Trung tâm kiểm soát - thu nhập là trung tâm mà người quản lí chịu trách nhiệm về việc tạo ra doanh thu, nhà quản lí trung tâm này không chịu trách nhiệm về lợi nhuận hay vốn đầu tư. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chi tiết?
Mục lục bài viết
1. Trung tâm kiểm soát – thu nhập là gì?
Trung tâm kiểm soát – thu nhập được biết đến ở đây đó chính là trung tâm mà người quản lí chịu trách nhiệm về việc tạo ra doanh thu, nhà quản lí trung tâm này không chịu trách nhiệm về lợi nhuận hay vốn đầu tư. Đồng thời, đối với các quyết định của nhà quản trị trung tâm này thường liên quan trực tiếp đến các hoạt động bán hàng ra ngoài thị trường của. Trung tâm kiểm soát – thu nhập này được biết đến là thường gắn với cấp quản lí cơ sở như bộ phận kinh doanh, trưởng bộ phận bán hàng… Trong một số trường hợp, trung tâm thu nhập không tách biệt mà gắn với trung tâm lợi nhuận, bởi đôi khi khuyến khích tăng doanh thu lại có thể dẫn đến tăng lợi nhuận.
Trung tâm kiểm soát- thu nhập ngoài việc là người quản lí chịu trách nhiệm về việc tạo ra doanh thu như đã nêu ra ở trên thì nó còn là trung tâm được lập ra với mục đích tăng thu nhập, tăng lợi nhuận. Hoạt động của trung tâm được thực hiện dưới sự định hướng của người quản lý. Trách nhiệm của quản lý trung tâm liên quan trực tiếp đến việc tạo ra doanh thu. Các quyết định của họ nhằm phục vụ cho lợi ích chung của cả trung tâm. Họ là người đứng đầu để kết nối, xây dựng các hoạt động. Họ là người đứng đầu trung tâm, tuy nhiên cũng là người làm việc cho doanh nghiệp ở một chức vụ cụ thể. Các nội dung công việc được thực hiện là nghĩa vụ trong công việc họ tham gia. Do đó họ không phải chịu trách nhiệm về lợi nhuận hay vốn đầu tư.
Các quyết định của nhà quản trị trung tâm này thường liên quan đến hoạt động bán hàng. Đó là hoạt động hướng đến của doanh nghiệp trong kinh doanh. Chia nhỏ các bộ phận nhằm giúp mục đích bán hàng tăng. Nhờ đó mà các yếu tố liên quan đến lợi nhuận, giá trị thặng dư được tạo ra cũng tăng. Trung tâm này, thường gắn với cấp quản lí cơ sở như bộ phận kinh doanh, trưởng bộ phận bán hàng… Trong doanh nghiệp, các bộ phận này được lập ra giúp thực hiện các chiến lược kinh doanh khác nhau.
Kiểm soát tài sản, thu nhập là hoạt động do cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập thực hiện theo quy định của pháp luật để biết rõ tài sản, thu nhập, biến động về tài sản, thu nhập, nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm của người có nghĩa vụ kê khai nhằm phòng ngừa tham nhũng, phục vụ công tác cán bộ, kịp thời phát hiện tham nhũng, ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng.
Khai tài sản, thu nhập là việc ghi rõ ràng, đầy đủ, chính xác các loại tài sản, thu nhập, biến động tài sản, thu nhập phải kê khai, nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm theo Mẫu bản kê khai tài sản, thu nhập ban hành kèm theo Nghị định này. Giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm là việc người có nghĩa vụ kê khai tự giải thích, chứng minh về việc hình thành tài sản, thu nhập tăng thêm so với lần kê khai liền trước đó.
Xác minh tài sản, thu nhập là việc kiểm tra, làm rõ nội dung kê khai và xem xét, đánh giá, kết luận của cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật PCTN và Nghị định này về tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của bản kê khai và tính trung thực trong việc giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm. Hoạt động kiểm soát tài sản, thu nhập phải bảo đảm minh bạch, khách quan, công bằng; được thực hiện đúng thẩm quyền, đúng đối tượng, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; không xâm phạm quyền tài sản của người có nghĩa vụ kê khai. Mọi vi phạm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc kiểm soát tài sản, thu nhập phải được xử lý nghiêm minh, kịp thời theo quy định của pháp luật.
2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chi tiết:
Trách nhiệm của nhà quản trị trung tâm kiểm soát – thu nhập trong hoạt động kinh doanh này được xác định là những tổ chức hoạt động tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính kinh tế sao cho đạt được doanh thu lớn nhất mà không kiểm soát đối với việc thiết lập giá bán hay lập dự toán về chi phí của trung tâm. Không những thế mà các hoạt động được thực hiện dựa trên kinh phí của tổ chức. Họ đóng vai trò như những người sáng tạo nội dung.
