu và khoản chi. Chính phủ không trực tiếp tham gia vào kinh doanh, sản xuất nên không bỏ ra chi phí ban đầu. Do đó giá tri thặng dư chính bằng giá trị mà chính phủ thu được từ nghĩa vụ thuế của chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh.
Kết luận
Tổn thất tải trọng do thuế càng lớn, chi phí của các chương trình do chính phủ thực hiện càng lớn. Thuế gây ra tổn thất tải trọng lớn sẽ ủng hộ cho quan điểm cho rằng chính phủ cần phải nhỏ gọn hơn. Cũng như làm ít việc hơn và đánh thuế ít hơn. Ngược lại, nếu việc đánh thuế chỉ gây ra tổn thất tải trọng nhỏ, thì các chương trình của chính phủ sẽ ít tốn kém hơn so với trường hợp bình thường.
Như vậy, tổn thất tải trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế. Bao gồm kinh tế cá nhân, tổ chức và trong cả các hoạt động của Chính phủ. Các giá trị về tổn thất tải trọng giúp các bên trong hoạt động kinh doanh tính toán được các giá trị bỏ lỡ. Hoặc điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp để thu được giá trị lợi nhuận lớn hơn trong tương lai. Đây cũng là một hoạt động điều hòa quá trình sản xuất, trao đổi, mua bán hàng hóa trên thực tế.