Trên cơ sở vật chất kĩ thuật và điều kiện có của mình các doanh nghiệp luôn tìm kiếm điều kiện để có thể thực hiện để thu được lợi nhuận một cách tối đa. Qua đó có thể thấy khả năng sinh lợi và khả năng tạo ra lợi nhuận tạ nên sức mạnh cho doanh nghiệp.
Mục lục bài viết
1. Sức sinh lợi cơ bản của tài sản là gì?
Sức sinh lợi cơ bản của tài sản hay còn gọi là tỉ suất sinh lợi cơ bản của tài sản hay Hệ số sinh lợi cơ bản của tài sản hay Sức sinh lợi kinh tế của tài sản trong tiếng Anh được gọi là Basic earning power ratio – BEPR hay Return on total assets – ROTA. Sức sinh lợi cơ bản của tài sản cho biết một đơn vị tài sản bình quân đưa vào kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Ti suất sinh lợi cơ bản của tài sản với đơn vị biểu hiện là %, cho biết cứ 100 đồng tài sản bình quân đầu tư vào kinh doanh mang về mấy đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
2. Công thức tính sinh lời cơ bản:
Công thức tính sinh lời cơ bản: Sức sinh lợi cơ bản của tài sản = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/Tổng tài sản bình quân. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, sức sinh lợi cơ bản của tài sản càng cao, hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại; trị số của chỉ tiêu càng nhỏ, khả năng sinh lợi cơ bản của tài sản càng thấp, hiệu quả kinh doanh càng thấp. Xuất phát từ tên gọi là “Sức sinh lợi cơ bản” vì tử số của chỉ tiêu này được xác định trước khi doanh nghiệp tính thuế thu nhập doanh nghiệp và tính chi phí lãi vay.
Nhờ vậy mà khi sử dụng chỉ tiêu này, các doanh nghiệp được ưu đãi hay không được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, các doanh nghiệp sử dụng vốn vay hay không sử dụng vốn vay, tử số được xác định giống nhau nên có thể so sánh hiệu quả được với nhau một cách chính xác. Có thể thấy khác với ROA, chỉ tiêu BEPR lại được dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định giữa các doanh nghiệp với nhau. Ngoài ra đối với quá trình đánh giá khái quát khả năng sinh lợi tổng thể của doanh nghiệp, trước hết các nhà phân tích cần tính ra trị số của các chỉ tiêu cụ thể nhưu về sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu và sức sinh lợi của vốn đầu tư và sức sinh lợi của vốn dài hạn và sức sinh lợi cơ bản của tài sản ở kì phân tích và kì gốc. Theo đó nên việc tiến hành so sánh sự biến động của các chỉtiêu cả về qui mô và tốc độ tăng trưởng.
Công thức xác định khả năng sinh lợi cụ thể:
Trước tiên chúng ta cần hiểu việc tạo ra lượng lợi nhuận cao nhất trên một đơn vị chi phí hay có thể là một đơn vị yếu tố đầu vào hoặc trên một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả kinh doanh cũng thể hiện tương quan so sánh giữa tổng lợi nhuận thu được với tổng chi phí bỏ ra hay với tổng yếu tố đầu vào các yếu tố như tài sản, nguồn vốn hay có thể là chi phí đầu vào như giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, tổng chi phí hoạt động…hoặc trên một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả kinh doanh. Theo đó chúng ta có thể sử dụng công thức sau đây để biểu hiện khả năng sinh lợi của từng đối tượng ở đây là tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí cụ thể như sau:
Sức sinh lợi của từng đối tượng = lợi nhuận thu được/ trị số của từng đối tượng
Trong đó, Sức sinh lợi của từng đối tượng cho biết cụ thể về một đồng hay một đơn vị yếu tố hay chi phí đầu vào hoặc một đồng đầu ra phản ánh kết quả kinh doanh mang về mấy đồng lợi nhuận. Yếu tố về trị số của chỉ tiêu càng lớn thì sẽ dẫn tới khả năng sinh lợi của doanh nghiệp càng cao, kèm theo đó là hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại. Như vậy đối tượng được đề cập đến khi xác định khả năng sinh lợi là các yếu tố đầu vào, chi phí đầu vào và kết quả đầu ra. Không những vậy, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp còn được lo lường qua chỉ tiêu dựa trên tỷ suất sinh lợi của từng đối tượng và được xác định theo công thức nghiệp vụ xuất nhập khẩu
