Không có ràng buộc là một đặc điểm được nhắc đến trong quan hệ pháp luật dân sự. Đây là tính chất nổi bật với các mối quan hệ dân sự nhưng không chịu sự ràng buộc nhất định bởi các thỏa thuận hợp đồng. Tuy không được quy định cụ thể trong bộ luật Dân sự nhưng không có ràng buộc là một ý nghĩa, hệ quả phát sinh từ những quy định pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Không có ràng buộc là gì?
Đưa ra định nghĩa
Không có ràng buộc là một hệ quả phát sinh trong quan hệ pháp luật Dân sự. Được thể hiện dưới hình thức trong một quan hệ dân sự nhất định. Các chủ thể hoàn toàn có quyền tự quyết định, thay đổi cách thức thực hiện hành vi vì mục đích của mình. Các hành vi này không ảnh hưởng đến các quyền và lợi ích cơ bản của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật Dân sự khác.
Trong nội dung quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 không đưa ra các quy định cụ thể cho đặc điểm của Không có ràng buộc. Tuy nhiên có thể thấy, bản chất của Không có ràng buộc được hiểu ngược lại với ràng buộc trong giao kết hợp đồng hay thỏa thuận Dân sự.
Bản chất ràng buộc
Ràng buộc thường được sử dụng trong quan hệ pháp luật dân sự khi nhắc đến các ràng buộc pháp lý. Kể đến cơ bản như ràng buộc về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan trong một quan hệ pháp luật dân sự. Các quan hệ phát sinh này đặt trong sự điều chỉnh của pháp luật hiện hành. Do đó, sự ràng buộc đặt ra các yêu cầu, đòi hỏi các bên phải thực hiện các cam kết, thỏa thuận và hướng đến mục đích chung của giao dịch.
Như vậy bản chất của không có ràng buộc:
Không phát sinh giao dịch hay các mối quan hệ ràng buộc theo pháp luật Dân sự. Các chủ thể tham gia vào pháp luật dân sự được tự do lựa chọn. Có thể là tự do lựa chọn chủ thể để thực hiện giao dịch. Tự do lựa chọn hình thức, cách thức giải quyết vấn đề xung quanh đời sống dân sự của họ.
Hành vi được thực hiện không hướng đối tượng cụ thể. Có thể là thực hiện hành vi cho mình, vì nhu cầu của bản thân. Hay thực hiện hành vi hướng đến mục đích là đối tượng khác, làm gì cho ai đó. Hướng đến thực hiện hoạt động hướng đến các lợi ích cho người khác.
Bản chất của không có ràng buộc còn được thể hiện với nội dung sau. Các sự lựa chọn tham gia thực hiện hành vi hay không của chủ thể này không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích cơ bản của các chủ khác. Hoặc nếu ảnh hưởng thì chỉ có thể làm tăng thêm lợi ích hợp pháp cho các đối tượng đó.
Ví dụ về không có ràng buộc trong quan hệ pháp luật Dân sự
Một ví dụ cơ bản giúp nhận biết không có ràng buộc được thể hiện như:
– A là chủ của hàng tạp hóa, bán các sản phẩm phục vụ đời sống cơ bản.
– B là người tiêu dùng có nhu cầu mua và sử dụng các sản phẩm dùng cho sinh hoạt.
Nhận xét
Như vậy, không có ràng buộc về quan hệ dân sự hay trách nhiệm dân sự diễn ra. B có quyền tự do lựa chọn mua hàng ở các của hàng tạp hóa bất kì. Lưa chọn này có thể thay đổi tùy theo sở thích, nhu cầu,… Việc B không lựa chọn mua hàng ở cửa hàng của A không làm ảnh hưởng đến các quyền và nghĩa vụ cơ bản của A,. Cũng không làm ảnh hưởng đến các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự khác.
Không ai có quyền bắt ép hay ràng buộc B trong lựa chọn và thực hiện hành vi. Tất cả đều dựa trên nhu cầu thực tế, tự do về ý chí và tự do lựa chọn của B.
Tuy nhiện, nếu B lựa chọn mua hàng ở cửa hàng của A sẽ làm tăng thêm doanh thu cho cửa hàng và thu nhập cho A. Như vậy, các lợi ích A nhận được là lớn hơn. Khi B lựa chọn mua hàng, A và B đã tham gia vào giao dịch mua bán hàng hóa với các quyền lợi và nghĩa vụ hai bên thỏa thuận. Hợp đồng được xác lập là hợp đồng miệng.
2. Đặc điểm của không có ràng buộc:
Do đó, với ý nghĩa của ràng buộc ngược lại với tính chất của không có ràng buộc. Các đặc điểm với Không có ràng buộc được thể hiện trên các khía cạnh như:
Thứ nhất, không có ràng buộc khác với mục đích của thực hiện giao kết hợp đồng.
Với đề nghị giao kết hợp đồng, là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng. Và chịu sự ràng buộc đối với các bên đã được xác định cụ thể. Như vây các ràng buộc đòi hỏi các bên trong quan hệ hợp đồng phải thực hiện đúng các thỏa thuận đã cam kết. Hành vi có lỗi thực hiện sai giao kết, hay xâm phạm đến quyền và lợi ích của các chủ thể khác đều phải chịu các chế tài được pháp luật đề ra. Hoặc thực hiện thỏa thuận bồi thường thiệt hại do các bên thỏa thuận.
