Kích thích kinh tế là một hành động của chính phủ nhằm mục đích chính là khuyến khích hoạt động kinh tế của khu vực tư nhân. Ngày nay, có nhiều chủ thể vẫn chưa hiểu rõ về thuật ngữ này. Kích thích kinh tế là gì? Rủi ro tiềm tàng của chi tiêu kích thích kinh tế
Mục lục bài viết
1. Kinh tế học Keynes:
Khái niệm về kinh tế học Keynes:
Kinh tế học Keynes được hiểu là một lí thuyết kinh tế về tổng chi tiêu trong nền kinh tế và những ảnh hưởng của nó đến sản lượng và lạm phát. John Maynard Keynes trong những năm 1930 với những nỗ lực tìm hiểu về cuộc Đại khủng hoảng thì John Maynard Keynes đã tán thành việc tăng chi tiêu của chính phủ và giảm thuế để kích thích nhu cầu và kéo nền kinh tế thế giới thoát khỏi suy thoái.
Sau đó, kinh tế học Keynes đã được sử dụng nhằm mục đích để đưa ra định nghĩa rằng hiệu quả kinh tế tối ưu có thể đạt được và sự suy thoái kinh tế được ngăn chặn bằng cách đến tác động đến tổng cầu thông qua chính sách của chính phủ nhằm ổn định hoạt động và can thiệp vào nền kinh tế. Kinh tế học Keynes được coi là một lí thuyết “phía cầu” tập trung vào những thay đổi ngắn hạn trong nền kinh tế.
Kinh tế học Keynes trong tiếng Anh là gì?
Kinh tế học Keynes trong tiếng Anh là Keynesian Economics.
Tác động của kinh tế học Keynes tới các chính sách kinh tế:
– Tác động tới chính sách tài khóa:
Hiệu ứng số nhân là một trong những thành phần chính của chính sách tài khóa ngược chu kì của John Maynard Keyness. Theo lí thuyết về kích thích tài khóa của John Maynard Keynes thì việc bơm chi tiêu chính phủ cuối cùng sẽ dẫn đến hoạt động kinh doanh bổ sung và thậm chí chi tiêu nhiều hơn.
Lí thuyết này chỉ ra rằng việc chi tiêu làm tăng tổng sản lượng và tạo thêm thu nhập. Nếu các chủ thể là người lao động sẵn sàng chi thêm thu nhập của họ kết quả tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) có thể còn lớn hơn lượng tiền kích thích ban đầu của chính phủ.
Độ lớn của hệ số nhân John Maynard Keynes có liên quan trực tiếp đến xu hướng tiêu dùng cận biên. Chi tiêu của một người tiêu dùng trở thành thu nhập cho một người khác. Thu nhập của người này sau đó chuyển thành chi tiêu và cứ thế chu kì tiếp tục. John Maynard Keynes và những người ủng hộ ông đã tin tưởng rằng các cá nhân nên tiết kiệm ít hơn và chi tiêu nhiều hơn để nâng cao xu hướng tiêu dùng cận biên của họ nhằm tạo ra việc làm đầy đủ và tăng trưởng kinh tế.
– Tác động tới chính sách tiền tệ:
Kinh tế học John Maynard Keynes tập trung vào các giải pháp về phía cầu cho thời kì suy thoái. Sự can thiệp của chính phủ vào sự phát triển kinh tế là một vũ khí quan trọng của kinh tế học Keynes trong cuộc chiến chống lại nạn thất nghiệp, thiếu việc làm và nhu cầu tiêu dùng thấp. Sự nhấn mạnh vào việc can thiệp trực tiếp của chính phủ vào nền kinh tế đặt các nhà kinh tế học theo chủ nghĩa John Maynard Keynes trong tình trạng bất hòa với những tranh luận về giới hạn của chính phủ khi tác động vào thị trường.
Giảm lãi suất là một cách chính phủ có thể can thiệp đúng nghĩa vào các hệ thống kinh tế, từ đó tạo ra nhu cầu kinh tế tích cực. Các chủ thể là những nhà kinh tế theo chủ nghĩa của John Maynard Keynes cho rằng kinh tế không tự ổn định một cách nhanh chóng mà cần có sự can thiệp tích cực làm tăng nhu cầu trong ngắn hạn trong nền kinh tế. Theo họ, tiền lương và việc làm đáp ứng nhu cầu của thị trường chậm hơn nên đòi hỏi phải có sự can thiệp của chính phủ để chúng đi đúng hướng.
Giá cả cũng không phản ứng nhanh nên chỉ có sự can thiệp của chính sách tiền tệ thì chúng mới thay đổi dần dần. Bởi sự thay đổi giá cả chậm chạp này mới khiến cho chính sách tiền tệ có khả năng sử dụng cung tiền như một công cụ để thay đổi lãi suất nhằm khuyến khích đi vay và cho vay.
Tăng cầu trong ngắn hạn bắt đầu bằng việc cắt giảm lãi suất tái tạo hệ thống kinh tế và khôi phục việc làm và nhu cầu dịch vụ. Các hoạt động kinh tế mới sau đó tiếp tục được duy trì sức tăng trưởng và việc làm.