Do đó, trong công việc yêu cầu họ phải đưa ra các ý tưởng bán hàng thu hút, tạo dựng khách hàng tiềm năng. Hay cả công viêc tuyển chọn hay đào tạo nhân viên cũng là một nội dung nhà quản lý cần quan tâm. Do nhân viên chính là nguồn trung gian phản ánh giá trị thương hiệu của sản phẩm. Xuất phát từ mục tiêu của nhà quản trị, hệ thống chỉ tiêu được xây dựng để đánh giá trung tâm này được xét trên hai mặt. Xuất phát từ mục tiêu của nhà quản trị, hệ thống chỉ tiêu được xây dựng để đánh giá trung tâm này đước xét trên hai mặt: kết quả và hiệu quả. Việc này được xét trên hai mặt đó chính là kết quả và hiệu quả đặt được của Trung tâm kiểm soát – thu nhập như sau:
2.1. Về mặt kết quả:
Được đánh giá dựa vào so sánh doanh thu đạt được thực tế so với doanh thu dự toán của bộ phận (hay trung tâm thụ nhập). Theo như nhận định của tác giả thì sau quá trình hoạt động của trung tâm kiểm soát – thu nhập thì doanh số thực tế cần tạo ra phải sát với kỳ vọng. Bên cạnh đó thì các giá trị thu được phải lớn hơn các kế hoạch dự thu ban đầu. Khi đó kết quả nhận được từ việc bán hàng là hoàn thành hoặc vượt chỉ tiêu. Doanh thu dự toán là phần giá trị trung tâm xác định đối với chỉ tiêu đề ra. Tùy thuộc vào khả năng, thị hiếu thị trường và đánh giá các yếu tố liên quan khác. Doanh thu dự toán được lập ra nhằm xác định cơ bản giá trị họ phải tạo ra cho doanh nghiệp. Không chỉ có vậy mà nếu việc dự toán lớn cũng khẳng định mức độ tự tin nhất định của trung tâm trong hoàn thành chỉ tiêu.
Xem xét dự toán tiêu thụ. Trên cơ sở phân tích chênh lệch do ảnh hưởng bởi những nhân tố liên quan đến doanh thu như: đơn giá bán, số lượng bán, cơ cấu sản phẩm tiêu thụ… chênh lệch về doanh thu được tính như sau:
Chênh lệch doanh thu = Doanh thu thực tế – Doanh thu dự toán
Qua việc đánh giá này để xem trung tâm này có đạt được doanh thu như dự toán hay không? Tìm hiểu các nguyên nhân gây lên, tác động đến việc thực hiện mục tiêu. Xác định được mức đóng góp của trung tâm vào mục tiêu chung của tổ chức.
2.2. Về mặt hiệu quả:
Đối với việc đánh giá về mặt hiệu quả của trung tâm kiểm soát – thu nhập này được xác định ở đây là tương đối khó vì đầu ra của trung tâm kiểm soát – thu nhập này được lượng hóa bằng tiền nhưng đầu vào của trung tâm kiểm soát – thu nhập này thì không. Bởi lẽ có nhận định dó là vì trung tâm kiểm soát – thu nhập này không chịu trách nhiệm về giá thành hay giá vốn hàng bán.
Cũng chính vì thế mà chi phí của trung tâm kiểm soát – thu nhập này không thể so sánh với doanh thu của trung tâm kiểm soát – thu nhập. Do vậy, để đánh giá tính hiệu quả của trung tâm kiểm soát – thu nhập này thường so sánh giữa chi phí thực tế và chi phí dự toán của trung tâm kiểm soát – thu nhập. Bên cạnh đó thì theo như mục tiêu của nhà quản trị trung tâm thu nhập là tăng doanh thu, nhà quản trị cấp cao sẽ thông qua hệ thống báo cáo để đánh giá về mặt kết quả và hiệu quả hoạt động của trung tâm kiểm soát – thu nhập.
Trên cơ sở so sánh doanh thu thực hiện với doanh thu dự toán của trũng tâm kiểm soát – thu nhập này đã được phê duyệt; đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu doanh thu như giá bán, khối lượng tiêu thụ và cơ cấu sản phẩm tiêu thụ… Mặt khác, tùy theo cơ cấu quản trị của tổ chức mà nhà quản trị chịu trách nhiệm về trung tâm kiểm soát – thu nhập này có thể là giám đốc kinh doanh, trưởng phòng kinh doanh, cửa hàng trưởng… mức độ chi tiết phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức và yêu cầu thông tin của tổ chức.