Thứ hai, không có ràng buộc là trạng thái tâm lý độc lập, tách biệt.
Điều này thể hiện sự tự do trong ý chí của chính bản thân mỗi cá nhân hoặc trong quyết định của tổ chức. Trạng thái tâm lý ở đây là hoàn toàn bình thường và thỏa mái. Các yếu tố liên quan trong quan hệ dân sự đều không tạo ra ảnh hưởng hay gây áp lực đến quyền không ràng buộc này.
Các chủ thể tham gia trong quan hệ dân sự được tự do thể hiện ý chí. Có quyết định độc lập, không phụ thuộc. Đó cũng thể hiện sự tách biệt về yếu tố không ràng buộc với các chủ thể liện quan. Không bắt buộc phải làm theo khuôn khổ nào cả. Làm việc hoàn toàn tự do, thỏa mái, có thể thay đổi trong thực hiện hành vi so với các dự định đã đặt ra trước đó. Các bên khi tham gia quan hê pháp luật dân sự hoàn toàn có khả năng và quyền trong việc thay đổi cách thức thực hiện hành vi hay hoạt động của mình. Cấc kết quả không làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích cơ bản của các chủ thể khác.
Thứ ba, không ràng buộc là một tiêu chí quan trọng trong xác lập các mối quan hệ dân sự bình đẳng
Như ví dụ đã đưa ra, sự bình đẳng là yêu cầu và tính chất được đặt ra. Bình đẳng trong giao dịch dân sự cũng là sự đặc trưng cho tính chất của không có ràng buộc. Các giao kết cũng nhờ đó mà có hiệu quả cao do không có yêu cầu, đòi hỏi đặt ra hay bắt buộc thực hiện.
Không phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi khi không thực hiện đúng dự định. Dự định thuộc về tính chủ quan của người tham gia giao dịch dân sự. Các dự định có thể thay đổi do mong muốn của chủ thể. Các thay đổi không lầm ảnh hưởng đến các đối tượng khác. Bởi khi quyền và lợi ích hợp pháp của các đối tượng khác bị xâm phạm sẽ làm thay đổi tính chất của ràng buộc. Phát sinh các quan hệ pháp luật trong và ngoài hợp đồng được pháp luật bảo vệ.
3. Ý nghĩa của không có ràng buộc:
Trong đời sống dân sự thông thường, các ràng buộc về chế định hợp đồng đưa ra các yêu cầu ràng buộc các chủ thể liên quan. Không có ràng buộc lại mang các đặc trưng riêng, tạo thuận lợi và ưu thế. Dựa trên các đặc điểm trên mà các ý nghĩa được đặt ra.
Thứ nhất, không ràng buộc là trạng thái cực kì có lợi trong mọi mặt của cuộc sống.
Trong các mối quan hệ với mọi người xung quanh, với tài sản,… Khi tham gia vào các mối quan hệ dân sự, nhiều người cho rằng các hành vi luôn được điều chỉnh bởi quy phạm pháp luật hay quy phạm đạo đức,… Tuy nhiên với tính chất dân sự, các chủ thể được pháp luật cho phép tự do lựa chọn. Tự do thỏa thuận và tự do thực hiện hành vi trong khuôn khổ. Đó là một trong sự thể hiện của Không có ràng buộc.
Ý nghĩa này được thể hiện trong các mối quan hệ với mọi người xung quanh hay với tài sản,… Cho phép mọi người cùng nhau tham gia vào hoạt động dân sự với sự tự do về mặt ý chí. Có quyền quyết định và lựa chọn mà không ai có thể ngăn cản hay gây ra cản trở. Với các hoạt động dân sự liên quan đến tài sản hay các giá trị khác đều thuộc sự quản lý, quyết định của chính người có quyền đối với tài sản.
Thứ hai, Các bên trong quan hệ pháp luật dân sự không ràng buộc lẫn nhau.
Do yếu tố tự do lựa chọn, tự do thay đổi làm nên ý nghĩa này. Pháp luật cho phép diễn ra các sự thay đổi mà không cần sự cho phép hay tác động hành vi của các đối tượng khác. Quyền lựa chọn này trong thực tế không làm ảnh hưởng đến quyền liên quan của các chủ thể khác. Việc lựa chọn hay không lựa chọn hành vi cũng có thể đem đến lợi ích nhất định cho mọi người xung quanh.
Ràng buộc: Có nghĩa là thắt buộc, cho người khác vào khuôn, vào phép của mình.
Như vậy, không có ràng buộc:
Các bên có sự tự do lựa chọn, không bắt buộc thực hiện theo một khuôn khổ nhất định nào. Mình không thể tác động và ép buộc người khác vào khôn khổ mình đặt ra và ngược lại. Không có ràng buộc cũng không làm phát sinh các hệ quả pháp lý bất lợi đối với các bên trong quan hệ pháp luật dân sự.
Như vậy chung quy lại, không có ràng buộc là trạng thái tự do trong quyết định và làm chủ hành vi. Là trang thái cực kì thỏa mái trong quan hệ dân sự. Không có ràng buộc đưa đến các quyền lợi nhất định và ý nghĩa cho các chủ thể. Hiện nay nhiều chủ thể thích tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự với tính chất không ràng buộc.