Tỷ suất sinh lợi của các đối tượng (%) = Lợi nhuận thu được / trị số của từng đối tượng x 100
Theo như công thức chúng tôi nêu có thể thấy cứ100 đồng yếu tố đầu vào hay chi phí đầu vào hay có thể là 100 đồng đầu ra phản ánh kết quả kinh doanh mang về mấy đồng lợi nhuận. Theo đó, mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trên 100 đồng yếu tố hay chi phí đầu vào hoặc 100 đồng đầu ra phản ánh kết quả kinh doanh càng cao, khả năng sinh lợi càng cao và Như vậy dẫn tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại thì mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trên 100 đồng yếu tố hay chi phí đầu vào hoặc 100 đồng đầu ra phản ánh kết quả kinh doanh càng thấp dẫn tới khả năng sinh lợi của doanh nghiệp càng thấp, kèm theo hiệu quả kinh doanh càng thấp nghiệp vụ kế toán tổng hợp
Nếu nhìn trên phương diện khác khi mức hao phí các yếu tố hay chi phí đầu vào tính trên một đoan vị lợi nhuận thu được ví dụ như một đồng hay 100 đồng càng thấp thì có thể thấy khả năng sinh lợi của doanh nghiệp càng cao và ngược lại, mức hao phí các yếu tố đầu vào hay chi phí đầu vào tính trên một đơn vị lợi nhuận thu được càng cao thì sẽ dẫn tới khả năng sinh lợi của doanh nghiệp càng thấp, dẫn đến hiệu quả kinh doanh càng thấp.
Mức hao phí của từng đối tượng ( %) = trị số của từng đối tượng / Lợi nhuận thu được
Từ đó có thể thấy do mang ý nghĩa gián tiếp nên các chỉ tiêu trên được ít sử dụng khi xem xét khả năng sinh lợi cho doanh nghiệp.
3. Phân tích mối quan hệ giữa khả năng sinh lợi với hiệu quả kinh doanh:
Khả năng sinh lợi của tài sản có quan hệ chặt chẽ với hiệu quả kinh doanh đối với doanh nghiệp. Một doanh nghiệp không thể có hiệu quả kinh doanh cao nếu khả năng sinh lợi của doanh nghiệp thấp và ngược lại hiệu quả sinh lợ thấp thì hiệu quả kinh doanh cũng không cao. Chính vì thế nên chúng ta có thể khẳng định khả năng sinh lợi là biểu hiện cao nhất của hiệu quả kinh doanh. học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chỉ có thể có được khi doanh nghiệp tạo ra khả năng sinh lợi cao. Điều này chỉ có thể đạt được một khi doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả, nâng cao năng suất công việc, việc thúc đẩy tốc độ luân chuyển của tài sản, đặc biệt là tài sản có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Khả năng sinh lợi của một doanh nghiệp phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong kinh doanh. Xết về bản chất, khả năng sinh lợi là biểu hiện của việc kết hợp theo một tương quan xác định cả về lượng và về chất của các yếu tố cấu thành quá trình kinh doanh cu thể như thông qua lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động.
Như vậy nên có thể thấy các doanh nghiệp chỉ có thể đạt được khả năng sinh lợi cao khi và chỉ khi các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh được sử dụng hợp lý và sử dụng có hiệu quả. Nhận thức đúng đắn điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc phân tích nhân tố phản ánh điều kiện kinh doanh tác động tới khả năng sinh lợi cụ thể đó là tài sản trong doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, xác định những biện pháp hữu hiệu để phấn đấu nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được tốt hơn.
Kết luận: Như trên phân tích chúng ta đã biết thì đối với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chỉ có thể có được khi doanh nghiệp tạo ra khả năng sinh lợi cao. Điều này cho thấy việc sinh lời chỉ có thể đạt được một khi doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả, nâng cao năng suất công việc, việc thúc đẩy tốc độ luân chuyển của tài sản, đặc biệt là tài sản có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Khả năng sinh lợi của một doanh nghiệp phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong kinh doanh. Về thực chất, khả năng sinh lợi là biểu hiện của việc kết hợp theo một tương quan xác định cả về lượng và về chất của các yếu tố cấu thành quá trình kinh doanh: lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động.