Không có sự can thiệp, các nhà lí thuyết của John Maynard Keynes tin rằng, chu kì này bị gián đoạn và tăng trưởng thị trường trở nên bất ổn hơn và dễ bị biến động một cách quá mức. Giữ lãi suất thấp là một nỗ lực để kích thích chu kì kinh tế bằng cách khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân vay thêm tiền.
Khi cho vay được khuyến khích, các doanh nghiệp và cá nhân thường tăng chi tiêu của họ. Chi tiêu mới này kích thích nền kinh tế. Tuy nhiên, việc giảm lãi suất cũng không phải một giải pháp mà lúc nào cũng trực tiếp dẫn đến cải thiện kinh tế.
2. Kích thích kinh tế:
2.1. Khái niệm kích thích kinh tế:
Kích thích kinh tế được hiểu là một hành động của chính phủ nhằm mục đích để khuyến khích hoạt động kinh tế của khu vực tư nhân bằng cách tham gia vào chính sách tiền tệ hoặc chính sách tài khóa có mục tiêu dựa trên các ý tưởng của kinh tế học Keynes được nêu cụ thể ở bên trên.
Thuật ngữ kích thích kinh tế được tạo lập dựa trên sự tương tự với quá trình kích thích và đáp ứng sinh học, với mục đích sử dụng chính sách của chính phủ như một kích thích khơi gọi phản ứng từ nền kinh tế khu vực tư nhân. Kích thích kinh tế thông thường được sử dụng trong thời kì suy thoái. Các công cụ chính sách thường được sử dụng để thực hiện kích thích kinh tế bao gồm giảm lãi suất, tăng chi tiêu của chính phủ và nới lỏng định lượng.
2.2. Kích thích kinh tế trong tiếng Anh là gì?
Kích thích kinh tế trong tiếng Anh là Economic Stimulus.
2.3. Tìm hiểu về kích thích kinh tế:
Suy thoái kinh tế, theo kinh tế học Keynes được hiểu cơ bản đó là sự thiếu hụt liên tục của tổng cầu, trong đó nền kinh tế sẽ không tự điều chỉnh. Thay vào đó, có thể đạt đến trạng thái cân bằng mới với tỉ lệ thất nghiệp cao hơn, sản lượng thấp hơn và tốc độ tăng trưởng chậm hơn. Theo lí thuyết kinh tế học Keynes nhằm mục đích để chống suy thoái kinh tế, chính phủ nên tham gia vào chính sách tài khóa mở rộng để bù đắp cho sự thiếu hụt trong tiêu dùng của khu vực tư nhân và chi tiêu đầu tư kinh doanh để khôi phục tổng cầu và việc làm.
Thay vì sử dụng chính sách tiền tệ và tài khóa để thay thế chi tiêu của khu vực tư nhân, kích thích kinh tế được cho là nhắm tới thâm hụt chi tiêu của chính phủ, cắt giảm thuế, giảm lãi suất hoặc tạo tín dụng mới đối với các lĩnh vực quan trọng cụ thể của nền kinh tế. Mục đích là tận dụng lợi thế các hiệu ứng số nhân mà sẽ gián tiếp tăng tiêu dùng khu vực tư nhân và chi đầu tư. Điều này đã góp phần làm tăng chi tiêu của khu vực tư nhân sau đó sẽ nhằm mục đích để thúc đẩy nền kinh tế thoát khỏi suy thoái, ít nhất là theo lí thuyết.
2.4. Rủi ro tiềm tàng của chi tiêu kích thích kinh tế:
Hiện nay, cũng đã có một số lập luận chống lại Keynes, bao gồm cả khái niệm về cân bằng Ricardo, sự lấn chiếm đầu tư của tư nhân trong hiểu ứng lấn át và ý tưởng rằng kích thích kinh tế thực sự có thể trì hoãn hoặc ngăn chặn sự phục hồi của khu vực tư nhân khỏi suy thoái thực tế.
– Cân bằng Ricardo và hiệu ứng lấn át:
Cả cân bằng Ricardo và hiệu ứng lấn át về cơ bản đều xoay quanh ý tưởng rằng cách mọi người phản ứng lại các khuyến khích kinh tế. Bởi vì điều này, các chủ thể là người tiêu dùng và doanh nghiệp sẽ điều chỉnh hành vi của họ theo cách bù đắp và bỏ qua chính sách kích thích kinh tế. Phản ứng với kích thích sẽ không phải là một hiệu ứng số nhân đơn giản, nhưng cũng sẽ bao gồm các hành vi bù đắp cụ thể này.
– Ngăn chặn điều chỉnh, phục hồi kinh tế:
Các lí thuyết kinh tế khác nghiên cứu về suy thoái cũng gây ra những tranh cãi về tính hữu ích của chính sách kích thích kinh tế. Trong lí thuyết chu kì kinh doanh thực tế, suy thoái kinh tế là một quá trình điều chỉnh và phục hồi thị trường từ một cú sốc kinh tế tiêu cực lớn.
Hay trong lí thuyết chu kì kinh doanh của Áo, một cuộc suy thoái là một quá trình thanh lí các khoản đầu tư sai lầm được khởi tạo trong điều kiện thị trường bị bóp méo trước đó và phân bổ lại các nguồn lực liên quan với nền tảng kinh tế thực sự. Trong cả hai trường hợp được nêu cụ thể bên trên, kích thích kinh tế có thể phản tác dụng với quá trình điều chỉnh phục hồi cần thiết trên thị trường.